Biến động cung – cầu về vàng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 31)

Nhân tố đầu tiên tác động đến giá cả của một loại hàng hóa bất kỳ đó là nhân tố cung – cầu.

Đối với thị trường vàng, nguồn cung vàng càng ngày càng giảm (trữ lượng vàng của thế giới có thể sẽ cạn kiệt trong vòng 4 thập niên tới đây), trong khi cầu về vàng vẫn đang có xu hướng tăng. Sự mất cân đối cung – cầu trên thị trường vàng như trên sẽ tác động làm tăng giá vàng trong tương lai.

1.3.1.1 Nguồn cung vàng

Nguồn cung vàng là tất cả khối lượng vàng đã được khai thác trên thế giới vì lượng vàng đã được khai thác và sử dụng không mất đi mà luôn được quay vòng và tái sử dụng. Nguồn cung bổ sung vàng trên thế giới bao gồm nguồn cung từ các mỏ sản xuất vàng và vàng được tái chế hàng năm. Tuy nhiên, nguồn cung bổ sung này qua các năm rất hạn chế, chiếm khoảng 1,7% lượng vàng hiện có trên thế giới. Mặt khác, nguồn cung vàng trong ngắn hạn về cơ bản là không đổi vì sản lượng khai thác mới không thể thay đổi và đưa vào thị trường nhanh được. Do đó, trong yếu tố cung – cầu, biến động về lượng cầu là nhân tố tác động đến giá vàng.

1.3.1.2 Nguồn cầu vàng

Nhu cầu về vàng gồm ba nhân tố chính: Trang sức, đầu tư và công nghiệp. Trong đó, nhu cầu về đầu tư và đầu cơ có tác động mạnh đến giá vàng thế giới ; nhu cầu vàng trang sức và công nghiệp không gây ảnh hưởng đến giá vàng. Vì :

27

Khoảng 45% lượng vàng trên thế giới được dùng để chế tác trang sức và các tác phẩm nghệ thuật. Cầu về trang sức đơn thuần nhằm thể hiện địa vị xã hội, đặc tính văn hóa và truyền thống tôn giáo không liên quan trực tiếp tới xu hướng chung của nền kinh tế thế giới; được định hướng bởi khả năng chi trả cũng như mức độ mong muốn của người tiêu dùng. Do đó, cầu về trang sức không làm ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.

Ngoài ra, công nghiệp và nha khoa sử dụng một khối lượng ước tính khoảng 15% trong tổng nhu cầu vàng của thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu này chiếm tỷ trọng nhỏ và ổn định qua các năm nên cũng không làm ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.

Nhu cầu đầu tƣ và đầu cơ

40% lượng cầu về vàng trên thị trường không cần đến công nghiệp chế tác. Nó được giữ ở dạng nguyên chất và được đúc thành thỏi, nén để đáp ứng các nhu cầu tích trữ của từng đối tượng, bao gồm : những người tích trữ, những nhà đầu tư và người đầu cơ

- Những người tích trữ: Giữ vàng chủ yếu nhằm đề phòng những mối nguy cơ về chính trị hay đứng trước bối cảnh đen tối của nền kinh tế. Phần tài sản bằng vàng này là một hợp đồng bảo vệ chắc chắn cho họ trước lạm phát, hoặc dễ dàng có điều kiện sinh sống khi thay đổi nơi cư trú. Họ có 3 đặc điểm: giữ vàng như một tài sản, giữ trong thời gian dài không quan tâm đến yếu tố lợi nhuận khi mua hay bán vàng và họ không quan tâm đến tác động lên xuống của giá cả. Do đó, hành vi mua bán vàng của họ không làm ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.

- Những nhà đầu tư: Họ cũng tích trữ vàng nhưng mục đích là lợi nhuận. Họ có thể mở tài khoản vàng tại Ngân hàng, thực hiện nhiều hành vi mua bán vàng (vay hoặc cho vay) và chỉ giữ nguồn vốn dưới dạng vàng khi cần thiết. Họ quan tâm đến sự biến động giá vàng trong ngắn, dài hạn và đối

28

chiếu với lãi suất để đưa ra quyết định đầu tư thu lợi nhuận cao nhất có thể; Nói cách khác, họ hành động theo sự lên xuống của giá vàng chứ không tác động lên sự thay đổi của giá vàng. Tuy nhiên, khi khối lượng giao dịch của những nhà đầu tư này lớn, sẽ làm ảnh hưởng đến giá vàng vì quyết định của họ là tức thời, ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân đối cung – cầu vàng.

- Những người đầu cơ: Họ hoạt động tương tự như những nhà đầu tư với số vốn lớn hơn gấp nhiều lần. Họ cố dự đoán và khai thác sự biến động của giá vàng trong thời gian ngắn. Những người đầu cơ chấp nhận rủi ro cao hơn để có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn bằng sự cảm nhận nhanh chóng và phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá vàng. Với khối lượng giao dịch lớn, họ có khả năng tạo ra những cú shock giá vàng trong ngắn hạn nhằm thu lợi nhuận.

