1.3.1.1 Luật Ngân sách nhà nƣớc
Từ khi có Luật Ngân sách nhà nƣớc mọi khoản chi ngân sách nhà nƣớc, trong đó có chi cho ĐVSN, đều phải tuân theo Luật. Ngân sách nhà nƣớc đƣợc quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.
Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nƣớc, phân bổ ngân sách trung ƣơng, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nƣớc.
Theo Luật Ngân sách nhà nƣớc, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc phải lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nƣớc theo các quy định thống nhất trong cả nƣớc. Ngoài ra, việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc phải đúng mục đích và theo mục lục mà Luật đã quy định.
Nhờ có Luật Ngân sách nhà nƣớc, quản lý tài chính trong các ĐVSN trở nên minh bạch hơn, ổn định trong thời gian đủ dài để các đơn vị thụ hƣởng ngân sách có điều kiện tìm phƣơng án sử dụng ngân sách hiệu quả, kích thích tính tự chủ của ĐVSN nhiều hơn trƣớc trong tìm kiếm lợi ích từ tiết kiệm chi ngân sách nhà nƣớc, tạo cơ chế kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc và cơ quan ngôn luận đối với việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, do luật Ngân sách nhà nƣớc của ta còn chƣa thực sự hoàn thiện, nhiều quy định còn cứng nhắc, ví dụ nhƣ quy định phải sử dụng ngân sách theo mục lục ngân sách, quy định ngân sách cấp dƣới thuộc ngân sách cấp trên,… đã hạn chế quyền tự chủ của đơn vị cơ sở trong sử dụng ngân sách hiệu quả. Ngoài ra, muốn cải tiến quản lý tài chính ở các ĐVSN phải chờ sự thay đổi của Luật
Ngân sách nhà nƣớc nên thƣờng chậm chạp.
1.3.1.2 Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc là toàn bộ các chính sách, chế độ chi tài chính thống nhất trong các cơ quan nhà nƣớc mà các ĐVSN phải tuân thủ. Trong cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc, các công cụ về định mức chi tiêu, danh mục đƣợc phép chi tiêu, quy trình xét duyệt và cấp ngân sách, phân cấp quản lý chi tài chính công...có vai trò quan trọng. Thông qua cơ chế quản lý tài chính, Nhà nƣớc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực tài chính công trong các ĐVSN. Chính vì thế, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc là cơ sở, nền tảng của quản lý tài chính trong các ĐVSN. Tính chất tiến bộ hay lạc hậu của cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc ảnh hƣởng trực tiếp đến quản lý tài chính trong các ĐVSN.
Một mặt, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Nó đƣợc xây dựng dựa trên quan điểm định hƣớng về chính sách quản lý ĐVSN trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nƣớc nhằm cụ thể hóa các chính sách đó. Cơ chế này sẽ vạch ra các khung pháp lý về mô hình quản lý tài chính của ĐVSN, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát,.đến quyết toán kinh phí, nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc có tính đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cƣờng và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính, giúp cho ĐVSN thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao. Ngƣợc lại, nếu các định mức quá lạc hậu, quy trình cấp phát và kiểm tra quá rắc rối, phức tạp thì không chỉ chi phí quản lý tài chính tăng, mà còn gây tình trạng che dấu, biến báo các khoản chi cho hợp lệ, hoặc quản lý tài chính không theo kịp hoạt động chuyên môn trong các ĐVSN.
Cơ chế tài chính nếu đƣợc thiết lập phù hợp, hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứng đủ nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tránh đƣợc thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, tạo tiền đề vật chất cho việc thực hiện tốt các chƣơng trình quốc gia về hoạt động sự nghiệp. Ngƣợc lại, nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc không phù hợp sẽ làm cho các chƣơng trình đƣợc thực hiện không nhƣ mong muốn, thậm chí làm cho chƣơng trình phá sản.
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đóng vai trò nhƣ một cán cân công lý, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính giữa các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp khác nhau, cũng nhƣ giữa các ĐVSN trong cùng một lĩnh vực. Nhờ đó, các ĐVSN dù hoạt động ở đâu, lĩnh vực nào cũng đƣợc quan tâm, tạo điều kiện phát triển tƣơng xứng với yêu cầu của xã hội đối với lĩnh vực đó và tiềm lực kinh tế của quốc gia đó.
Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc vạch ra hành lang pháp lý cho ĐVSN nhƣng nếu các cơ chế này không phù hợp sẽ trở thành hàng rào trói buộc, cản trở đến quá trình tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính của ĐVSN, ảnh hƣởng xấu đến kết quả hoạt động chuyên môn của đơn vị. Nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc sơ hở, lỏng lẻo có thể làm hao tổn ngân sách nhà nƣớc, thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính khác mà không đạt đƣợc mục tiêu chính trị, xã hội đã định.
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua các văn bản pháp lý, các nghị định, thông tƣ, quyết định của Chính phủ, các bộ, ngành,...