21
Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sự tồn tại cũng như nỗ lực của doanh nghiệp trên mọi mặt hoạt động, là kết quả tất yếu của mọi hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện. Dựa vào tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà quản lý biết được tình trạng tài chính hay trạng thái tài chính cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính, về mức độ độc lập tài chính, về chính sách huy động và sử dụng vốn, về tình hình và khả năng thanh toán.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Mục đích đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp là đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, các nhà quản lý nắm được mức độ độc lập về mặt tài chính, về an ninh tài chính cùng
những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đương đầu. Nguồn: [11, tr.111]
Với mục đích trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp như: phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn; phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, phương pháp sử dụng để đánh giá khái quát cũng khá đơn giản, chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh. Bằng cách so sánh giữa kỳ gốc với kỳ so sánh, các nhà phân tích có thể rút ra những nhận xét chung, sơ bộ về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ phân tích.
1.3.1.1.Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn
Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của DN. Qua đó giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ TS và các nguồn tài trợ TS, biết được
22
nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng tới cân bằng tài chính.
Phân tích cấu trúc tài chính bao gồm các nội dụng sau: phân tích cơ cấu TS, phân tích cơ cấu NV và phân tích mối quan hệ giữa TS và NV.
* Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản
Phân tích cơ cấu TS, sẽ giúp các nhà quản lý nắm được tình hình đầu tư số vốn huy động được, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của DN hay không. Phân tích cơ cấu tài sản của DN được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng TS = Giá của từng bộ phận TS x 100 Tổng TS Nguồn: [11, tr.140]
Xem xét tỷ trọng của từng bộ phận TS trong tổng TS giữa kỳ phân tích với kỳ gốc mặc dầu cho phép nhà quản lý đánh giá khái quát tình hình phân bổ vốn nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu TS của DN. Vì vậy, để biết được chính xác việc sử dụng NV, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động về cơ cấu TS, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc ( cả về số tuyệt đối và tương đối) trên tổng TS cũng như theo từng loại TS. Ngoài ra, việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Trong điều kiện cho phép có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng TS của DN qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá. Việc phân tích các chỉ tiêu này được thu thập trên BCĐKT.
Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu TS, khi phân tích ta lập bảng 1.1:
23
Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản
Chỉ tiêu Cuối năm N-1 Cuối năm N-2 Cuối năm N-3 So sánh cuối năm N với cuối năm N-1.. Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ(%) Tỷ trọng (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. TS ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN II. TS cố định
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. TS dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN
Nguồn: [11, tr.141]
* Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
Một trong những chức năng quan trọng của hoạt động tài chính là xác định nhu cầu, tạo lập, tìm kiếm, tổ chức, huy động vốn. Do vậy, sự biến động (tăng hay giảm) của tổng số NV theo thời gian ( giữa cuối kỳ so với đầu năm, giữa năm này
24
so với năm khác,...) là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khái quát khả năng tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn của DN. Tuy nhiên, do vốn của DN tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng số NV theo thời gian cũng chưa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tổ chức và huy động vốn của DN được. Vì thế, bên cạnh chỉ tiêu “ Tổng số NV”, các nhà phân tích còn kết hợp sử dụng chỉ tiêu “ Tổng số nợ phải trả” và chỉ tiêu “ Tổng số VCSH”. Các chỉ tiêu này được thu thập trực tiếp trên BCĐKT.
Đánh giá tình hình huy động vốn của DN, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh: so sánh sự biến động của Tổng NV và so sánh sự biến động của cơ cấu NV theo thời gian cả về số tuyệt đối và số tương đối. Qua việc so sánh sự biến động của tổng số NV theo thời gian, các nhà phân tích sẽ đánh giá được tình hình tạo lập và huy động vốn về quy mô; còn qua việc so sánh sự biến động của cơ cấu NV qua thời gian, các nhà phân tích đánh giá được tính hợp lý trong cơ cấu huy động, chính sách huy động và tổ chức NV cũng như xu hướng biến động của cơ cấu vốn huy động.
Bên cạnh đó còn phải xác định ảnh hưởng của VCSH và nợ phải trả đến sự biến động của tổng NV. Sự tăng hay giảm của VCSH sẽ dẫn đến sự tăng hay giảm tương ứng của tổng NV cùng với một lượng như nhau, phản ánh tình hình tài trợ TS bằng vốn của DN trong kỳ. Tương tự, sự tăng hay giảm của nợ phải trả dẫn đến sự tăng hay giảm tương ứng cùng một lượng như nhau, phản ánh tình hình tài trợ TS bằng vốn đi chiếm dụng trong kỳ. Việc tăng VCSH về quy mô sẽ tăng cường được mức độ tự chủ, độc lập về mặt tài chính của DN. Đối với nợ phải trả, nếu nợ phải trả gia tăng sẽ đồng nghĩa với sự giảm tính tự chủ tài chính, an ninh tài chính giảm và ngược lại. Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu NV, khi phân tích ta lập bảng 1.5.