Nhu cầu đầu tư và đầu cơ vàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những biến động trên thị trường tài chính vì vàng là một kênh đầu tư trên thị trường đó. Khi các thị trường chứng khoán, bất động sản hay lãi suất huy động vốn của các ngân hàng… không còn đem lại lợi nhuận như các nhà đầu tư kỳ vọng hoặc các nhà đầu tư lo ngại tài sản của họ sẽ bị giảm do tác động xấu của khủng hoảng tài chính thì nguồn vốn sẽ được chuyển sang vàng như một nơi trú ẩn an toàn cho tài sản. Do đó, nhu cầu về vàng từ phía các nhà đầu tư và đầu cơ gia tăng, tác động làm tăng giá vàng trên thị trường. Ngược lại, khi nhu cầu đầu cơ và đầu tư vàng giảm, nguồn vốn của các nhà đầu tư chuyển từ vàng sang các thị trường khác thì giá vàng sẽ giảm.

Những năm gần đây, nhu cầu đầu tư vàng tăng cao do tâm lý của nhà đầu tư trước những diễn biến xấu của kinh tế thế giới; trên thị trường tài chính, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, bất động sản và các khoản lợi nhuận kỳ vọng kém hấp dẫn trên thị trường vốn đã khiến các nhà đầu tư chuyển vốn sang đầu tư vào vàng. Theo dõi mối liên hệ giữa giá vàng thế giới

29

và chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ - nền kinh tế hàng đầu thế giới là một ví dụ để thấy sự dịch chuyển vốn giữa các kênh đầu tư trên thị trường tài chính, mà cụ thể là sự dịch chuyển vốn giữa thị trường chứng khoán và vàng. Dow Jones là chỉ số giá chung của 65 chứng khoán đại diện, thuộc nhóm hàng đầu (blue-chip) trong các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Dow Jones bao hàm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành: Công nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average), vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average) và dịch vụ DJUA (Dow Jones Utilities Average); và thường được coi là một thước đo cho toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ cũng như thế giới.

(Phụ lục 04: Biến động giá vàng trong nước, thế giới và các chỉ số trên thị trường chứng khoán từ 2007 đến nay).

30

Hình 1.1: Giá vàng Thế giới từ năm 2007 đến nay

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ phụ lục 04)

Hình 1.2: Chỉ số Dow Jones từ năm 2007 đến nay

31

Nhìn vào hình 1.1 và 1.2 ta thấy, về cơ bản chỉ số Dow Jones biến động ngược chiều với giá vàng Thế giới. Tại những thời điểm giá vàng hay chỉ số Dow Jones biến động mạnh thì sự chuyển động ngược chiều của hai yếu tố này càng thể hiện rõ nét. Năm 2007, giá vàng và chỉ số Dow Jones không có nhiều biến động. Năm 2008, sự biến động ngược chiều của hai nhân tố trên bắt đầu được thể hiện rõ nét, đây cũng là thời điểm mà cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu bùng nổ. Từ ngày 25/01/2008 đến ngày 14/3/2008, giá vàng tăng mạnh từ 910,5 USD/ounce lên 1002,5 USD/ounce, đồng thời chỉ số Dow Jones giảm mạnh từ 12207 điểm xuống còn 11951 điểm. Tiếp theo đó, đến ngày 30/5/2008, giá vàng giảm mạnh còn 886,1 USD/ounce, trong khi chỉ số Dow Jones tăng lên đến 12 638 điểm… (Phụ lục 04). Mặt khác, từ năm 2007 đến nay, giá vàng tăng mạnh trong khi chỉ số Dow Jones ổn định hơn vì vàng và chứng khoán đều nằm trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư. Khi đầu tư vào chứng khoán, nguồn vốn có cơ hội được chuyển hóa thành hàng hóa và dịch vụ trên thị trường phục vụ sản xuất và tiêu dùng; trong khi đầu tư vào vàng thì nguồn vốn không được chuyển hóa thành hàng hóa và dịch vụ, khi đó giá vàng phải tăng để phù hợp với lượng tiền đầu tư vào vàng ngày càng tăng. Như vậy, với tư cách là một kênh đầu tư trên thị trường tài chính, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu, các kênh đầu tư khác mà tiêu biểu là việc đầu tư trên thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn, thì nhu cầu đầu tư vào vàng trên thị trường thế giới tăng lên làm giá vàng thế giới tăng.

1.3.1.3 Biến động giá vàng

Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu về vàng để đầu tư và đầu cơ ngày càng tăng mạnh, tác động sâu sắc đến giá vàng thế giới, đưa giá vàng lên mốc kỷ lục 1920 USD/ounce trong năm 2011. (Phụ lục 02 : Lượng vàng SPDR nắm giữ và biến động giá vàng thế giới từ 2011 đến nay).

32

Hình 1.3 : Lƣợng vàng SPDR nắm giữ và biến động giá vàng thế giới từ 2011 đến nay (ĐVT : USD/ounce ; tấn)

(Nguồn : Tác giả tổng hợp số liệu từ Phụ lục 02)

Nhìn vào hình 1.3 ta thấy, lượng vàng SPDR – quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất hiện nay nắm giữ không thay đổi nhiều. Tổng hợp lượng mua và lượng bán vàng từ đầu năm 2011 đến nay của quỹ này gần như cân bằng nhau với tổng lượng mua vào là 397,96 tấn và tổng lượng bán ra là 390,22 tấn. Các quyết định mua bán của quỹ này bám sát với sự biến động của giá vàng thế giới. Sự chênh lệch mua bán tại mỗi thời điểm trong ngắn hạn là rất nhỏ so với lượng vàng mà quỹ này sở hữu nhưng với sự biến động tăng mạnh của giá vàng đã giúp SPDR thu lợi nhuận lớn. Mặt khác, động thái mua bán của SPDR cũng có tác động định hướng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong ngắn hạn, từ đó tác động làm tăng giảm giá vàng tại các thời điểm đó.

33

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)