Cuộc thảo luận về việc bảo lãnh của LTCM, xem Rubin và Weiberg (2003), trang 284-

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ NỢ CÔNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ DỰA VÀO THỊ TRƯỜNG CÓ KHẢ THI (Trang 29)

Vấn đề tiếp theo là ngay cả khi giả định cuộc khủng hoảng kế tiếp xảy ra theo một trạng thái hoàn toàn bất ngờ, thì bằng cách nào đó, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến GIBC - cho dù cách thức có phần tinh tế hơn. Ví dụ, kết quả của những khoản nợ ẩn cũng như sự trái ngược giữa thâm hụt lớn về ngân sách và sự chênh lệch lớn giữa lãi suất – sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng; và có tác động xấu đến lĩnh vực hàng hóa và tài chính; điều này không khác nhiều so với một cuộc khủng hoảng có thể gây ra. Một điều đáng mừng là các nước đang từng bước giải quyết các nguyên nhân chính gây ra tình trạng dễ bị tổn thương, bao gồm việc điều hành thặng dư ngân sách lớn hơn, xây dựng nguồn dự trữ ngoại hối và chuyển dịch theo hướng nợ đồng nội tệ. Một số vấn đề sẽ được thảo luận chi tiết dưới đây cho các nước đã trải qua khủng hoảng nghiêm trọng vào những năm 1980, 1990 hoặc cả hai. Ba câu hỏi đã được giải quyết: (i) Có tồn tại mức nợ công bền vững hay không?(ii) Các nước có hành động gì để giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương?(iii)Thị trường cho bạn biết những gì?

4.1 Có tồn tại mức nợ công MAC bền vững?

Hệ số tỷ lệ nợ công trên GDP của phần lớn các nước MAC đã tăng lên đáng kể sau giữa những năm 1990. Qua kinh nghiệm của các nước Đông Á, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Thái Lan, cho thấy rằng nếu chỉ xem xét một mình hệ số này không có nghĩa là mức nợ công không bền vững. Bảng 5 cho chúng ta thấy sự tăng vọt đột ngột và khá lớn trong nợ công ở các nước này kể từ sau cuộc khủng hoảng 1997-1998, mà nguyên nhân chủ yếu là do việc phát hành trái phiếu chính phủ để tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng. Sau đó, các tài sản nước ngoài ròng đã được xây dựng và tăng cường đáng kể khả năng thanh toán quốc tế, với tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn giảm để dự trữ giảm xuống thấp hơn một. Tất cả các nền kinh tế đều tăng trưởng trong vòng năm năm qua và hầu hết các nước đều kỳ vọng họ sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 5%/năm trở lên trong năm tới. Tất cả sẽ được giải quyết bằng sự chuyển đổi cơ cấu trong lĩnh vực doanh nghiệp và tài chính, kết hợp với cố định tỷ giá hối đoái ngầm và các gói cứu trợ - kết nối các nhóm doanh nghiệp, đã dẫn đến bắt nguồn cho cuộc khủng hoảng xảy ra. Có một điều khẳng định hợp lý là nếu một cuộc khủng hoảng tương tự tái diễn, nợ công có thể được đẩy lên mức không bền vững; những thể chế và cải cách cơ cấu được thực hiện nhằm ngăn chặn những tình huống ngẫu nhiên như vậy xảy ra. Ngược lại, Philippines cũng gặp phải tình trạng nợ công gia tăng, nhưng nguyên nhân không phải vì tái cơ cấu vốn ngân hàng, mà do nợ ngoài ngân sách và thâm hụt ngân sách gia tăng do giảm thu thuế. Những ví dụ trên cho thấy rằng vấn đề củng cố tài chính là một ưu tiên rõ ràng .

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ NỢ CÔNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ DỰA VÀO THỊ TRƯỜNG CÓ KHẢ THI (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w