Đổi mới quản lý tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng

Một phần của tài liệu đổi mới quản lý tài chính ở trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đài truyền hình việt nam (Trang 84)

phát sóng

3.2.1 Chủ động khai thác các nguồn thu để phục vụ chi thường xuyên tại Trung tâm

3.2.1.1 Củng cố và tăng cƣờng các nguồn thu hiện có

- Xây dựng lại đơn giá phát sóng máy phát thanh trên cơ sở đảm bảo bù đắp chi phí tối thiểu để duy trì và phát triển (trong đó có chú trọng tới việc phát sóng tại vùng cao, có điều kiện đặc biệt khó khăn).

- Xây dựng lại đơn giá cho thuê mặt bằng tại Hà Nội, Tam đảo và các điểm khác, phù hợp với giá thị trƣờng thời điểm hiện tại.

- Tổ chức ký kết hợp đồng theo từng năm và có thỏa thuận thay đổi đơn giá trong các điều kiện cụ thể. Trong đó có quy định cụ thể các chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng tài sản do phía thuê chi trả.

3.2.1.2 Khai thác các nguồn thu mới

* Thu từ dịch vụ truyền dẫn và phát sóng

Hiện nay Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đang quản lý 120 hệ thống máy phát sóng truyền hình mặt đất (41 hệ thống phát sóng VTV1, 29 hệ thống máy phát sóng VTV2, 41 hệ thống máy phát sóng VTV3 và 9 hệ thống máy phát sóng VTV6), 01 trạm vi ba và quản lý việc phát sóng vệ tinh thƣờng xuyên band C, phát sóng không thƣờng xuyên (trực tiếp) băng Ku và band C để phát sóng các chƣơng trình THQG, phủ sóng trên toàn quốc, vƣơn ra toàn châu á, Tây Âu và Bắc Mỹ.

- Đối với phát sóng mặt đất

Đơn giá phát sóng đƣợc tính cho 01 hệ thống máy phát hình/giờ phát sóng trên cơ sở chi phí thực tế (tiền điện, nƣớc, nhân công, chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên và khấu hao tài sản cố định).

Nhƣ vậy, với thời lƣợng phát sóng nhƣ hiện nay tính trung bình 1 năm Trung tâm sẽ thu đƣợc:

41 máy VTV1 x 19 tiếng x 180.000 x 365 ngày = 51.180.300.000 đồng 29 máy VTV2 x 19 tiếng x 180.000 x 365 ngày = 36.200.700.000 đồng 41 máy VTV3 x 24 tiếng x 180.000 x 365 ngày = 64.648.800.000 đồng 09 máy VTV3 x 19 tiếng x 180.000 x 365 ngày = 11.234.700.000 đồng

Cộng phát sóng mặt đất : 163.153.500.000 đồng - Đối với phát sóng vệ tinh thƣờng xuyên:

Đơn giá phát sóng đƣợc tính trên cơ sở cƣớc vệ tinh phải trả, chi phí thực tế và khấu hao tài sản cố định sử dụng để thu phát vệ tinh nhƣ sau:

3.600.000 x 24 giờ * 365 ngày = 31.536.000.000 đồng

- Đối với phát sóng vệ tinh không thƣờng xuyên (truyền hình trực tiếp): Đơn giá phát sóng đƣợc tính trên cơ sở cƣớc vệ tinh phải trả, chi phí thực tế và khấu hao tài sản cố định sử dụng để thu phát vệ tinh nhƣ sau:

6.800.000 x 2 giờ * 150 ngày = 2.040.000.000 đồng

Đơn giá trên chƣa bao gồm các loại thuế có liên quan theo quy định của Chính phủ Việt Nam.

Đối với các dịch vụ phát sóng truyền hình, khách hàng đầu tiên và cũng là khách hàng lâu dài của Trung tâm chính là Đài THVN thông qua các hợp đồng phát sóng các chƣơng trình THQG.

