Ngân sách Trung ƣơng
3.1.1.2 Dự báo về sự thay đổi của ĐVSN du lịch công lập
Dự báo về sự thay đổi của ĐVSN công lập
- Mục tiêu
Mục tiêu cụ thể của chƣơng trình đổi mới lĩnh vực sự nghiệp là tạo ra hiệu quả và chất lƣợng ngày càng cao trong các ngành sự nghiệp chính (giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, sức khỏe, văn hóa, thể thao) và lan tỏa dần ra toàn bộ lĩnh vực sự nghiệp; đồng thời, bảo đảm sự cân bằng giữa chính sách kinh tế và chính sách văn hóa - xã hội, giữa nhịp độ cải cách kinh tế và cải cách văn hóa - xã hội. Vì vậy, mục tiêu chung và dài hạn là tạo nền
91
tảng và động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phương hướng:
Hiện nay, nƣớc ta đang từng bƣớc cải cách các ĐVSN với phƣơng hƣớng chính là:
+ Vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế thị trƣờng để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng HĐSN (quy luật cạnh tranh, quan hệ cung cầu, giá cả...), đồng thời không để các tác động tiêu cực của thị trƣờng ảnh hƣởng đến bản chất cao đẹp của lĩnh vực sự nghiệp.
+ Dùng năng lực vật chất của Nhà nƣớc để tạo điều kiện phát triển cân đối giữa kinh tế và văn hóa - xã hội, làm cho khoảng cách về phát triển văn hóa - xã hội giữa các vùng có thể thu hẹp lại sớm hơn sự chênh lệch về phát triển kinh tế.
+ Hiệu quả về phát triển lĩnh vực sự nghiệp đƣợc hiểu theo nghĩa hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp. Chất lƣợng đƣợc hiểu là chất lƣợng thích nghi với các tiêu chuẩn quốc tế.
+ Yêu cầu cải cách trong lĩnh vực sự nghiệp là yêu cầu tƣơng đối toàn diện, cả về cơ cấu và cơ chế, cả về số lƣợng và chất lƣợng, về đại trà và mũi nhọn, để cho các ngành sự nghiệp chính nƣớc ta cũng có "sức cạnh tranh" trong vùng và về một số mặt trong môi trƣờng quốc tế.
- Nhiệm vụ
Từ mục đích và phƣơng hƣớng nêu trên, nhiệm vụ chủ yếu về cải cách lĩnh vực sự nghiệp bao gồm:
+ Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa và mở rộng thu hút các nguồn lực xã hội vào việc phát triển lĩnh vực sự nghiệp. Trong khi mở rộng các nguồn tham gia vào phát triển sự nghiệp, cần chú ý:
92
o Có biện pháp cân đối và chế tài cụ thể để tránh làm tăng thêm bất
bình đẳng trong xã hội và khắc phục những tiêu cực bất lợi;
o Có phƣơng pháp tổ chức thích hợp để huy động sự tham gia của các chủ thể xã hội hóa vào việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của HĐSN;
o Xây dựng một quy hoạch mạng lƣới tổ chức sự nghiệp phù hợp với yêu cầu và khả năng huy động của từng thời kỳ phát triển.
+ Xây dựng thể chế mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ĐVSN thuộc Nhà nƣớc, coi đây là chính sách chủ yếu để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng của HĐSN. Chế độ tự chủ bao gồm tự chủ đầy đủ về kế hoạch hoạt động và phát triển của đơn vị, tự chủ đầy đủ về tài chính cả phần thu và phần chi, tự chủ đầy đủ về tổ chức bộ máy và nhân sự. Chế độ tự chịu trách nhiệm xác định ĐVSN là tổ chức có tƣ cách pháp nhân độc lập (trừ một số ít có thể còn giữ tƣ cách phụ thuộc một thời gian nhất định), là đơn vị hạch toán độc lập, là tổ chức phi lợi nhuận với trách nhiệm hữu hạn và đƣợc điều chỉnh bởi luật lệ riêng. Loại hình tổ chức sự nghiệp đƣơng nhiên tách ra khỏi khối hành chính, nhƣng cũng không hoạt động theo "cơ chế doanh nghiệp".
