Nâng cao khả năng thanh toán và điều chỉnh cơ cấu vốn

Một phần của tài liệu hân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Lilama 10 (Trang 108)

Ở chương 2 ta đã thấy cơ cấu vốn của Lilama 10 với phần lớn là nợ phải trả, đặc biệt là các khoản vay nợ đã làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm khả năng tự chủ về mặt tài chính, khả năng thanh toán không được đảm bảo. Mặc dù trong năm 2011 công ty đã đạt cân bằng tốt, nhưng lượng vốn hoạt động thuần vẫn ở mức khiêm tốn. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đối với công ty là xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu.

Cơ cấu vốn tối ưu trước tiên phải đáp ứng được yêu cầu của chính sách tài trợ. Để đạt cân bằng tài chính tốt, bên cạnh việc tiếp tục huy động vốn trung và dài hạn, công ty cần tăng cường nguồn vốn tự có để phục vụ nhu cầu đầu tư tài sản dài hạn. Chính sách tài trợ này giúp công ty giảm thiểu rủi ro thanh toán nợ ngắn hạn, cho phép công ty bảo đảm khả năng thanh toán một cách an toàn. Từ đó, công ty xác định nhu cầu vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể, công ty cần xác định xem mình cần bao nhiêu vốn đầu tư, bao nhiêu vốn để hoạt động, thời gian sử dụng vốn…

Tiếp đó công ty cần xác định số vốn có thể huy động từ nội bộ doanh nghiệp và số vốn cần phải huy động từ bên ngoài cũng như công cụ, hình thức huy động vốn. Khi tiến hành huy động vốn cần tính đến chi phí huy động vốn, thời gian sử dụng vốn, chi phí sử dụng vốn để cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận do đó tối đa hóa được giá trị công ty đồng thời tối thiểu chi phí sử dụng vốn trung bình.

100

Chi phí sử dụng vốn trung bình của công ty được xác định theo công thức: WACC = DV (1-Tc)RD+ VE RE

Trong đó:

E là giá thị trường của VCSH, được tính bằng giá thị trường của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu đang lưu hành

D là giá thị trường của nợ

V = E + D là giá trị thị trường của công ty Tc là thuế suất thuế thu nhập công ty

D

R là chi phí sử dụng nợ

E

R là chi phí sử dụng VCSH

Để tìm được cơ cấu vốn hợp lý trong đó chi phí sử dụng vốn trung bình là thấp nhất, các nhà quản trị công ty cần biết đến các nguồn vốn có thể huy động cũng như chi phí huy động vốn của từng nguồn. Để thuận tiện cho việc huy động và sử dụng vốn đúng mục đích, nhà quản trị công ty cần phân loại các nguồn vốn huy động theo thời gian huy động vốn là nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn.

* Quyết định nguồn vốn ngắn hạn

Về nguyên tắc, công ty có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào TSNH. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào TSDH của công ty hiện đang rất cao nên công ty thường phải sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn để đầu tư cho phần lớn TSNH. Để có thể bố trí nguồn tài trợ ngắn hạn kịp thời cho TSNH thì trước tiên công ty cần lập kế hoạch về nhu cầu tài trợ ngắn hạn theo từng năm, từng quý, từng tháng. Trong đó cần chỉ rõ nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn tạm thời.

Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của công ty quyết định, xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn khớp nhau về thời gian và quy mô giữa tiền vào và tiền ra. Nếu dòng tiền ra lớn hơn dòng tiền thu vào, công ty cần bổ sung thiếu hụt. Khoản thiếu hụt này trước hết nên bổ sung từ VCSH và các khoản nợ phải trả khác mà công ty có thể huy động được, phần còn lại sẽ sử dụng tài trợ bằng nợ vay.

101

Nhu cầu tài trợ ngắn hạn theo thời vụ xuất phát từ đặc điểm thời vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn tăng đột biến. Nhu cầu vốn mang tính thời đo đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh quyết định, tại những thời điểm này, công ty cần bổ sung vốn ngắn hạn ngân hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu này.

Tiếp đó, công ty cần bám sát kế hoạch về nhu cầu tài trợ ngắn hạn, căn cứ vào tình hình tài chính công ty cũng như bối cảnh kinh tế chung để lựa chọn nguồn vốn tài trợ kịp thời và hiệu quả nhất. Ngoài VCSH, các nguồn tài trợ ngắn hạn cho các nhu cầu vốn ngắn hạn của công ty có thể còn là tín dụng thương mại, vay ngắn hạn ngân hàng, phát hành tín phiếu công ty. Các nguồn tài trợ này đều tốn chi phí, có thể là chi phí nhìn thấy ngay được như lãi suất ngân hàng, cũng có thể là chi phí ngầm định trong giá bán hàng hóa như khi sử dụng tín dụng thương mại. Để quyết định lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn nào là phù hợp, hiệu quả nhất, công ty cần căn cứ vào chi phí để huy động nguồn vốn đó so với các nguồn vốn khác cũng như khả năng thương lượng để có được nguồn vốn đó.

* Quyết định nguồn vốn dài hạn

Để huy động nguồn vốn tài trợ cho TSDH công ty có thể lựa chọn sử dụng các nguồn: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và nợ dài hạn, trong đó nợ dài hạn có thể chọn vay các tổ chức tài chính hoặc phát hành trái phiếu. Việc lựa chọn nguồn vốn dài hạn nào, trước tiên phụ thuộc vào chi phí huy động vốn, kế đến là những thuận lợi và bất lợi của việc huy động nguồn vốn đó.

Mỗi nguồn vốn có cách tính chi phí sử dụng vốn khác nhau trong đó:

- Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi và chi phí sử dụng vốn cổ phần thường: Là chi phí mà công ty phải trả cho việc huy động vốn cổ phần ưu đãi và cổ phần thường chính là suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư.

- Chi phí sử dụng vốn vay các tổ chức tài chính là phần lãi vay sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bên cạnh việc lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý vào chi phí sử dụng vốn thì công ty cũng cần cân nhắc đến ưu nhược điểm khi sử dụng các nguồn vốn để lựa chọn hình thức huy động phù hợp nhất với công ty.

102

Bảng:3.1 Phân tích ưu nhược điểm của từng nguồn vốn

Loại nguồn vốn Ưu điểm Nhược điểm

Nợ

- Được khấu trừ thuế - Có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho công ty

- Bắt buộc phải trả gốc và lãi, áp lực tài chính - Làm gia tăng rủi ro tài chính và xấu đi hệ số nợ của công ty Cổ phần ưu đãi - Không phải trả vốn gốc - Có thể tùy chọn trả hoặc không trả cổ tức

- Cổ tức không được khấu trừ thuế

- Khó huy động được với khối lượng lớn

Cổ phần thường

- Không phải trả vốn gốc - Không bị áp lực trả cổ tức

- Không được khấu trừ thuế

- Bị phân chia phiếu bầu và tác động đến việc quản lý

Công ty thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu vốn nêu trên thì nợ ngắn hạn sẽ giảm được một lượng lớn, khả năng thanh toán sẽ được cải thiện, công ty có điều kiện vay vốn trung và dài hạn, tăng VCSH đồng thời có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn nhằm đem lại lợi ích thiết thực, quá trình sản xuất diễn ra liên tục từ đó bảo đảm vốn luân chuyển đều đặn, tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn.

Một phần của tài liệu hân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Lilama 10 (Trang 108)