Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Lilama 10 (Trang 95)

2.3.3.1.Nhân tố khách quan.

- Trình độ khoa học kỹ thuật: Mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành cơ khí và lắp máy, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến máy móc thiết bị nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường.

- Suy thoái kinh tế: Những năm vừa qua, kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, năm 2009 kinh tế thế giới giảm sút toàn diện, đặc biệt là trong nửa đầu năm kinh tế của các nước phát triển trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước đến nay. Cùng với sự ổn định về tiền tệ, thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế của các nước, đến nửa cuối năm 2009 thị trường tiền tệ quốc tế dần ổn định trở lại, tiêu dùng và đầu tư hồi phục với tốc độ chậm, kinh tế tụt dốc giảm tốc độ và bắt đầu hồi sinh.

87

Sang năm 2010 nền kinh tế thế giới có xu hướng đà hồi phục và phát triển, kinh tế nhiều nước trên thế giới tiếp tục đi vào ổn định. Tuy vậy, cho đến giữa năm 2010, tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp với những dấu hiệu tốt xấu đan xen liên tục. Xu hướng phục hồi tại các nền kinh tế lớn đã được khẳng định nhưng không đồng đều và chưa có tính bền vững, tốc độ phục hồi của các nền kinh tế là rất khác nhau. Kinh tế Mỹ và Châu Âu dù đang khởi sắc nhưng với tốc độ chậm hơn dự báo trước đó, trong khi đó Châu Á vẫn tiếp tục là động lực và đang phục hồi nhanh chóng vượt trội. Năm 2011, suy thoái kinh tế thế giới do khủng hoảng nợ công ở châu Âu có diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở trong nước, lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất cao... đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của ngành Xây dựng nói chung và của công ty Lilama 10 nói riêng.

- Lãi suất thị trường: Tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của công ty là rất cao, do đó, một biến động nhỏ của lãi suất thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty, nhất là trong giai đoạn công ty đang tập trung đầu tư theo cả chiều rộng và chiều sâu, cần huy động nhiều nguồn vốn từ bên ngoài. Trong 3 năm 2009, 2010, 2011, lãi suất biến động theo xu hướng tăng lên đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, chi phí lãi vay tăng đáng kể, làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm rõ rệt.

- Lạm phát: trong 3 năm lạm phát ở Việt Nam khá cao ở mức 2 con số, một phần là do giá dầu thô, giá các nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, nhất là nguyên vật liệu xây dựng. Giá nguyên liệu đầu vào tăng làm tăng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung và lắp máy nói riêng.

- Đặc thù ngành: Do đặc thù của ngành xây dựng là sản xuất những sản phẩm đơn chiếc, gồm những công trình, dự án lớn có chu kỳ sản xuất kéo dài nên công ty thường xuyên phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn dẫn tới việc đảm bảo vốn kịp

88

thời, đầy đủ cho hoạt động của công ty là rất khó khăn. Thêm vào đó, xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn tới tỷ trọng các khoản phải thu, phải trả trong tổng nguồn vốn là khá lớn. Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trên phạm vi rộng, địa điểm hoạt động không cố định đã gây bất lợi cho công ty trong việc kiểm soát khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng bị lệ thuộc lớn vào nguồn nguyên vật liệu đầu vào trong khi giá cả biến động liên tục sẽ khiến các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chi phí đầu vào.

2.3.3.2.Nhân tố chủ quan

- Trình độ quản lý của ban lãnh đạo công ty là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc đưa ra những quyết định đúng đắn, có kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển bền vững. Trong những năm vừa qua, ban giám đốc công ty Lilama 10 đã có những sách lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế khó khăn. Ban lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ đến từng đơn vị, cá nhân trong việc chế tạo thiết bị, thi công lắp đặt các công trình, yêu cầu phải khẩn trương và cố gắng hết sức để hoàn thành tiến độ các dự án đã cam kết với chủ đầu tư nhằm gia tăng uy tín và hình ảnh của công ty, đồng thời tạo tiền đề, cơ sở để đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn. Đẩy nhanh tiến độ dự án kết hợp với việc hoàn thiện sớm thủ tục hồ sơ và thường xuyên đôn đốc, đề nghị chủ đầu tư thanh toán khối lượng theo từng giai đoạn đã ký kết giúp giảm bớt thời gian hàng tồn kho, sớm thu hồi vốn. Tuy đã có những kết quả đáng mừng trong quản lý hàng tồn kho, nhưng để kịp thời đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì ban lãnh đạo công ty cần phải nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo thông qua việc quản lý tốt công tác thu hồi công nợ và quản lý tiền. Bên cạnh đó, quyết địch chuyển từ vay ngắn hạn sang vay dài hạn đã giúp tăng các khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, đồng thời gia tăng niềm tin cho các nhà đầu tư, nhà cho vay và người lao động.

- Tập thể người lao động với trên 2000 kỹ sư, công nhân lành nghề được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cùng với tinh thần học hỏi cao đã tiếp cận và vận

89

hành được những máy móc, công nghệ hiện đại trên thế giới, đặc biệt về lĩnh vực lắp đặt thiết bị thủy điện. Đội ngũ lao động của Lilama 10 đã được các đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao, đưa Lilama 10 trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị, nhất là lĩnh vực thủy điện. Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao, giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo cũng như tinh thần làm việc hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên Lilama 10 thì hầu hết những dự án công ty tham gia thi công đều đạt và vượt tiến độ đề ra. Trình độ tay nghề, chất lượng nguồn nhân lực và lòng tin của tập thể người lao động vào sự lãnh đạo của ban giám đốc đã tác động tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Trong những năm gần đây, Lilama 10 đã chú trọng đầu tư trang thiết bị với công nghệ hiện đại, sản xuất, lắp đặt những sản phẩm đạt chất lượng cao, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng đã giúp tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của công ty trên thương trường. Trình độ sản xuất cao chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty ký kết được hợp đồng với các đối tác, làm tăng doanh thu, đồng thời tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu quả kinh doanh, phần nào cải thiện tình hình tài chính của công ty.

90

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10

Một phần của tài liệu hân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Lilama 10 (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)