* Thu từ việc kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn tại Tam Đảo

Hiện nay Trung tâm đã quản lý, khai thác Đài PSTH đặt tại cote 1200m Tam Đảo. Bộ phận hành chính và máy phát điện nằm tại cote 960m. Với diện tích đã đƣợc cấp cho Trung tâm là ....m2, hiện đang có một khu nhà hành chính xây kiểu khách sạn tại cote 960m từ những năm 90, là một trong những điểm nghỉ mát lý tƣởng tại Miền Bắc nƣớc ta.

Với quy mô khoảng 20 phòng, nếu đƣợc cải tạo, sửa chữa phù hợp, đồng thời trang bị đầy đủ trang thiết bị nội thất nhƣ một khách sạn thì đây là một nguồn thu đáng kể cho Trung tâm.

Tạm tính doanh thu 1 năm nhƣ sau:

- Thời gian phát sinh nguồn thu: 120/360 ngày

- Một ngày thu đƣợc TB: 300.000đ/phòng*15 phòng = 4.500.000 đ Một năm thu đƣợc: 4.500.000 x 120 ngày = 540.000.000 đ

* Thu từ việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy phát hình và các thiết bị chuyên dụng PTTH

Nhƣ đã trình bày ở trên, hiện nay Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đang có đội ngũ cán bộ kỹ sƣ, kỹ thuật viên chuyên môn về điện tử viễn thông, vô tuyến điện có thể nói là hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm quản lý, khai thác và sử dụng hơn 100 máy phát hình các thế hệ của các hãng nổi tiếng trên thế giới và kinh nghiệm sửa chữa, bảo dƣỡng và sử lý sự cố qua gần 20 năm, đây cũng là một nguồn thu đáng kể của Trung tâm khi thực hiện công tác này cho các Đài PTTH địa phƣơng và kể cả cho các công ty chuyên ngành trong nƣớc và nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

* Thu từ việc cho thuê máy móc, thiết bị chuyên dùng

Bƣớc đầu tập trung vào việc cho thuê một số máy móc, thiết bị chuyên dùng mà trên thị trƣờng truyền thông đang có nhu cầu rất lớn.Cụ thể là:

- Cho thuê xe truyền dẫn vệ tinh lƣu động:

Xe truyền dẫn vệ tinh lƣu động đƣợc sử dụng trong các cuộc truyền hình trực tiếp tại các địa điểm không có thiết bị thu phát tín hiệu truyền hình cố định. Với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và chính trị nhƣ hiện nay, nhu cầu truyền hình trực tiếp ở tất cả các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc ngày càng tăng.

- Cho thuê các thiết bị đo, thiết bị chuyên dùng khác:

3 đơn vị quản lý phát sóng thuộc Trung tâm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam hiện đang quản lý số lƣợng máy móc thiết bị chuyên dùng và đội ngũ kỹ thuộc lành nghề phục vụ sửa chữa, bảo dƣỡng toàn bộ các hệ thống máy phát

hình chƣơng trình THQG trên toàn quốc. Ngoài việc đảm bảo sóng THQG đƣợc liên tục, hiệu quả, các đơn vị này còn có tiềm lực sử dụng nhân lực và máy móc thiết bị chuyên dùng cho các doanh nghiệp, các Đài PTTH trên toàn quốc.

* Thu từ việc đào tạo chuyên ngành, tư vấn đầu trong lĩnh vực truyền thông- truyền hình

Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát sóng mặt đất và phát sóng vệ tinh, đã từng thực hiện nhiều dự án lớn, chuyên ngành truyền dẫn phát sóng cho Đài THVN và một số Đài PTTH trong nƣớc, Trung tâm có đủ năng lực kết hợp với các trƣờng đại học chuyên ngành kỹ thuật, các đơn vị kỹ thuật, các doanh nghiệp truyền thông,... nhằm tƣ vấn đào tạo và tƣ vấn đầu tƣ trong lĩnh vực truyền thông-truyền hình.

Ngoài ra, Trung tâm còn khai thác các nguồn thu từ các hoạt động tài chính, bao gồm: lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi; chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; Các khoản thu từ việc thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng và các khoản thu khác....

Với các nguồn thu nhƣ trình bày ở trên, hàng năm Trung tâm có thể tự đảm bảo 100% kinh phí cho chi thƣờng xuyên.

