Giá vàng thế giới và cách quy đổi giá vàng theo VNĐ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 54)

Giá 1 lượng vàng = (Giá vàng thế giới + chi phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1+ thuế nhập khẩu) x 1,20556 x tỷ giá USDVND + phí gia công + phí hải quan

50 Trong đó:

1 lượng = 37,5 gram; 1kg = 26,666 lượng = 32,148 ounce 1 lượng = 1,20556 ounce

Chi phí vận chuyển + bảo hiểm = 1USD/ounce

Chi phí gia công = 45 000 VNĐ/ lượng (=50 000 VNĐ/lượng từ 23/8/2012) Thuế nhập khẩu: 1% (từ trước ngày 12/11/2010);

Thuế nhập khẩu: 0% (từ 12/11/2010 đến nay) Phí hải quan = 0

Theo công thức quy đổi giá vàng, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng USD. Tuy nhiên, giá vàng thực tế được trao đổi trên thị trường lại không phải là giá vàng quy đổi theo công thức chung đó, mà biến động, có thời điểm chênh lệch đến gần 5 triệu đồng/lượng. Như vậy, thị trường vàng Việt Nam, ngoài việc chịu tác động bởi giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và USD, còn chịu tác động bởi các nhân tố mang nét đặc trưng riêng:

- Biến động cung – cầu trên thị trường vàng Việt Nam

- Tác động của chính sách Nhà nước đến thị trường vàng Việt Nam.

2.2.2 Biến động cung – cầu trên thị trƣờng vàng Việt Nam

2.2.2.1 Biến động nguồn cung

Việt Nam bắt đầu cho phép nhập khẩu vàng vào đầu những năm 1990. Đến năm 1997, do khan hiếm ngoại tệ, chính phủ cấm nhập khẩu vàng. Tới năm 2001, chính phủ mới cho phép nhập khẩu vàng trở lại. Tuy nhiên, chính phủ chỉ cho phép nhập khẩu theo hạn ngạch do Ngân hàng Nhà nước quy định cho từng đầu mối nhập khẩu và theo từng năm.

Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép cho nhập 73,5 tấn vàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng từng tuần, thị trường chứng

51

khoán đi vào suy thoái, niềm tin vào giá trị đồng USD bắt đầu sụt giảm và thị trường bất động sản đóng băng, vàng trở thành kênh đầu tư an toàn và là nơi bảo toàn tài sản nắm giữ. Vì vậy, lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam đã lên tới 43 tấn chỉ trong bốn tháng đầu năm 2008, bằng một nửa khối lượng nhập khẩu trong cả năm 2007;

Năm 2011, trước tình hình biến động mạnh của giá vàng trong nước và thế giới, nhiều thời điểm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới rất lớn, để ổn định giá vàng trong nước và theo sát giá vàng thế giới, NHNN đã ba lần cho phép nhập khẩu vàng theo hạn ngạch bổ sung với khối lượng lớn, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu vàng và các sản phẩm vàng của Việt Nam tăng từ 1,02 tỷ USD (khoảng 25,852 tấn) năm 2010 lên 1,9 tỷ USD (khoảng 37,62 tấn) năm 2011.

Vàng ở Việt Nam chủ yếu nhập rồi xuất, không phải do sản xuất trong nước để xuất khẩu. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2011, tái xuất vàng chiếm 3,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 2,17 tỷ USD; Trong khi, nhập khẩu vàng chiếm 1,7% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu, đạt 1,3073 tỷ USD. Năm 2011, vàng và các sản phẩm vàng chiếm 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đạt 2,21 tỷ USD, giảm 19,6% so với năm 2010 (2,75 tỷ USD).

Khai thác: Vàng là một trong những khoáng sản có diện phân bố rộng nhất Viêt Nam, có nhiều nguồn gốc và quặng hóa khác nhau. Vàng tập trung chủ yếu ở phần rìa vùng trũng sông Hiến (Pắc Lạng, Nà Pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà, sông Mã, hoặc ở phần rìa các khối nâng Hòa Bình (mỏ Kim Bôi), Kon Tum (mỏ Bồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty). Các dạng mỏ vàng ở Việt Nam bao gồm: Vàng sa khoáng, vàng gốc và vàng cộng sinh.

