1.4.1. Sự giống nhau và khác nhau
Về nguyên tắc, BCTC công ty Mỹ và công ty Việt Nam tương tự nhau vì nói chung ngày nay kế toán ở các nước đều dần dần tiếp cận đến chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, nếu so sánh các BCTC công ty Việt Nam với các BCTC công ty Mỹ chúng ta có thể nhận ra một số điểm khác biệt cơ bản sau:
- BCTC công ty Mỹ thường bao gồm bốn bảng báo cáo: Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lợi nhuận giữ lại và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong khi bộ BCTC công ty Việt Nam thường bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh các Báo cáo tài chính.
- Bảng cân đối kế toán công ty Mỹ và công ty Việt Nam, về căn bản là như nhau, chỉ khác nhau ở mức độ chi tiết. Chẳng hạn, công ty Mỹ thường báo cáo rất gọn khoản mục tiền trong khi công ty Việt Nam thường chi tiết khoản mục này thành nhiều loại tiền khác nhau. Công ty Mỹ thường chi tiết nguồn vốn chủ sở hữu thành vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại trong khi công ty Việt Nam lại chi tiết thành vốn và rất nhiều loại quỹ khác nhau.
- Báo cáo thu nhập của công ty Mỹ thường tách các khoản mục chi phí như khấu hao, lãi vay thành các khoản mục riêng để tiện phân tích sau này, trong khi báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Việt Nam thì ẩn các khoản chi này trong chi phí hoạt động, chi phí quản lý, và chi phí tài chính. Điều này khiến công việc phân tích BCTC gặp một số trở ngại do phải bóc tách chính xác các khoản chi phí này.
36
- Báo cáo thu nhập công ty Việt Nam chỉ dừng lại ở lợi nhuận ròng trong khi báo cáo thu nhập của công ty Mỹ không dừng lại ở đó mà còn báo cáo chi tiết hơn đến chia cổ tức và lợi nhuận giữ lại cũng như cung cấp thêm một số thông tin quan trọng liên quan đến giá trị thị trường của cổ phiếu.
1.4.2. Những hạn chế của báo cáo tài chính Việt nam hiện nay
Thật chất phân tích báo cáo tài chính công ty Việt Nam là quá trình vận dụng và đưa lý thuyết phân tích báo cáo tài chính học tập được từ lý thuyết và thực hành phân tích báo cáo tài chính công ty Mỹ vào Việt Nam. Tuy nhiên, do nguyên tắc thực hành kế toán và điều kiện môi trường kinh doanh của Việt Nam có mộ số khác biệt nên khi thực hành phân tích báo cáo tài chính công ty Việt Nam gặp một số trở ngại so với công ty Mỹ.
Thứ nhất, phân tích báo cáo tài chính công ty Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục đích đánh giá và kiểm soát bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty mà chủ yếu do ngân hàng hay công ty chứng khoán là những người bên ngoài công ty thực hiện.
Thứ hai, phân tích báo cáo tài chính công ty Việt Nam gặp một trở ngại lớn là không có dữ liệu bình quân ngành để so sánh. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tài chính công ty.
Thứ ba, do báo cáo kết quả kinh doanh của Việt Nam không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí tiền thuê và lãi vay nên ít khi các nhà phân tích sử dụng tỷ số đo lường khả năng thanh toán lãi vay và khả năng trả nợ, trừ khi ngân hàng và chủ nợ vì quá quan trọng tỷ số này nên phải tìm cách tách phần chi phí này từ chi phí hoạt động tài chính.
Thứ tư, đứng trên góc độ nhà đầu tư và cổ đông, chỉ tiêu ROE hay lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông là rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, do báo cáo kết quả kinh doanh chỉ dừng lại ở chỗ báo cáo lợi nhuận ròng là bao nhiêu, trong khi thực tế không phải tất cả lợi nhuận ròng đều thuộc vể cổ đông, do công ty phải trích lập một số quỹ khác, nên chỉ tiêu lợi nhuận ròng dễ gây ra sự sai lệch kỳ vọng cho cổ đông.