3.2.1.3 Thực hiện phân cấp nguồn thu cho một số đơn vị trực thuộc - Trƣớc hết cần xác định nguồn thu chủ chốt của Trung tâm là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ truyền dẫn và phát sóng truyền hình cố định và trực tiếp. Đối với nguồn thu này sẽ đƣợc quản lý thu, chi trực tiếp tại phòng kế hoạch đầu tƣ và phòng tài chính kế toán Trung tâm.

- Đối với các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác, mạnh dạn phân cấp cho các phòng trực tiếp quản lý, khai thác chủ động thu chi theo đúng quy chế quản lý tài chính của Trung tâm. Cụ thể:

Giao cho Đài PSTH Tam Đảo chủ động thu chi, trực tiếp quản lý, khai thác nguồn thu này.

+ Đối với các nguồn thu từ việc thực hiện các dịch vụ khác: Cũng giao cho các đơn vị chủ động tìm kiếm khách hàng, khuyến khích tăng thu và có các chế độ thƣởng phạt rõ ràng đối với mỗi đơn vị và cá nhân.

+ Phần chênh lệch thu, chi cuối năm sẽ đƣợc giữ lại đơn vị một phần nhằm sửa chữa, bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ tăng thu đồng thời cải thiện đời sống cán bộ trong đơn vị; phần còn lại nộp về Trung tâm nhƣ một nguồn thu của Trung tâm.

3.2.2 Đổi mới quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng dẫn phát sóng

3.2.2.1 Mục đích, yêu cầu

Mục đích của việc đổi mới quy chế quản lý tài chính nhằm đảm bảo quản lý tài chính, tài sản đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của Đài THVN, đảm bảo hiệu quả.

Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo nguyên tắc tập trung thống nhất, phát huy tính chủ động và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc trong quản lý, đảm bảo đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Thực hiện quyền chủ động gắn với tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật của Giám đốc Trung tâm về các quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của Đài THVN và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Nguồn kinh phí và doanh thu đƣợc xác định nhƣ Mục 3.2.1 trên đây. Toàn bộ các khoản thu do Giám đốc Trung tâm chủ động tổ chức xây dựng đơn giá phù hợp với điều kiện thực tế đảm bảo tối thiểu đủ bù chi; tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và của Đài THVN.

3.2.2.2 Một số quy định cụ thể

* Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực ... (dƣới đây gọi tắt là chi phí vật tƣ) đƣợc quản lý chặt chẽ về mức tiêu hao và giá vật tƣ:

- Mức tiêu hao vật tƣ: Căn cứ các quy định của các cấp có thẩm quyền ban hành và tình hình cụ thể, Trung tâm phải xây dựng đƣợc hệ thống định mức tiêu hao vật tƣ cụ thể, chính xác và mang lại hiệu quả cao. Đối với công cụ, dụng cụ sử dụng từ 01 năm trở lên và có giá trị từ 5 triệu đồng đến dƣới 10 triệu đồng thì phân bổ chi phí trong 2 năm.

- Giá vật tƣ: Dùng để hạch toán và xác định chi phí vật tƣ là giá mua thực tế.

* Chi phí khấu hao tài sản cố định

Tất cả tài sản cố định hiện có của Trung tâm đƣợc trích khấu hao, gồm cả tài sản không cần sử dụng, chờ thanh lý (trừ những tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhƣng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, những tài sản cố định thuộc công trình phúc lợi công cộng, nhà ở).

Mức trích khấu hao tài sản cố định, sử dụng số tiền khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp và quy định của Đài THVN.

Công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, tài sản, thiết bị đã đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa quyết toán giá trị công trình, dự án đƣợc tạm hạch toán ghi tăng giá trị tài sản cố định theo thực tế nghiệm thu để trích khấu hao và đƣợc điều chỉnh lại giá trị tài sản cố định khi quyết toán giá trị công trình, dự án đƣợc duyệt nếu có chênh lệch giữa giá trị tạm hạch toán ghi tăng và giá trị quyết toán đƣợc duyệt của TSCĐ.

* Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca

- Chi tiền lƣơng của Trung tâm bao gồm các khoản tiền lƣơng, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lƣơng phải trả cho ngƣời lao động tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của Trung tâm theo chế độ hiện hành.