Tuy nhiên việc khai thác vàng tại Việt Nam hiện nay còn manh mún. Cả nước chỉ có hai mỏ vàng là Phước Sơn và Bồng Miêu được khai thác ở

52

quy mô công nghiệp dưới sự đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài đến từ Canada – Công ty Khai thác mỏ Olympus Pacific, các mỏ còn lại được khai thác với công nghệ lạc hậu và thủ công, tự phát. Do đó, sản lượng vàng khai thác hàng năm của Việt Nam không lớn, chỉ khoảng 1 - 2 tấn/năm, do đó lượng vàng tiêu thụ hàng năm tại thị trường trong nước là được nhập khẩu. Vì vậy, mọi biến động về giá vàng, tỷ giá, lãi suất và các đồng tiền chủ đạo trên thế giới đều có ảnh hưởng đến thị trường trong nước nhất là trong tình hình kinh tế hiện nay, khi vàng được xem là nơi trú ẩn của tài sản để chống lại lạm phát.

Nguồn cung vàng của Việt Nam hàng năm chính là nguồn vàng nhập khẩu. Nhưng, nguồn cung được bổ sung theo hạn ngạch mà Ngân hàng Nhà nước quy định.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu 62 tấn vàng góp phần tăng nhập siêu hàng hóa. Đến tháng 7/2008, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định không cấp phép nhập khẩu vàng trong năm 2008 để giảm nhập siêu. Điều này tác động làm giảm giá vàng trên các sàn giao dịch vàng trong nước so với giá vàng thế giới quy đổi bởi nhà đầu tư cho rằng: khi không nhập khẩu nữa thì giá vàng hoàn toàn không ảnh hưởng bởi tất cả các chi phí phát sinh từ nhập khẩu; và vàng hiện tại được giao dịch là nguồn vàng trong dân cư tích lũy, từ đó quy đổi theo trọng lượng rồi nhân với tỷ giá USD/VND để giao dịch. Giá vàng trong thời kỳ này giảm mạnh và đi ngược chiều với giá vàng thế giới một phần do đã ổn định tỷ giá, một phần cũng vì lý do trên.

53

Bảng 2.1: Giá vàng Việt Nam và thế giới từ 27/6/2008 đến 29/8/2008

Ngày, tháng

Giá vàng thế giới (USD/ounce)

Giá vàng Việt Nam (triệu đồng/lƣợng)

27/6/2008 962,8 18,93

25/7/2008 928,4 18,91

29/8/2008 929,9 17,45

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Phụ lục 04)

Theo bảng 2.1, ta thấy từ 27/6/2008 đến 25/7/2008, giá vàng trong nước và thế giới giảm cùng chiều nhau. Tuy nhiên, đến 29/8/2008, khi giá vàng thế giới tăng nhẹ thì giá vàng trong nước lại giảm mạnh gần 1 triệu đồng/lượng.

Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế bất ổn, nhu cầu vàng trong nước tăng cao thì quy định cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng không đáp ứng kịp nhu cầu trong nước đã làm cho giá vàng trong nước thường tăng cao hơn giá vàng thế giới. Mặt khác, theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, tình hình tái xuất vàng với khối lượng lớn hơn khối lượng nhập khẩu đã biến Việt Nam trở thành nước xuất siêu vàng, tác động làm giá vàng càng tăng cao hơn do nguồn cung bị thu hẹp.

54

Bảng 2.2: Tình hình nhập khẩu – xuất khẩu vàng của Việt Nam

Năm Nhập khẩu (tỷ USD) Xuất khẩu (tỷ USD) Chênh lệch (tỷ USD) Xuất khẩu – nhập khẩu

2010 1,02 2,75 1,73

2011 1,9 2,21 0,31

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2011)

Đối chiếu với sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở Hình 2.1 và Phụ lục 02, hiện tượng xuất – nhập khẩu vàng của Việt Nam là hoàn toàn hợp lý, tuân theo quy luật của kinh tế thị trường. Khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi, các công ty kinh doanh vàng, có sẵn nguồn vàng sẽ xuất khẩu vàng để thu lợi nhuận; Ngược lại, khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, họ lại nhập khẩu vàng để cung cấp cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, nguồn cung này lại phụ thuộc vào hạn ngạch do Ngân hàng Nhà nước cho phép nên đáp ứng chậm so với nhu cầu, điều này càng đẩy giá vàng lên cao hơn, tạo điều kiện cho đầu cơ và buôn lậu vàng, khiến tình hình giá vàng trong nước càng khó kiểm soát.

