Định hƣớng phát triển của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng và

Một phần của tài liệu đổi mới quản lý tài chính ở trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đài truyền hình việt nam (Trang 73)

sóng và quan điểm đổi mới quản lý tài chính

3.1.1 Định hướng công nghệ và mục tiêu phát triển đến năm 2015

3.1.1.1 Định hƣớng công nghệ

- Tiếp tục sử dụng các tiêu chuẩn DVB và các phiên bản tiếp theo cho hệ thống truyền dẫn phát sóng, đồng thời kết hợp với sử dụng các công nghệ TDPS mới có hiệu quả cao:

+ Sử dụng chuẩn nén MPEG (Motion Picture Expert Group) cho truyền dẫn và phát sóng số; đến 2015 sẽ sử dụng toàn bộ chuẩn nén MPEG-4 AVC (Advant Video Coding) và các phiên bản tiếp theo.

+ Phát sóng mặt đất: Duy trì hệ thống tƣơng tự hiện có, đồng thời chuyển đổi sang phát sóng số tiêu chuẩn DVB-T (Digital Video Broadcast- Terresterial) và các phiên bản tiếp theo phù hợp quy hoạch TDPS đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

+ Phát sóng vệ tinh: Duy trì DVB-S (Satellite) và chuyển dần sang DVB-S2.

+ Phát sóng trên mạng cáp hữu tuyến: Duy trì mạng cáp tƣơng tự hiện có, đến 2015 sẽ số hóa hoàn toàn, và sử dụng tiêu chuẩn DVB-C2 (Cable) cho mạng cáp số.

+ Đẩy nhanh việc áp dụng các công nghệ di động băng rộng (IMT- 2000) để phát triển các dịch vụ truyền hình di động.

- Xây dựng hạ tầng TDPS đồng bộ, hiện đại, thống nhất, quản lý trực tiếp để phát sóng các chƣơng trình phục vụ nhiệm vụ chính trị cũng nhƣ các

chƣơng trình giải trí, các chƣơng trình trả tiền, phủ sóng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu truyền dẫn phát sóng của các Đài PTTH địa phƣơng và các đơn vị khác.

- Phát triển hạ tầng TDPS đáp ứng yêu cầu hội tụ về công nghệ và dịch vụ. Đẩy nhanh quá trình số hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên tần số.

- Tham gia thị trường TDPS với các doanh nghiệp của Đài THVN hoặc các doanh nghiệp do Đài THVN nắm cổ phần chi phối, đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả.

3.1.1.2 Các chỉ tiêu quy hoạch

- Đến 2015, đảm bảo phủ sóng mặt đất các chƣơng trình truyền hình quảng bá đến gần hết 100% hộ dân cƣ.

- Số hóa toàn bộ hệ thống phát sóng trên tất cả các phƣơng thức phát sóng mặt đất, vệ tinh, cáp, ...

- Phủ sóng mạng cáp số hữu tuyến đến 100% hộ gia đình ở thành phố, đô thị.

3.1.2 Các mục tiêu cụ thể

3.1.2.1 Các yêu cầu về truyền dẫn phát sóng

Hệ thống truyền dẫn phát sóng của VTV đến năm 2015 cần đáp ứng đƣợc nhu cầu truyền dẫn và phát sóng các kênh chƣơng trình quốc gia VTV1, VTV2, VTV3, VTV5, VTV6); Các kênh chƣơng trình khu vực; Chƣơng trình đối ngoại (VTV4, VTV8); Các kênh chƣơng trình của các đài địa phƣơng; các kênh chƣơng trình truyền hình trả tiền (Cáp, DTH, truyền hình di động) và truyền dẫn các chƣơng trình truyền hình trực tiếp trong nƣớc và quốc tế.

3.1.2.2 Các phƣơng án xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu truyền dẫn phát sóng nói trên và để đảm bảo an toàn chủ động trong khâu truyền dẫn phát sóng, Đài THVN phải xây dựng một hạ tầng truyền dẫn phát sóng mạnh gồm:

+ Từ nay đến năm 2015, duy trì song song mạng máy phát tƣơng tự, kết hợp với phát triển mạng máy phát số mặt đất toàn quốc theo lộ trình số hóa đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

+ Xây dựng các mạng đơn tần cục bộ để mở rộng vùng phủ sóng trong địa bàn nội tỉnh, thành phố.

+ Xây dựng các trạm phát lại công suất nhỏ phục vụ vùng sâu, vùng xa và biên giới, hải đảo.