37
Thứ năm, mức độ tin cậy của số liệu trên báo cáo tài chính không cao, kể cả các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán, nên kết quả phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty thông qua phân tích báo cáo tài chính thường chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh đúng thực trạng.
1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.5.1. Nhân tố khách quan 1.5.1. Nhân tố khách quan
1.5.1.1.Môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, đó là các yếu tố kinh tế – tài chính, chính trị, pháp luật, văn hóa – xã hội, công nghệ, …
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: khi cơ sở hạ tầng chung phát triển, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung nguồn vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh.
Tình trạng của nền kinh tế: Nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Ngược lại, nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư.
Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí lãi vay, ảnh hưởng đến kết của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sử dụng nợ. Lãi suất thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó làm hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng, nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực sẽ bị
38
thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định.
Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: Các chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu; chế độ khấu hao TSCĐ… là những yếu tố tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
Mức độ cạnh tranh: Đối với các lĩnh vực, ngành nghề cạnh tranh cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; cũng như đầu tư nhiều hơn cho quảng cáo, tiếp thị và có thể tăng cường giảm giá, khuyến mại để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường tài chính: Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp cáo thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hóa các công cụ và hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp , chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển của các hình thức thuê taì chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán…
1.5.1.2.Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện trong một hoặc một số ngành kinh doanh nhất định. Mỗi ngành kinh doanh lại có đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức tài chính trong doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn so với ngành nông nghiệp và công nghiệp.
Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chu kỳ ngắn hạn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như bảo đảm nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chu kỳ dài hạn, phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn. Các doanh nghiệp sản xuất trong những ngành sản
39
xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường không có sự ăn khớp về bảo đảm vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền.
1.5.2. Nhân tố chủ quan
Trình độ đội ngũ cán bộ lao động sản xuất:
+ Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Sự điều hành quản lý phải kết hợp được tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp.
+ Trình độ tay nghề của người lao động: nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc sẽ tốt hơn, khai thác được tối đa công suất thiết bị làm tăng năng suất lao động, tạo ra chất lượng sản phẩm cao. Điều này chắc chắn sẽ làm tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định.
Trình độ kỹ thuật sản xuất: đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao,
công nghệ hiện đại sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại trình độ kỹ thuật thấp, máy móc lạc hậu sẽ làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp.
40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
2.1.Khái quát về công ty Lilama 10 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Lilama 10 (tên gọi tắt: LILAMA 10, JSC) là doanh nghiệp thuộc tổng công ty LILAMA Việt Nam. LILAMA 10, JSC luôn là đơn vị dẫn đầu trong việc lắp đặt và hoàn thành xuất sắc các công trình công nghiệp lớn, quan trọng của đất nước.
Được thành lập từ năm 1960, với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân đa ngành nghề, luôn được bổ sung những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, tay nghề công nghệ hiện đại, tập thể LILAMA 10, JSC đã để lại dấu ấn trên hàng trăm công trình, hạng mục công trình công nghiệp, dân dụng của quốc gia. Lilama 10 hiện là một trong những đơn vị thành viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lắp đặt thiết bị công nghệ mà tên tuổi đã gắn liền với hàng loạt các công trình công nghiệp quan trọng trải dài khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy, nhiệt điện; hóa chất, công nghiệp thực phẩm và vật liệu xây dựng. Điển hình trong số này phải kể đến một số nhà máy thủy điện như Hòa Bình, Yaly, Vĩnh Sơn, Sêsan 3, Sê San 4, Pleikrông, Cửa Đạt, nhà máy nhiệt điện Phả Lại I, II, Na Dương, Uuông Bí II, Trạm biến áp 500kV Thường Tín, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Chinfon, Hoàng Mai, Nghi Sơn, Nhà máy đường Lam Sơn…
Không chỉ là đơn vị có thế mạnh trong lĩnh vực lắp máy, xây dựng, hiện nay với năng lực trình độ chuyên môn cao, Lilama 10 còn tham gia thiết kế, chế tạo, lắp đặt các loại thiết bị, gia công kết cấu thép phục vụ cho các công trình của các nhà máy điện, xi măng, bia, nước ngọt…. Công ty đã chế tạo và lắp đặt bồn bể cho các nhà máy nước ngọt Coca Cola, Nhà máy bia Quy Nhơn, Nhà máy đường Lam Sơn, đặc biệt có những loại bồn có dung tích lớn đến 60 nghìn m3 chịu áp lực cao tại dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Bên cạnh hai nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép tại Phủ Lý – Hà Nam và TP. Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình được trang bị dây chuyền sản xuất kết cấu thép tiên tiến, đồng bộ, Lilama 10 còn sở hữu các công nghệ hàn
41
cắt, chống biến dạng, làm sạch, sơn được tối ưu nhất, đảm bảo khả năng hoàn thiện sản phẩm tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất. Với công suất 10 nghìn tấn/năm, sản phẩm thiết bị và kết cấu thép của Lilama 10 sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng với phương châm “Chất lượng - tiến độ - đồng bộ - dịch vụ tốt nhất”.