Tỷ trọng của từng bộ phận trong NV chiếm trong tổng
NV = Giá của từng bộ phận NV × 100 Tổng NV Nguồn: [11, tr.148] (1.3)
25
Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động NV
Chỉ tiêu N-1 N-2 N-3 So sánh năm N với năm N-1.. Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ(%) A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. VỐN CSH I. VCSH II. Nguồn kinh phí
và các quỹ khác TỔNGNGUỒN
VỐN
Nguồn: [11, tr.149]
1.3.1.2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Xét theo góc độ ổn định về nguồn tài trợ, toàn bộ nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ mà DN được sử dụng thường xuyên, ổn định và lâu dài vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp bao gồm VCSH và vốn vay, vốn thanh toán dài hạn, trung hạn (trừ vay và nợ quá hạn). Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà DN tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn, bao gồm các khoản vay ngắn hạn; nợ ngắn hạn; các khoản vay và nợ quá hạn; các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, của người lao động, …
Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:
TSNH + TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời Nguồn: [11, tr.161]
26
Phân tích cân bằng tài chính trên góc độ này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được sự ổn định, bền vững, cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như những nhân tố có thể gây mất cân bằng tài chính. Khi phân tích, trước hết ta so sánh tổng nhu cầu về tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) với nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu tổng tài trợ thường xuyên lớn hơn hoặc bằng nhu cầu về tổng tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý để tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, doanh nghiệp cần có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp để tránh đi chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp.
Tiếp theo cần xem xét tình hình biến động của bản thân nguồn tài trợ trên tổng số cũng như từng loại giữa cuối kỳ so với đầu kỳ và dựa vào bản thân từng nguồn tài trợ để rút ra nhận xét.
Cân bằng tài chính (1.4) có thể được biến đổi lại như sau:
TSNH – nguồn tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ thường xuyên – TSDH Nguồn: [11, tr.162]
Hay:
Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – TSDH Nguồn: [11, tr.162]
- Trường hợp Vốn hoạt động thuần < 0: Trong trường hợp này, nguồn tài trợ
thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt doanh nghiệp phải sử dụng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp. Do vây, cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong trường hợp này là không nên xảy ra vì nó đặt doanh nghiệp trong tình trạng chịu áp lực nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán mất cân bằng. Khi vốn hoạt động thuần càng nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp càng khó khăn trong thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản.
- Trường hợp Vốn hoạt động thuần > 0: Trong trường hợp này, nguồn tài
trợ thường xuyên của doanh nghiệp không những đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Do vây, cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong trường hợp này là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững.
(1.5)
27
- Trường hợp Vốn hoạt động thuần = 0: Trong trường hợp này, nguồn tài trợ
thường xuyên của doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên doanh nghiệp không phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp. Vì vậy, cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong trường hợp này là tương đối bền vững, tuy nhiên tính ổn định vẫn chưa cao, khả năng mất cân bằng tài chính vẫn là vấn đề tiềm ẩn.
Ngoài khái niệm vốn hoạt động thuần (một số giáo trình khác gọi là vốn lưu động thường xuyên hay vốn thường xuyên) được sử dụng để phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh thì người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu VLĐ thường xuyên để phân tích.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ một phần cho TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và khoản phải thu – Nợ ngắn hạn Nguồn [9]
Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu >
nợ ngắn hạn, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 có nghĩa là các nguồn ngắn hạn từ bên ngoài
đã thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
1.3.1.3.Phân tích khái quát Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả các hoạt động kinh doanh sau một kỳ hoạt động. Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cần phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu. Việc phân tích được thực hiện bằng cách so sánh trị số của từng chỉ tiêu giữa kỳ này so với kỳ trước hoặc thực hiện với kế hoạch cả về số tuyệt đối và số tương đối. Khi đó cho biết được sự tác động của các chỉ tiêu và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận phân tích về mặt định lượng. Đồng thời so sánh tốc độ tăng, giảm của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để biết được mức tiết kiệm của các khoản chi phí, sự tăng của các
28
khoản doanh thu, nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được thực hiện bằng việc so sánh các khoản chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác) với DTT. Từ đó các nhà quản lý nắm được để có 1 đơn vị DTT doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng. Mức hao phí tính ra càng lớn so với kỳ gốc thì hiệu quả kinh doanh càng giảm và ngược lại.
Ngoài ra, các nhà phân tích còn tiến hành so sánh các khoản lợi nhuận (lợi nhuận gộp, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế) với DTT. Từ đó các nhà quản lý nắm được cứ 1 đơn vị DTT mà doanh nghiệp thu được thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợi nhuận từng loại tương ứng. Giá trị lợi nhuận đem lại tính ra càng lớn so với kỳ gốc, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
29
Bảng 1.3: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm N-1 Năm N-2 Năm N-3 N so với N-1.. Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính
- Trong đó chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11.Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác
14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
16.Lợi nhuận sau thuế TNDN
30