- Mạng cáp quang đƣờng trục:

+ Mạng cáp quang hữu tuyến tại các tỉnh, thành phố, truyền dẫn các chƣơng trình của Đài THVN, các chƣơng trình truyền hình trực tiếp, các chƣơng trình của các Trung tâm khu vực, của các Đài PTTH địa phƣơng và các dịch vụ gia tăng khác.

+ Mạng cáp quang này có thể do VTV đầu tƣ mới hoặc thuê, mua sợi cáp dài hạn với các đối tác hoặc kết hợp cả hai phƣơng thức nói trên. Dung lƣợng truyền dẫn hai chiều khoảng 300 kênh truyền hình (50% HD- High Difinition, superHD, 3D...).

- Hệ thống truyền dẫn vệ tinh băng C:

+ Trong giai đoạn chƣa có mạng cáp quang đƣờng trục, đây là đƣờng truyền dẫn chính các chƣơng trình quảng bá. Khi có mạng cáp quang đƣờng trục, thì vệ tinh băng C là đƣờng truyền dẫn dự phòng đến các trạm máy phát lớn và vẫn là đƣờng truyền dẫn chính đến các trạm phát lại công suất nhỏ.

+ Dung lƣợng truyền dẫn khoảng 8-10 chƣơng trình quảng bá (50% HD), có khóa mã để đảm bảo các điều kiện về bản quyền truyền hình.

- Hệ thống truyền dẫn chƣơng trình truyền hình trực tiếp:

+ Hệ thống truyền dẫn chƣơng trình truyền hình trực tiếp, hệ thống mạng trao đổi chƣơng trình trong nƣớc và quốc tế.

+ Kết hợp truyền dẫn qua cáp quang (hoặc mạng internet băng rộng), máy phát vệ tinh lƣu động và vi ba. Tối thiểu tại mỗi Trung tâm khu vực có 01 nhóm với đầy đủ thiết bị truyền dẫn để thực hiện truyền dẫn lƣu động cho

Đài THVN, các trung tâm khu vực và các Đài PTTH địa phƣơng. - Hệ thống truyền hình vệ tinh DTH (Direct to Home):

+ Phát sóng các chƣơng trình quảng bá miễn phí phục vụ nhân dân vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.

+ Phát sóng các chƣơng trình của các Đài PTTH địa phƣơng tại các tỉnh có địa hình phức tạp phục vụ nhân dân trong tỉnh.

+ Là đƣờng truyền vệ tinh dự phòng cho các trạm phát lại và các mạng truyền hình cáp hữu tuyến.

- Mạng cáp truyền hình hữu tuyến:

+ Phát triển tại trung tâm các tỉnh, thành phố và đô thị có dân cƣ sống tập trung. Dung lƣợng mạng cáp khoảng hơn 400 kênh truyền hình sử dụng cáp quang kết hợp cáp đồng, tƣơng lai sẽ sử dụng cáp quang đến hộ gia đình.

+ Kết hợp cung cấp các dịch vụ khác trên mạng cáp truyền hình nhƣ VOD, Internet, Data...

- Hệ thống TDPS chƣơng trình VTV4, VTV8 ra quốc tế: Phát sóng trên vệ tinh DTH thông dụng tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc. Kết hợp với thuê đối tác đƣa vào mạng truyền hình cáp và mạng IPTV tại các thành phố có nhiều ngƣời xem. Đƣờng truyền dẫn sẽ kết hợp giữa cáp quang và vệ tinh để giảm chi phí.

- Hệ thống truyền hình di động (MobileTV): Phục vụ cho các đối tƣợng có nhu cầu, phát triển theo khả năng kinh doanh.

- Hệ thống IPTV (Internet Protocol Television) và truyền hình internet: Đẩy mạnh việc phát triển IPTV, truyền hình internet trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế để tạo thêm cơ hội thu xem cho khán giả, phù hợp với xu thế hội tụ các dịch vụ trên mạng viễn thông.

- Các hệ thống TDPS khác:

+ Phát triển theo nhu cầu và sự tiến bộ về công nghệ truyền dẫn phát sóng công nghệ mới (3G- Generation, 4G, v.v...). Ứng dụng các dịch vụ khác nhƣ hội nghị truyền hình,.. trong hệ thống TDPS chung của Đài THVN.