Trong bối cảnh hội nhập, các công nghệ liên tục phát triển như vũ bão, các yêu cầu về chất lượng dây chuyền, máy móc thiết bị của thị trường ngày càng cao và với những đặc thù riêng của ngành lắp máy và xây dựng, Lilama 10 đã kịp thời có những định hướng, chính sách và biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, luôn nắm bắt tình hình phát triển của khoa học công nghệ, có những chính sách đào tạo nguồn lực kỹ sư, công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, hoàn toàn có đủ khả năng làm chủ các phương tiện thiết bị thi công hiện đại và tiên tiến. Với tư duy nhanh nhạy, ứng biến trước mọi diễn biến của thị trường, Lilama 10 đã bắt đầu chuyển sang đầu tư kinh doanh đa ngành đa nghề dựa trên “sở trường” lắp máy.
Đến nay sau nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành với đội ngũ lao động ngày càng lớn mạnh gồm trên 2.000 kỹ sư, công nhân lành nghề, chuyên nghiệp, có thể khẳng định, Lilama 10 là một trong những DN hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy điện. Ngay tại dự án thủy điện Sơn La, ngoài việc lắp đặt 73 nghìn tấn thiết bị của 6 tổ máy, Lilama 10 còn đảm nhận vai trò chế tạo gần 5 nghìn tấn thiết bị khác như thiết bị xả sâu, thiết bị van hạ lưu và thiết bị thủy công.
Thành tích nổi bật của Lilama 10 năm 2011 là đã lắp đặt chính xác, an toàn và đưa vào vận hành 4 tổ máy của NM thủy điện Sơn La, công suất 2.400 MW sớm hơn kế hoạch. Hiện Lilama 10 đã đưa tổ máy số 5 phát điện vào cuối tháng 2 năm 2012 và tổ máy số 6 phát điện vào tháng 7 năm 2012, vượt kế hoạch đề ra. Như vậy với sự cố gắng, quyết tâm của toàn bộ ban lãnh đạo cũng như tập thể người lao động Lilama 10, thủy điện Sơn La đã hoàn thành trước kế hoạch 3 năm, tiết kiệm tới 1,5 tỷ đô la cho đất nước. Tại dự án này, ngoài việc lắp 73.000 tấn thiết bị của 6
42
tổ máy, Lilama 10 còn chế tạo gần 5.000 tấn thiết bị bao gồm 1.800 tấn thiết bị xả sâu, 2.500 tấn thiết bị van hạ lưu và nhiều thiết bị thuỷ công phức tạp khác. Sau thủy điện Sơn La, những người thợ Lilama 10 lại có mặt giữa bạt ngàn núi rừng để thi công nhà máy thủy điện Lai Châu và quyết tâm đưa nhà máy vào vận hành sớm hơn dự kiến.
Ngoài thủy điện Sơn La, năm 2011 Lilama 10 cũng đã hoàn thành nhiều dự án thủy điện khác như Sê San 4, Pleikrông, Cửa Đạt, đại tu sửa chữa lớn NM thủy điện Thác Bà… Bên cạnh đó, Lilama 10 cùng các đơn vị khác của Lilama tham gia thi