+ Chế độ tự chủ tài chính đặt ra một số vấn đề xuất phát từ việc chuyển từ chế độ dự toán sang chế độ tự hạch toán hay hạch toán độc lập. Những năm đầu, có thể có ba mức hạch toán: một số đơn vị chƣa có khả năng thu (nhƣ thực hiện các dịch vụ hành chính) vẫn tiếp tục thực hiện chế độ dự toán; một số đơn vị có điều kiện tự hạch toán, có thể cân đối thu chi, thì thực hiện cơ chế hạch toán độc lập đầy đủ. Còn lại số đơn vị nằm ở khoảng giữa, có thu nhƣng không đủ chi thì áp dụng cơ chế tự hạch toán một phần, lấy thu bù chi và nhận một phần nguồn tài chính từ ngân sách trong một thời gian nhất định. Trong quá trình cải cách từng bƣớc, những đơn vị dự toán sẽ chuyển thể dần thành đơn vị hạch toán một phần; những đơn vị hạch toán một phần sẽ chuyển thể dần thành đơn vị tự hạch toán đầy đủ; một số đơn vị hạch toán độc lập có
93
điều kiện cũng có thể chuyển sang thành doanh nghiệp. Quá trình chuyển đổi đó cần có thiết kế để thực hiện và có thời gian để hoàn thành, tốt nhất không vƣợt qua năm 2010.
Tóm lại, việc đổi mới các ngành sự nghiệp (giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, v.v.) đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết trong toàn bộ công cuộc đổi mới của đất nƣớc. Song đổi mới lĩnh vực sự nghiệp không phải đơn giản, dễ dàng, cần tiến hành một cách đồng bộ và tƣơng đối toàn diện. Trƣớc hết, cần xây dựng một chƣơng trình đổi mới các ngành sự nghiệp hoàn chỉnh, dựa trên những kết quả khảo sát, điều tra đầy đủ và phân tích kinh tế - xã hội chi tiết để đề xuất những giải pháp cụ thể, bảo đảm trong vòng kế hoạch 5 năm tới có thể hoàn thành về cơ bản. Thực hiện một chƣơng trình đổi mới phức tạp liên quan đến nhiều ngành và rất nhiều đối tƣợng trong lĩnh vực sự nghiệp, rất cần có một cơ chế phối hợp đủ năng lực để đƣa công cuộc này đến kết quả mỹ mãn.
Dự báo về sự thay đổi của ĐVSN du lịch công lập
Ngày 5 tháng 9 năm 2005 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ra đời đã quy định các tổ chức khoa học - công nghệ phải chuyển đổi thành một trong ba diện sau:
Thứ nhất là các tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc
chính sách phục vụ quản lý nhà nƣớc, vẫn đƣợc nhà nƣớc "bao cấp", song chỉ đƣợc cấp kinh phí theo nhiệm vụ, chứ không phải theo biên chế nhƣ trƣớc đây.
Thứ hai là những tổ chức nghiên cứu, phát triển, dịch vụ khoa học công
nghệ hoạt động theo hình thức tổ chức tự trang trải kinh phí. (có nghĩa vẫn là các tổ chức sự nghiệp, ở dạng các viện hay trung tâm, nhƣng đƣợc quyền sản xuất kinh doanh nhƣ doanh nghiệp).
94
Thứ ba là những tổ chức thực sự có năng lực sản xuất kinh doanh có
thể chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học công nghệ (phải hoạt động theo luật doanh nghiệp).
Hiện nay, cả nƣớc có khoảng 10% tổ chức khoa học công nghệ công lập sẽ đƣợc nhà nƣớc bao cấp hoàn toàn, khoảng 70% phải chuyển sang hình thức tự trang trải kinh phí, 10% sẽ chuyển đổi sang doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Các đơn vị có thể chuyển đổi ngay lập tức, hoặc dần dần, song bắt buộc phải trƣớc tháng 12/2009. Sau thời hạn đó, đơn vị không chuyển đổi đƣợc sẽ phải giải thể hoặc sáp nhập.
