2.3.2.1 Hạn chế
Mặc dù, công tác quản lý tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đã có những thay đổi tích cực, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động
của Trung tâm. Tuy nhiên, với các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc hiện nay thì công tác này bộc lộ một số hạn chế nhƣ sau:
* Quản lý tài chính của Trung tâm chủ yếu mang tính phụ thuộc
- Đối với các nguồn thu từ bên ngoài: Sau khi thu đƣợc từ khách hàng, toàn bộ nguồn thu này đƣợc nộp về Đài THVN hàng quý.
- Đối với nguồn kinh phí do Đài THVN cấp: Hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định giao dự toán đầu năm của Tổng giám đốc Đài THVN thông qua tham mƣu, đề xuất của Ban Kế hoạch- tài chính. Vì vậy, việc cấp kinh phí vẫn mang tính chất “xin-cho”.
- Đối với việc quản lý chi:
Hiện nay Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đang thực hiện quản lý các khoản chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm. Tuy nhiên, quy chế này đƣợc xây dựng lên chỉ mang tính hình thức, thiếu tính chủ động sáng tạo, hoàn toàn phụ thuộc vào quy chế quản lý tài chính của Đài THVN.
Công tác thu, chi vẫn phụ thuộc vào dự toán chi tiết và phải đƣợc Tổng giám đốc Đài THVN phê duyệt thông qua đề xuất của Ban Kế hoạch - Tài chính. Điều này dẫn tới việc kiềm chế tính chủ động sáng tạo, mất đi quyền làm chủ cũng nhƣ trách nhiệm của đơn vị dự toán của Đài THVN nói chung cũng nhƣ của Trung tâm nói riêng, đặc biệt là thủ tục rƣờm rà, mất rất nhiều thời gian cho việc xử lý hồ sơ, giấy tờ dẫn tới công tác kém hiệu quả. Qua nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy đây là hạn chế mang tính hệ thống đang tồn tại ở hầu hết các đơn vị hành chính, sự nghiệp ở nƣớc ta hiện nay.
* Chưa khai thác hiệu quả các thiết bị, tài sản cố định và nhân lực do Trung tâm quản lý
- Trung tâm đang quản lý một khối lƣợng vật tƣ, tài sản cố định lớn (gần 1.000 tỷ đồng) gồm cả cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị,... Một số tài sản, thiết bị của Trung tâm chƣa đƣợc khai thác triệt để nhƣ: Cột anten phát sóng, các máy đo chuyên dụng và đặc biệt là các xe truyền hình lƣu động.
- Đối với nhân lực: Trung tâm vẫn quản lý, sử dụng nhân lực nhƣ thời bao cấp, công việc chỉ tập trung vào một số ít ngƣời, phần lớn số nhân sự còn lại không có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm; việc phân phối cơ cấu lao động giữa các bộ phận cũng chƣa đƣợc điều chỉnh phù hợp tạo ra sự mất cân đối giữa các bộ phận.
* Chất lượng sống của cán bộ nhân viên Trung tâm
- Việc phân bổ quỹ tiền lƣơng của Đài THVN hiện nay cho các đơn vị dự toán cấp II không hoàn toàn căn cứ vào năng lực sản xuất, số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của mỗi đơn vị tạo ra mà chia đều đầu ngƣời rồi nhân với số lƣợng ngƣời của mỗi đơn vị, sau đó mới tính đơn giá sản phầm, dịch vụ. Đối với Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng cũng vậy, đơn giá phát sóng không đƣợc tính trên chi phí thực tế. Vì vậy, quỹ tiền lƣơng của Trung tâm vẫn còn thấp so với giá trị thực tế Trung tâm cống hiến cho toàn Đài THVN.
- Mặt khác, ngoài tiền lƣơng thuộc quỹ lƣơng do Đài THVN phân bổ, Trung tâm không còn nguồn thu nào khác để bù đắp và nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên trong Trung tâm.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Những hạn chế trong công tác quản lý tài chính của Đài THVN nói chung và của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng nói riêng chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân chính nhƣ sau:
- Mặc dù đã đƣợc Chính phủ và Bộ Tài chính quyết định là một trong những đơn vị sự nghiệp đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ năm 2002 và đến năm 2008 đã đƣợc thực hiện chi tiêu nhƣ một doanh nghiệp Nhà nƣớc, nhƣng đến nay Đài THVN vẫn chƣa mạnh dạn giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị cấp dƣới nói chung và Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng nói riêng theo các văn bản hƣớng dẫn hiện hành.
Đài THVN, tuy nhiên đến nay Trung tâm chƣa đƣợc quyền chủ động khai thác triệt để các nguồn thu này.
- Công tác quản lý thu, chi và trả lƣơng cho cán bộ nhân viên Trung tâm còn nhiều quy định ràng buộc, chƣa khuyến khích đƣợc khả năng tƣ duy, sáng tạo và nhiệt huyết trong công việc của mỗi cán bộ nhân viên.
- Công tác quản lý tài chính kế toán chƣa đƣợc chú trọng: Tin học hóa trong công tác tài chính, tài sản của Trung tâm chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ, thiếu tính linh hoạt và tiện ích; Công tác đào tạo chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm và nghiệp vụ kế toán đơn vị sự nghiệp có thu và kế toán doanh nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
- Một số vị trí công tác chuyên môn chƣa đƣợc bổ sung, điều chuyển gây ra chậm chễ trong quản lý cũng nhƣ thực hiện công tác chuyên môn.
- Về nhận thức: Mặc dù, trong quá trình quản lý tài chính tại Trung tâm đã đƣợc thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của Đài THVN, tuy nhiên việc nghĩ ra và đề xuất những nguồn thu mới cho đơn vị nói riêng và cho Đài THVN nói chung là rất hạn chế. Hầu hết cán bộ nhân viên đều hiểu rằng mình đang đƣợc bao cấp. Việc nỗ lực trong công tác, đề xuất, tham mƣu cho Lãnh đạo hay không cũng không ảnh hƣởng gì tới quyền lợi cũng nhƣ trách nhiệm của mình. Một bộ phận khác mong muốn “hạ cánh an toàn” do đã sắp đến tuổi nghỉ hƣu, không muốn thay đổi cơ chế.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG