Số hóa toàn bộ hệ thống truyền dẫn từ năm 2011.
Đến 2015 đảm bảo phủ sóng mặt đất các chƣơng trình truyền hình quảng bá đến 100% hộ dân cƣ.
Bảng 3.1. Các dự án, công trình trọng điểm giai đoạn 2011-2015
STT Tên dự án Tiến độ thực hiện Nguồn vốn Ghi chú 1 Xây dựng mạng cáp quang đƣờng trục 2011-2015 VTV Nhóm A
2 Phủ sóng TH biển đảo 2010-2015 NSNN Nhóm B, đang triển khai 3 Phủ sóng TH vùng Tây bắc 2010-2015 NSNN Nhóm B, đang triển khai 4 Xây dựng mạng phát sóng số mặt đất 2010-2015 VTV Bao gồm nhiều dự giai đoạn, đã triển khai 2 máy phát tại HN, TP. HCM.
5 Xây dựng hệ thống truyền dẫn vệ tinh băng C
2010-2011 VTV Đang triển khai
6 Bổ sung các máy phát
sóng mặt đất tƣơng tự 2010-2011 VTV
Đang triển khai
3.1.4 Định hướng mô hình hoạt động và cơ chế quản lý tài chính
Nhƣ đã trình bày trong phần thực trạng, Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng là đơn vị dự toán cấp II trực thuộc Đài THVN, thực hiện thu, chi theo dự toán hàng năm đƣợc Đài THVN giao. Qua thời gian hoạt động, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc nói chung và của ngành truyền thông truyền hình nói riêng, Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đã biểu lộ tiềm lực nội tại và nhiều tiềm năng phát triển nguồn thu, có khả năng tự chủ duy trì và phát triển chuyên môn cũng nhƣ cơ sở vật chất và bộ máy của Trung tâm.
Qua luận văn này, chúng tôi đề xuất chuyển đổi mô hình quản lý tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng thành mô hình quản lý tài chính của một đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo 100% kinh phí, làm tiền đề cho tiến trình chuyển đổi sang cơ chế tài chính doanh nghiệp. Đây là bƣớc đi đúng đắn, khách quan, tất yếu và phù hợp với luật viễn thông cũng nhƣ đảm bảo sự cạnh tranh trong thị trƣờng viễn thông trong nƣớc và quốc tế hiện nay.
Để đảm bảo duy trì hoạt động và hoạt động hiệu quả khi đổi mới quản lý tài chính, bƣớc đầu tiên chúng tôi đề xuất thay đổi mô hình quản lý tổ chức và điều chỉnh, bổ sung thêm các chức năng, nhiệm vụ nhƣ sau:
3.1.4.1 Mô hình hoạt động của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng trong điều kiện tự chủ
Hình 3.1. Mô hình hoạt động trong điều kiện tự chủ tài chính
(Nguồn: Tác giả đề xuất, 2010)
Giám đốc Trung tâm Pgđ Kỹ thuật Phòng TCHC Phòng Kế hoạch Đầu tƣ Phòng ĐHKS Phòng Kỹ thuật
Đài PSQG GVII Đài PSQG Tam
Đảo Đài PS vệ tinh GVI, Vĩnh Yên Phòng ĐLKĐ Phòng QLPS Miền Bắc Đài PSQG TDM, Bà Rịa Phòng QLPS Nam
Miền Trung Tây Nguyên Phòng QLPS Miền Nam Pgđ Kinh tế Pgđ nhân sự Phòng Tài chính kế toán
3.1.4.2 Những thay đổi so với mô hình cũ
* Về cơ cấu tổ chức
- Bổ sung thêm 02 phó giám đốc (01 phó giám đốc phụ trách kinh tế và 01 phó giám đốc phụ trách nhân sự);
- Thành lập thêm 01 phòng (Phòng Kế hoạch Đầu tƣ) đƣợc tách ra từ phòng Kế hoạch-Tài vụ;
- Các chức năng, nhiệm vụ của các phòng và các Đài trực thuộc trung tâm đƣợc bổ sung, điều chỉnh phù hợp với đặc thù của đơn vị sự nghiệp có thu và đặc thù của Trung tâm. Cụ thể nhƣ sau:
* Về chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Trung tâm
1) Phòng Kế hoạch Đầu tƣ
- Phòng Kế hoạch Đầu tƣ có chức năng nghiên cứu, tìm kiếm, phát triển và quản lý tốt các nguồn thu, chi đồng thời là đầu mối thực hiện toàn bộ công tác mua sắm vật tƣ, tài sản cố định và thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển của Trung tâm. Phòng Kế hoạch Đầu tƣ có nhiệm vụ nhƣ sau:
- Xây dựng chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch phát triển Trung tâm dài hạn, 5 năm và hàng năm trình Giám đốc Trung tâm duyệt. Hƣớng dẫn và kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các đơn vị trong Trung tâm.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Trung tâm để lập quy hoạch xây dựng, lập các dự án đầu tƣ và tổ chức triển khai, công tác đầu tƣ;
- Chủ trì xây dựng và tổng hợp chiến lƣợc, kế hoạch thu hút các nguồn vốn, điều phối và quản lý các nguồn vốn đƣợc cấp;
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng đơn giá, định mức thu của Trung tâm, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của Đài THVN;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác thuộc Trung tâm việc tổ chức các chuyến công tác nƣớc ngoài và đón tiếp các đoàn khách nƣớc ngoài tới công tác tại Trung tâm;
- Tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ các công trình xây dựng, và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ các dự án;
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Trung tâm và các nhà thầu để hƣớng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tƣ;
- Thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp, lập báo cáo thống kê thƣờng xuyên và theo chuyên đề phù hợp với quy định của Nhà nƣớc;
- Quản lý cán bộ, viên chức thuộc Phòng theo sự phân cấp của Trung tâm ; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tƣ đƣợc Trung tâm cấp để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao;
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc Trung tâm. 2) Phòng Kỹ thuật
- Quản lý, giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế của các đơn vị khác theo phân công của Giám đốc Trung tâm.
- Trực tiếp quản lý, thực hiện các hợp đồng kinh tế với bên ngoài thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình nhằm tăng nguồn thu cho Trung tâm theo phân công của Giám đốc Trung tâm
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Trung tâm. 3) Phòng Đo lƣờng Giám định
- Trực tiếp quản lý, thực hiện các hợp đồng kinh tế với bên ngoài thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình nhằm tăng nguồn thu cho Trung tâm theo phân công của Giám đốc Trung tâm
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Trung tâm. 4) Phòng Quản lý phát sóng khu vực phía Bắc; phòng Quản lý phát sóng khu vực Nam Miền Trung Tây Nguyên và phòng Truyền dẫn lƣu động
- Tham gia triển khai thực hiện các dự án, công trình, hợp đồng theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm;
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo các hợp đồng kinh tế ký với các đơn vị ngoài Đài (sửa chữa, bảo dƣỡng, đào tạo,...) theo sự phân công của Lãnh đạo Trung tâm nhằm tạo nguồn thu cho Trung tâm;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Trung tâm; 5) Quyền và trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm
- Giám đốc Trung tâm là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc Đài THVN về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm:
- Quản lý, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của Đảng và Chính phủ, theo các dự án và hợp đồng đƣợc ký kết;
- Quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, quản lý tài chính, cơ sở vật chất, tài sản theo đúng các quy định hiện hành;
- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực, trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao;
- Chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ, đảm bảo tính dân chủ, công bằng, công khai, đoàn kết, không ngừng nâng cao thu nhập hợp pháp của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm;
- Đầu tƣ xây dựng một cách hợp lý, hiệu quả nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, viên chức;