2.2.2.2 Biến động về cầu vàng

Việt Nam là nước tiêu thụ vàng nhiều thứ 8 trên thế giới. Tổng nhu cầu vàng cả năm 2011 của Việt Nam tăng 23% từ mức 81,4 tấn trong năm 2010 lên mức 100,3 tấn năm 2011. Trong khi nhu cầu vàng nữ trang của Việt Nam năm 2011 giảm 9% còn 13 tấn, nhu cầu đầu tư vào vàng miếng đã tăng 30% lên 87,3 tấn.

Nhu cầu vàng trên thị trường vàng Việt Nam bao gồm: Nhu cầu trang sức, nhu cầu tích lũy, nhu cầu sản xuất và nhu cầu đầu tư. Nhưng, cũng như

55

trên thị trường thế giới, nhu cầu đầu tư vàng trên thị trường có tác động mạnh đến giá vàng. Vì:

- Nhu cầu trang sức và tích lũy phụ thuộc vào thu nhập thực tế của người dân và giá vàng, không làm ảnh hưởng đến giá vàng. Vì:

Bảng 2.3: Thu nhập bình quân đầu ngƣời cả nƣớc, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ 2007 đến 2011 (ĐTV: USD/năm)

Năm Cả nƣớc Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

2007 835 1491 2087,5 2008 1024 1500 2460 2009 1083 1600 2800,5 2010 1160 1900 3140 2011 1300 2091,9 3463,4 (Nguồn: Tổng cục thống kê 2011)

Bảng 2.4: Lạm phát của Việt Nam từ năm 2007 đến 2011

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ lạm phát (%) 12,63 20 6,88 11,75 18,58

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2011)

Nhìn vào hai bảng trên ta thấy, thu nhập bình quân đầu người có tăng qua các năm với tỷ lệ lần lượt là:

56

- Hà Nội: 0,6%; 6,67%; 18,75%; 10,1%

- Thành phố Hồ Chí Minh: 17,8%; 13,84%; 12,1%; 10,3%

Trong khi lạm phát cũng tăng qua các năm với tỷ lệ: 58,35%; (-65,6%); 70,78%; 58,12%. Như vậy, nếu so với tỷ lệ lạm phát qua các năm, thu nhập thực tế của người dân bị giảm đi. Do đó, nhu cầu về vàng trang sức và tích lũy trong thời gian từ 2007 đến nay không làm ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường vàng Việt Nam.

- Nhu cầu sản xuất: tập trung nguồn cầu vào các đối tượng như nhà sản xuất kim hoàn và công nghiệp. Công nghiệp sản xuất kim hoàn của Việt Nam còn yếu, công nghệ lạc hậu so với thế giới, chủ yếu chỉ sản xuất phục vụ thị trường trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài dưới dạng nữ trang thô, giá trị gia tăng trong sản phẩm rất thấp. Các ngành công nghiệp khác của Việt Nam hầu như không dùng vàng làm nguyên liệu sản xuất. Do đó, thị trường để phục vụ nhu cầu sản xuất vàng của Việt Nam hầu như không được mở rộng; Nói cách khác, nhu cầu vàng để sản xuất hầu như không thay đổi; mặt khác, nguồn cung cho thị trường này được nhập trực tiếp từ thị trường nước ngoài với giá quy đổi theo giá thế giới, do đó không làm ảnh hưởng đến giá vàng trong nước.

- Nhu cầu đầu tư: Hành vi đầu tư vào vàng của các nhà đầu tư Việt Nam về cơ bản cũng giống với các nhà đầu tư nước ngoài với động cơ tìm một kênh an toàn để có thể thu lợi nhuận hoặc bảo toàn tài sản trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. Một sự dịch chuyển vốn giữa các kênh đầu tư kém hiệu quả như: bất động sản, chứng khoán, kinh doanh cá thể.... đã diễn ra để chuyển sang vàng, làm cho nhu cầu về vàng tăng cao, ảnh hưởng đến giá vàng trên thị trường Việt Nam.

(Phụ lục 04: Biến động giá vàng trong nước, thế giới và các chỉ số trên thị trường chứng khoán từ 2007 đến nay).

57

Hình 2.2 Giá vàng Việt Nam từ năm 2007 đến nay

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Phụ lục 04)

Hình 2.3 Chỉ số VN Index từ năm 2007 đến nay

58

Nhìn vào hình 2.2 và 2.3 ta thấy, giá vàng Việt Nam biến động ngược chiều với chỉ số VN Index. Ở Việt Nam, biến động của chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra khá phức tạp. Mỗi giai đoạn mang những nét đặc thù riêng. Song, có một điểm chung, cũng khá đặc thù, là những biến động phức tạp đó của chỉ số VN Index ít chịu ảnh hưởng của tình trạng hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết; thay vào đó, nó bị chi phối mạnh bởi diễn biến tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán. Nó gắn liền với những can thiệp có tính đối phó của các cơ quan quản lý thị trường. Nó leo thang tưởng như không biết dừng khi mà nền kinh tế vẫn có biểu hiện trì trệ. Ngược lại, nó suy giảm nghiêm trọng ngay trong khi hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết vẫn tăng trưởng đều đặn. Chính vì vậy, biến động chỉ số VN Index thời gian qua chưa được coi là phong vũ biểu phản ánh biến động của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ số VN Index lạc điệu với nền kinh tế, nó chỉ phản ánh những biến động về tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán còn non nớt và những sự can thiệp thụ động của các cơ quan quản lý thị trường trong tình hình hiện nay. Mặt khác, đối với thị trường tài chính nói chung, dòng vận động của vốn, kết quả của sự hoạt động và phát triển của thị trường tài chính, luôn có tính bất ổn bởi các quyết định của nhà đầu tư trên thị trường là dựa vào niềm tin, sự kỳ vọng mang tính bầy đàn. Do đó, cũng giống như trên thị trường quốc tế, các kênh đầu tư trên thị trường tài chính có vài trò thay thế nhau khi nguồn vốn của nhà đầu tư được luân chuyển qua lại giữa các kênh đầu tư đó. Thời gian qua, cùng với sự suy giảm của thị trường bất động sản, lãi suất huy động vốn giảm mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng sụt giảm nghiêm trọng, chỉ số VN Index có xu hướng giảm mạnh (hình 2.3), trong khi giá vàng thế giới có xu hướng tăng qua các năm, đã tác động làm tăng nhu cầu đầu tư vào vàng của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính, từ đó góp phần làm tăng giá vàng trong nước

59

(hình 2.2); thể hiện rõ nhất là sự biến động ngược chiều của giá vàng trong nước và chỉ số VN Index trong thời gian qua.

Mặt khác, các nhà đầu tư thường theo tâm lý bầy đàn, khi nguồn cung trên thị trường không đáp ứng kịp nhu cầu, cùng với các luồng thông tin trái chiều về giá vàng và kỳ vọng tăng lên của giá vàng thế giới... đã gây ra sự hỗn loạn ngắn hạn trên thị trường, khiến giá vàng trong nước tăng cao, có lúc cao hơn giá vàng thế giới từ 3 đến 5 triệu đồng/lượng. Lúc này, các doanh nhiệp tăng cường bán vàng ra để thu lợi nhuận, thậm chí còn nhập thêm vàng để bán ra thị trường khiến giá vàng trong nước giảm. Khi giá vàng thế giới tăng mạnh, các nhà đầu tư không kỳ vọng giá vàng sẽ tăng cao hơn so với các đợt trước đó do thời gian trước, giá vàng trong nước đã tăng quá cao nên giá vàng trong nước lại thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi. Lúc này, các doanh nghiệp kinh doanh vàng lại tăng cường gom vàng xuất khẩu để thu lợi. Khi giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, nhu cầu vàng của các nhà đầu tư trong nước lại tăng cao, nhưng nguồn cung vàng bị hạn chế do một lượng vàng lớn đã bị xuất đi trước đó, cơ chế nhập khẩu vàng lại bị hạn chế bởi hạn ngạch nên không đáp ứng kịp nhu cầu trong nước, khiến giá vàng trong nước lại tăng cao hơn so với thế giới. Khi giá vàng thế giới giảm mạnh, nguồn cung trong nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu và do tâm lý kỳ vọng vào sự tăng lên của giá vàng đã khiến giá vàng trong nước giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn giá vàng thế giới (hình 2.1). Và vòng luẩn quẩn về giá vàng cứ thế tiếp diễn.

Như vậy, xét về phía nhu cầu đối với vàng trên thị trường vàng Việt Nam, nhu cầu vàng phục vụ đầu tư là nhu cầu có ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Nhu cầu này chủ yếu được thể hiện dưới hình thức là nhu cầu về vàng miếng.

2.2.3 Chính sách của Nhà nƣớc

60

Theo công thức quy đổi giá vàng, tỷ giá USD/VND tác động cùng chiều lên giá vàng trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tác động của tỷ giá USD/VND lên giá vàng thực tế được giao dịch trên thị trường vàng Việt Nam lại rất phức tạp, góp phần làm giá vàng trong nước và giá vàng thế giới quy

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 54)