- Việc xác định quỹ lƣơng, chi trả lƣơng, phụ cấp lƣơng, phụ cấp thêm giờ, tiền ăn trƣa và các khoản thu nhập khác cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc và phƣơng án chi trả lƣơng của Trung tâm.

* Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; chi phí cho tổ chức Đảng, Đoàn thể

Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn đƣợc tính trên cơ sở quỹ tiền lƣơng của Trung tâm và các chế độ hiện hành của Nhà nƣớc.

Chi phí cho tổ chức Đảng, đoàn thể đƣợc chi từ nguồn kinh phí của tổ chức này, nếu nguồn kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể không đủ để chi thì phần chênh lệch thiếu đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

* Chi phí chuyên môn ngành

- Các khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí điện, nƣớc, tiền bốc vác, vận chuyển, mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê kiểm toán, tƣ vấn, thuê kiểm toán, tƣ vấn, quảng cáo, thuê thiết bị, tài sản, dịch vụ khác, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, khoản nợ khó đòi và các dịch vụ mua ngoài khác nhƣ cƣớc phí điện thoại, internet, cƣớc phí bƣu chính, cƣớc phí vệ tinh,... do Giám đốc Trung tâm quyết định, khi thực hiện phải chấp hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định và đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm, khi kết thúc công việc.

- Thanh toán công tác phí: Đƣợc áp dụng theo đúng quy định của Nhà nƣớc và của Đài THVN. Đối tƣợng đƣợc thanh toán công tác phí bao gồm: cán bộ, viên chức, ngƣời lao động có hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên của đơn vị và hợp đồng lao động dƣới 12 tháng đƣợc Đài THVN giao cho đơn vị ký hợp đồng.

- Chi cho cán bộ, viên chức và ngƣời lao động đi công tác nƣớc ngoài, chi đón tiếp khách nƣớc ngoài vào làm việc tại Đài THVN: Khi có nhu cầu cử cán bộ ra nƣớc ngoài công tác hoặc mời phía nƣớc ngoài vào làm việc, phải nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ của đoàn ra, đoàn vào, số đoàn ra, đoàn vào, nƣớc tới công tác, dự kiến thời gian, số lƣợng ngƣời của mỗi đoàn và lập kế hoạch gửi Ban Hợp tác quốc tế tổng hợp báo cáo lãnh đạo Đài quyết định chủ trƣơng.

Việc thanh toán chi phí đoàn ra, đoàn vào đƣợc thực hiện theo đúng chế độ, định mức quy định của Đài THVN.

* Chi phí bằng tiền khác

Là các khoản chi phí: thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, khánh tiết, quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị, chi phí tuyển dụng, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên, chi bảo hộ lao động và đồng phục, các khoản thiệt hại đƣợc phép hạch toán vào chi phí, chi phí bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng, tiền đóng lệ phí, niên liễm, chi phí dự thầu, trợ cấp thôi việc cho ngƣời lao động theo quy định của Luật lao động và các khoản chi khác.

- Các khoản chi giao dịch, tiếp khách, quảng cáo, tiếp thị, hội họp và chi phí bằng tiền khác phải gắn liền với sản xuất, kinh doanh và hiệu quả kinh tế .

- Đơn vị đƣợc chi thƣởng năng suất lao động, thƣởng những chƣơng trình hay, thƣởng sáng kiến, cải tiến, thƣởng tiết kiệm vật tƣ và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Mức thƣởng do Giám đốc Trung tâm quyết định. - Đối với các khoản chi phối hợp sản xuất giữa các đơn vị trong Đài: Các đơn vị thực hiện theo quy định tại Quy chế phối hợp sản xuất chƣơng trình của Tổng giám đốc Đài THVN.

* Chi mua sắm, sửa chữa lớn thiết bị, tài sản cố định

Việc mua sắm, sửa chữa lớn thiết bị, tài sản cố định đơn vị thực hiện theo yêu cầu thực tế của Trung tâm. Thủ tục, trình tự thực hiện mua sắm, sửa

Một phần của tài liệu đổi mới quản lý tài chính ở trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đài truyền hình việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)