- Đề nghị Đài THVN thành lập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm các chức danh lãnh đạo các đơn vị của Trung tâm theo thẩm quyền;
- Phân công, phân nhiệm trong lãnh đạo Trung tâm. Phân cấp quản lý đối với các đơn vị thuộc Trung tâm. Thành lập các hội đồng tƣ vấn, tổ công tác giúp việc trong hoạt động của Trung tâm;
- Ra quyết định mệnh lệnh đối với đơn vị, cá nhân trực thuộc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của Trung tâm;
- Là chủ tài khoản của Trung tâm, duyệt các khoản chi theo đúng quy định của Đài THVN và của Nhà nƣớc;
- Sử dụng các phƣơng tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác theo quy định của Đài THVN, của Nhà nƣớc. Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc về tình trạng lãng phí, tham nhũng trong đơn vị mình quản lý;
- Thực hiện chế độ báo cáo, xử lý công văn theo thẩm quyền quy định; - Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và báo cáo Tổng giám đốc kết quả giải quyết;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Đài THVN; 6) Quyền và trách nhiệm của các phó Giám đốc Trung tâm
- Là những ngƣời giúp giám đốc, thay mặt Giám đốc trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc khi đƣợc Giám đốc phân công và cùng giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc về hoạt động của Trung tâm. Các phó giám đốc có trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc Giám đốc Trung tâm và cấp trên về kết quả hoạt động của các công việc đƣợc giao;
- Tổ chức xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch thuộc công việc phụ trách;
- Báo cáo giám đốc thƣờng xuyên, đột xuất kết quả công việc đƣợc phân công phụ trách giải quyết theo quy định;
- Duyệt các khoản chi theo quy định của Giám đốc, của Đài THVN và của Nhà nƣớc. Sử dụng các cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ, công tác đƣợc giao theo quy định;
- Khi giám đốc điều chỉnh sự phân công giữa các phó giám đốc thì các phó giám đốc phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ tài liệu có liên quan cho nhau và báo cáo giám đốc;
3.2 Đổi mới quản lý tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát sóng
3.2.1 Chủ động khai thác các nguồn thu để phục vụ chi thường xuyên tại Trung tâm
3.2.1.1 Củng cố và tăng cƣờng các nguồn thu hiện có
- Xây dựng lại đơn giá phát sóng máy phát thanh trên cơ sở đảm bảo bù đắp chi phí tối thiểu để duy trì và phát triển (trong đó có chú trọng tới việc phát sóng tại vùng cao, có điều kiện đặc biệt khó khăn).
- Xây dựng lại đơn giá cho thuê mặt bằng tại Hà Nội, Tam đảo và các điểm khác, phù hợp với giá thị trƣờng thời điểm hiện tại.
- Tổ chức ký kết hợp đồng theo từng năm và có thỏa thuận thay đổi đơn giá trong các điều kiện cụ thể. Trong đó có quy định cụ thể các chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng tài sản do phía thuê chi trả.
3.2.1.2 Khai thác các nguồn thu mới
* Thu từ dịch vụ truyền dẫn và phát sóng
Hiện nay Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đang quản lý 120 hệ thống máy phát sóng truyền hình mặt đất (41 hệ thống phát sóng VTV1, 29 hệ thống máy phát sóng VTV2, 41 hệ thống máy phát sóng VTV3 và 9 hệ thống máy phát sóng VTV6), 01 trạm vi ba và quản lý việc phát sóng vệ tinh thƣờng xuyên band C, phát sóng không thƣờng xuyên (trực tiếp) băng Ku và band C để phát sóng các chƣơng trình THQG, phủ sóng trên toàn quốc, vƣơn ra toàn châu á, Tây Âu và Bắc Mỹ.
- Đối với phát sóng mặt đất
Đơn giá phát sóng đƣợc tính cho 01 hệ thống máy phát hình/giờ phát sóng trên cơ sở chi phí thực tế (tiền điện, nƣớc, nhân công, chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên và khấu hao tài sản cố định).