+ Duy trì các hệ thống phát sóng hiện có tại Lào, Campuchia. 3.1.2.3 Quản lý hệ thống truyền dẫn phát sóng

Để đảm bảo các mục tiêu chất lƣợng, ổn định và an toàn tuyệt đối cho các hệ thống truyền dẫn phát sóng quốc gia, ngoài các giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý, về mặt công nghệ kỹ thuật cần thực hiện theo các hƣớng sau đây:

- Xây dựng phƣơng án truyền dẫn song song dự phòng: truyền dẫn băng C và mạng trục cáp quang.

- Xây dựng Trung tâm điều hành kiểm soát tín hiệu có thể kiểm soát việc truyền dẫn tín hiệu , chƣơng trình phát sóng đối với tất cả các phƣơng thức truyền dẫn phát sóng mặt đất, vệ tinh và mạng cáp.

3.1.3 Lộ trình đổi mới công nghệ kỹ thuật

Số hóa toàn bộ hệ thống truyền dẫn từ năm 2011.

Đến 2015 đảm bảo phủ sóng mặt đất các chƣơng trình truyền hình quảng bá đến 100% hộ dân cƣ.

Bảng 3.1. Các dự án, công trình trọng điểm giai đoạn 2011-2015

STT Tên dự án Tiến độ thực hiện Nguồn vốn Ghi chú 1 Xây dựng mạng cáp quang đƣờng trục 2011-2015 VTV Nhóm A

2 Phủ sóng TH biển đảo 2010-2015 NSNN Nhóm B, đang triển khai 3 Phủ sóng TH vùng Tây bắc 2010-2015 NSNN Nhóm B, đang triển khai 4 Xây dựng mạng phát sóng số mặt đất 2010-2015 VTV Bao gồm nhiều dự giai đoạn, đã triển khai 2 máy phát tại HN, TP. HCM.

5 Xây dựng hệ thống truyền dẫn vệ tinh băng C

2010-2011 VTV Đang triển khai

6 Bổ sung các máy phát

sóng mặt đất tƣơng tự 2010-2011 VTV

Đang triển khai

3.1.4 Định hướng mô hình hoạt động và cơ chế quản lý tài chính

Nhƣ đã trình bày trong phần thực trạng, Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng là đơn vị dự toán cấp II trực thuộc Đài THVN, thực hiện thu, chi theo dự toán hàng năm đƣợc Đài THVN giao. Qua thời gian hoạt động, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc nói chung và của ngành truyền thông truyền hình nói riêng, Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đã biểu lộ tiềm lực nội tại và nhiều tiềm năng phát triển nguồn thu, có khả năng tự chủ duy trì và phát triển chuyên môn cũng nhƣ cơ sở vật chất và bộ máy của Trung tâm.

Qua luận văn này, chúng tôi đề xuất chuyển đổi mô hình quản lý tài chính của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng thành mô hình quản lý tài chính của một đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo 100% kinh phí, làm tiền đề cho tiến trình chuyển đổi sang cơ chế tài chính doanh nghiệp. Đây là bƣớc đi đúng đắn, khách quan, tất yếu và phù hợp với luật viễn thông cũng nhƣ đảm bảo sự cạnh tranh trong thị trƣờng viễn thông trong nƣớc và quốc tế hiện nay.

Để đảm bảo duy trì hoạt động và hoạt động hiệu quả khi đổi mới quản lý tài chính, bƣớc đầu tiên chúng tôi đề xuất thay đổi mô hình quản lý tổ chức và điều chỉnh, bổ sung thêm các chức năng, nhiệm vụ nhƣ sau:

3.1.4.1 Mô hình hoạt động của Trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng trong điều kiện tự chủ

Hình 3.1. Mô hình hoạt động trong điều kiện tự chủ tài chính

(Nguồn: Tác giả đề xuất, 2010)

Giám đốc Trung tâm Pgđ Kỹ thuật Phòng TCHC Phòng Kế hoạch Đầu tƣ Phòng ĐHKS Phòng Kỹ thuật

Đài PSQG GVII Đài PSQG Tam

Đảo Đài PS vệ tinh GVI, Vĩnh Yên Phòng ĐLKĐ Phòng QLPS Miền Bắc Đài PSQG TDM, Bà Rịa Phòng QLPS Nam

Miền Trung Tây Nguyên Phòng QLPS Miền Nam Pgđ Kinh tế Pgđ nhân sự Phòng Tài chính kế toán

