Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu

Một phần của tài liệu hân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Lilama 10 (Trang 39)

1.3.2.1.Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán

* Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Hk):

Hk = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

Nguồn: [5, 11]

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát(Hk): là chỉ tiêu phản ánh khả năng

thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo nên trong một số giáo trình

còn gọi là hệ số khả năng thanh toán chung. Nếu Hk ≥ 1: DN có đủ và thừa khả

năng thanh toán, tình hình tài chính của DN khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh. Nếu Hk < 1: DN không có khả năng thanh toán, chỉ tiêu này càng nhỏ, DN càng mất dần khả năng thanh toán.

* Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị thuần của TS ngắn hạn hiện có DN có đảm bảo khả năng thanh toán hiện hành không. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt và ngược lại. Một số giáo trình đề cập đến chỉ tiêu này với tên gọi là hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng

thanh toán hiện hành =

Tổng TSNH Tổng nợ ngắn hạn

Nguồn: [ 5, 9, 10, 11]

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này cho biết với giá trị còn lại

của TS ngắn hạn DN có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không. Về mặt lý thuyết, khi trị số của chỉ tiêu “ Hệ số của khả năng thanh toán nhanh: ≥ 1, DN đảm bảo thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại khi trị số của chỉ tiêu nhỏ hơn 1, DN không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tổng TS ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Nguồn: [ 10, 11] (1.9) (1.8) (1.10)

31

* Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Cho biết với lượng tiền và tương

đương tiền hiện có, DN có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Hệ số khả năng

thanh tức thời =

Tiền và tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn

Nguồn: [ 9, 11]

1.3.2.2.Nhóm chỉ số hiệu quả quản lý tài sản

TS là các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận. Sử dụng TS có hiệu quả là vô cùng quan trọng đối với mỗi DN. Để đánh giá hiệu quả sử dụng TS, có thể sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau:

* Số vòng quay của TS

Số vòng quay của TS = Tổng DTT TS bình quân

Nguồn: [5, 9, 10, 11]

* Suất hao phí của TS so với DTT

Suất hao phí của TS so với DTT = TS bình quân DTT Nguồn: [5, 11] * Số vòng quay của TSNH Số vòng quay của TSNH = Tổng DTT TSNH bình quân Nguồn: [9, 10, 11] * Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Nguồn: [5, 9, 10, 11] * Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Giá trị khoản phải thu Doanh thu hàng năm/360

Nguồn: [9, 10] (1.11) (1.12) (1.13) (1.14) (1.15) (1.16)

32 * Sức sản xuất của TSDH Sức sản xuất của TSDH = Tổng DTT TSDH bình quân Nguồn: [5, 11] 1.3.2.3.Nhóm chỉ số quản lý nợ

Mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty goi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính co tính hai mặt. Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác, nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Các chỉ số quản lý nợ bao gồm:

* Hệ số nợ so với TS Hệ số nợ so với TS = Nợ phải trả Tài sản Nguồn: [10, 11]

Hệ số nợ so với TS: phản ánh mức độ tài trợ TS của DN bằng các khoản nợ.

Trị số Hệ số nợ so với TS càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của chủ DN vào chủ

nợ càng cao, mức độ độc lập tài chính thấp.

* Hệ số khả năng trả lãi vay

Chỉ số khả năng trả lãi vay thể hiện khả năng thanh toán các khoản lãi vay trong kỳ bằng lợi nhuận do sử dụng tiền vay. Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có lợi hi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu hông công ty không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông.

Hệ số khả năng trả lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế TNDN và chi phí lãi vay Chi phí lãi vay

= EBIT

Chi phí lãi vay

Nguồn: [9, 10, 11]

1.3.2.4.Nhóm chỉ số khả năng sinh lợi

* Khả năng sinh lợi của VCSH (Return on equity - ROE):

(1.17)

(1.19) (1.18)

33

“Khả năng sinh lời của VCSH” là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của DN. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được một đơn vị VCSH đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Khả năng sinh lợi của VCSH =

Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân

Nguồn: [5,11]

Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN" trên BCKQHĐKD; còn chỉ tiêu "VCSH bình quân" được tính như sau:

Trong đó, số vốn góp bình quân của chủ sở hữu được xác định như sau:

Vốn sở hữu bình quân = Số vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Số vốn chủ sở hữu cuối kỳ 2 Nguồn: [11]

Trong đó, VCSH đầu năm và cuối năm lấy ở chỉ tiêu "VCSH" (Mã số 400) trên BCĐKT (cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối năm"). Mẫu số của ROE là “VCSH bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của VCSH tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.

* Khả năng sinh lợi của DTT (ROS)

Khả năng sinh lời của DTT =

Lợi nhuận sau thuế DTT kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết: 1 đơn vị DTT thu được từ kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế.

Nguồn: [11, tr.134] * Tỷ suất sinh lợi của TS

Tỷ suất sinh lời của TS = Lợi nhuận sau thuế TS bình quân

Nguồn: [11, tr.208]

* Khả năng sinh lợi kinh tế của tài sản

(1.22)

(1.23) (1.21)

34

Khả năng sinh lời của TS phản ánh hiệu qủa sử dụng TS ở DN, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng TS. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị TS sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng TS càng lớn và ngược lại.

Khả năng sinh lợi kinh tế của TS =

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay Tổng TS bình quân

Nguồn: [11, tr.134]

Lợi nhuận trước thuế phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế " trên BCKQHĐKD; còn "Tổng TS bình quân” được tính như sau:

Tổng TS

bình quân =

Tổng TS đầu năm + Tổng TS cuối năm 2

Nguồn: [11]

Trong đó, Tổng TS đầu năm và cuối năm lấy số liệu trên BCĐKT (cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối năm"). Mẫu số của ROA là “Tổng TS bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của TS tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.

* Tỷ suất sinh lời của TSNH

Tỷ suất sinh lời của TSDH = Lợi nhuận sau thuế TSNH bình quân

Nguồn: [11, tr.216]

* Tỷ suất sinh lời của TSDH

Tỷ suất sinh lời của TSDH = Lợi nhuận sau thuế TSDH bình quân

Nguồn: [11, tr.225] 1.3.2.5.Nhóm chỉ số giá trị thị trường

* Tỷ số P/E

Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của doanh nghiệp. Công thức tính tỷ số này như sau:

Tỷ số P/E = Giá thị trường cổ phiếu Lợi nhuận trên cổ phần

(1.25)

(1.26)

(1.27)

(1.28)

35

Nguồn: [10, tr.351] * Tỷ số M/B

Tỷ số M/B so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh giá cổ phiếu. Công thức xác định tỷ số này như sau:

Tỷ số M/B = Giá thị trường cổ phiếu Mệnh giá cổ phần

Nguồn: [10, tr.352]

Một phần của tài liệu hân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Lilama 10 (Trang 39)