Nhƣ vậy, với thời lƣợng phát sóng nhƣ hiện nay tính trung bình 1 năm Trung tâm sẽ thu đƣợc:
41 máy VTV1 x 19 tiếng x 180.000 x 365 ngày = 51.180.300.000 đồng 29 máy VTV2 x 19 tiếng x 180.000 x 365 ngày = 36.200.700.000 đồng 41 máy VTV3 x 24 tiếng x 180.000 x 365 ngày = 64.648.800.000 đồng 09 máy VTV3 x 19 tiếng x 180.000 x 365 ngày = 11.234.700.000 đồng
Cộng phát sóng mặt đất : 163.153.500.000 đồng - Đối với phát sóng vệ tinh thƣờng xuyên:
Đơn giá phát sóng đƣợc tính trên cơ sở cƣớc vệ tinh phải trả, chi phí thực tế và khấu hao tài sản cố định sử dụng để thu phát vệ tinh nhƣ sau:
3.600.000 x 24 giờ * 365 ngày = 31.536.000.000 đồng
- Đối với phát sóng vệ tinh không thƣờng xuyên (truyền hình trực tiếp): Đơn giá phát sóng đƣợc tính trên cơ sở cƣớc vệ tinh phải trả, chi phí thực tế và khấu hao tài sản cố định sử dụng để thu phát vệ tinh nhƣ sau:
6.800.000 x 2 giờ * 150 ngày = 2.040.000.000 đồng
Đơn giá trên chƣa bao gồm các loại thuế có liên quan theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
Đối với các dịch vụ phát sóng truyền hình, khách hàng đầu tiên và cũng là khách hàng lâu dài của Trung tâm chính là Đài THVN thông qua các hợp đồng phát sóng các chƣơng trình THQG.
* Thu từ việc kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn tại Tam Đảo
Hiện nay Trung tâm đã quản lý, khai thác Đài PSTH đặt tại cote 1200m Tam Đảo. Bộ phận hành chính và máy phát điện nằm tại cote 960m. Với diện tích đã đƣợc cấp cho Trung tâm là ....m2, hiện đang có một khu nhà hành chính xây kiểu khách sạn tại cote 960m từ những năm 90, là một trong những điểm nghỉ mát lý tƣởng tại Miền Bắc nƣớc ta.
Với quy mô khoảng 20 phòng, nếu đƣợc cải tạo, sửa chữa phù hợp, đồng thời trang bị đầy đủ trang thiết bị nội thất nhƣ một khách sạn thì đây là một nguồn thu đáng kể cho Trung tâm.
Tạm tính doanh thu 1 năm nhƣ sau:
- Thời gian phát sinh nguồn thu: 120/360 ngày
- Một ngày thu đƣợc TB: 300.000đ/phòng*15 phòng = 4.500.000 đ Một năm thu đƣợc: 4.500.000 x 120 ngày = 540.000.000 đ
* Thu từ việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy phát hình và các thiết bị chuyên dụng PTTH
Nhƣ đã trình bày ở trên, hiện nay Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đang có đội ngũ cán bộ kỹ sƣ, kỹ thuật viên chuyên môn về điện tử viễn thông, vô tuyến điện có thể nói là hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm quản lý, khai thác và sử dụng hơn 100 máy phát hình các thế hệ của các hãng nổi tiếng trên thế giới và kinh nghiệm sửa chữa, bảo dƣỡng và sử lý sự cố qua gần 20 năm, đây cũng là một nguồn thu đáng kể của Trung tâm khi thực hiện công tác này cho các Đài PTTH địa phƣơng và kể cả cho các công ty chuyên ngành trong nƣớc và nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
* Thu từ việc cho thuê máy móc, thiết bị chuyên dùng
Bƣớc đầu tập trung vào việc cho thuê một số máy móc, thiết bị chuyên dùng mà trên thị trƣờng truyền thông đang có nhu cầu rất lớn.Cụ thể là:
- Cho thuê xe truyền dẫn vệ tinh lƣu động:
Xe truyền dẫn vệ tinh lƣu động đƣợc sử dụng trong các cuộc truyền hình trực tiếp tại các địa điểm không có thiết bị thu phát tín hiệu truyền hình cố định. Với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và chính trị nhƣ hiện nay, nhu cầu truyền hình trực tiếp ở tất cả các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trên cả