3.1.4.2 Những thay đổi so với mô hình cũ

* Về cơ cấu tổ chức

- Bổ sung thêm 02 phó giám đốc (01 phó giám đốc phụ trách kinh tế và 01 phó giám đốc phụ trách nhân sự);

- Thành lập thêm 01 phòng (Phòng Kế hoạch Đầu tƣ) đƣợc tách ra từ phòng Kế hoạch-Tài vụ;

- Các chức năng, nhiệm vụ của các phòng và các Đài trực thuộc trung tâm đƣợc bổ sung, điều chỉnh phù hợp với đặc thù của đơn vị sự nghiệp có thu và đặc thù của Trung tâm. Cụ thể nhƣ sau:

* Về chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Trung tâm

1) Phòng Kế hoạch Đầu tƣ

- Phòng Kế hoạch Đầu tƣ có chức năng nghiên cứu, tìm kiếm, phát triển và quản lý tốt các nguồn thu, chi đồng thời là đầu mối thực hiện toàn bộ công tác mua sắm vật tƣ, tài sản cố định và thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển của Trung tâm. Phòng Kế hoạch Đầu tƣ có nhiệm vụ nhƣ sau:

- Xây dựng chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch phát triển Trung tâm dài hạn, 5 năm và hàng năm trình Giám đốc Trung tâm duyệt. Hƣớng dẫn và kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các đơn vị trong Trung tâm.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Trung tâm để lập quy hoạch xây dựng, lập các dự án đầu tƣ và tổ chức triển khai, công tác đầu tƣ;

- Chủ trì xây dựng và tổng hợp chiến lƣợc, kế hoạch thu hút các nguồn vốn, điều phối và quản lý các nguồn vốn đƣợc cấp;

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng đơn giá, định mức thu của Trung tâm, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của Đài THVN;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác thuộc Trung tâm việc tổ chức các chuyến công tác nƣớc ngoài và đón tiếp các đoàn khách nƣớc ngoài tới công tác tại Trung tâm;

- Tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ các công trình xây dựng, và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ các dự án;

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Trung tâm và các nhà thầu để hƣớng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tƣ;

- Thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp, lập báo cáo thống kê thƣờng xuyên và theo chuyên đề phù hợp với quy định của Nhà nƣớc;

- Quản lý cán bộ, viên chức thuộc Phòng theo sự phân cấp của Trung tâm ; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tƣ đƣợc Trung tâm cấp để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao;

- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc Trung tâm. 2) Phòng Kỹ thuật

- Quản lý, giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế của các đơn vị khác theo phân công của Giám đốc Trung tâm.

- Trực tiếp quản lý, thực hiện các hợp đồng kinh tế với bên ngoài thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình nhằm tăng nguồn thu cho Trung tâm theo phân công của Giám đốc Trung tâm

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Trung tâm. 3) Phòng Đo lƣờng Giám định

- Trực tiếp quản lý, thực hiện các hợp đồng kinh tế với bên ngoài thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình nhằm tăng nguồn thu cho Trung tâm theo phân công của Giám đốc Trung tâm

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Trung tâm. 4) Phòng Quản lý phát sóng khu vực phía Bắc; phòng Quản lý phát sóng khu vực Nam Miền Trung Tây Nguyên và phòng Truyền dẫn lƣu động

- Tham gia triển khai thực hiện các dự án, công trình, hợp đồng theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm;

- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo các hợp đồng kinh tế ký với các đơn vị ngoài Đài (sửa chữa, bảo dƣỡng, đào tạo,...) theo sự phân công của Lãnh đạo Trung tâm nhằm tạo nguồn thu cho Trung tâm;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Trung tâm; 5) Quyền và trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm

- Giám đốc Trung tâm là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc Đài THVN về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm:

- Quản lý, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của Đảng và Chính phủ, theo các dự án và hợp đồng đƣợc ký kết;

- Quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, quản lý tài chính, cơ sở vật chất, tài sản theo đúng các quy định hiện hành;

- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực, trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao;

- Chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ, đảm bảo tính dân chủ, công bằng, công khai, đoàn kết, không ngừng nâng cao thu nhập hợp pháp của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm;

- Đầu tƣ xây dựng một cách hợp lý, hiệu quả nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, viên chức;

- Đề nghị Đài THVN thành lập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm các chức danh lãnh đạo các đơn vị của

Một phần của tài liệu đổi mới quản lý tài chính ở trung tâm kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đài truyền hình việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)