Tuy đã đƣợc chuẩn bị tinh thần, song nhiều đơn vị đến nay vẫn không biết mình có thuộc diện chuyển đổi hay không, mà lý do chính là hiện trạng quản lý chồng chéo và các tiêu chí phân loại chƣa rõ ràng.
Thông tƣ hƣớng dẫn của liên Bộ Khoa học Công nghệ - Tài Chính - Nội Vụ nêu rõ: các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc diện chuyển đổi là những viện, trung tâm... do Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thành lập, hoặc các viện thuộc trƣờng đại học nhƣng do Chính phủ hay Bộ quyết định thành lập. Đơn vị con do những tổ chức nói trên thành lập thì không thuộc diện chuyển đổi. Trong khi một số đơn vị vẫn còn lúng túng trƣớc việc phải "tự đứng trên đôi chân của mình", một số đơn vị không thuộc diện bắt buộc chuyển đổi lại rất mong muốn hoặc chủ động chuyển một phần sang cơ chế tự chủ, bởi nhận thức đƣợc tính tích cực của chính sách này.
Trong khoa học công nghệ, động lực cho các nhà nghiên cứu và hiệu quả của nghiên cứu là hai vấn đề quan trọng nhất. Tôi nghĩ chỉ có tự chủ mới phát huy đƣợc hiệu quả đó. Khó khăn lớn nhất trong quá trình chuyển đổi là kinh phí để sắp xếp lại cán bộ, bởi một đơn vị nghiên cứu thƣờng có khoảng
95
20-30% cán bộ không bố trí đƣợc công việc, nếu tiếp tục lôi “cái gánh” đó, công việc sẽ không hiệu quả. Nghị định 115/2005/NĐ-CP tạo ra một cơ chế mở, sẽ giúp giải toả năng lực nội sinh của một cơ quan nghiên cứu khoa học, chính nhờ chính sách mới này thì sự yếu kém hiện nay, kể cả chất lƣợng nguồn nhân lực, sẽ thay đổi nhanh chóng vì đơn vị có quyền chủ động rất lớn. Trong các ĐVSN du lịch thuộc TCDL có Trung tâm tin học, các trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch là các tổ chức khoa học – công nghệ công lập.
Các ĐVSN du lịch thuộc diện là các tổ chức khoa học - công nghệ tới đây càng phải tăng cƣờng hơn nữa tính tự chủ. Kết hợp thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ có thể các ĐVSN du lịch sẽ có sự thay đổi về hình thức sở hữu. Nhà nƣớc khuyến khích các ĐVSN tự đảm bảo kinh phí hoạt động nhƣ Tạp chí Du lịch, Báo Du lịch nếu tình hình hoạt động kinh doanh tốt có thể chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Từ giữa năm 2007 khi có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của một số Bộ, ngành các ĐVSN du lịch cũng bị thay đổi về cơ quan chủ quản. Theo Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 8 tháng 8 năm 2007, TCDL đƣợc chuyển vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghị định này thay thế Nghị định trƣớc đây quy định TCDL là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Theo Quyết định số 149/2008/QĐ-TTg các ĐVSN du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bao gồm:
- Các ĐVSN du lịch trực thuộc TCDL:
+ Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ
96
+ Trung tâm thông tin du lịch (thay cho Trung tâm tin học), Tạp chí du lịch, Báo du lịch thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội là ĐVSN du lịch trực thuộc Bộ văn hóa, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Một số trƣờng đào tạo về du lịch khác là ĐVSN du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với trƣờng cao đẳng du lịch), Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội (đối với trƣờng cao đẳng nghề du lịch), Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với các trƣờng trung cấp du lịch)
Do sự thay đổi về cơ quan chủ quản của các ĐVSN du lịch nên mô hình quản lý tài chính cũng thay đổi (Sơ đồ 3.1 – Mô hình quản lý tài chính của các trƣờng du lịch hiện nay)
Từ năm 2008 các trƣờng du lịch thuộc cơ quan chủ quản là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Xu hƣớng đến năm 2010 trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội đƣợc nâng cấp lên thành đại học du lịch, trở thành trƣờng đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên về du lịch cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho ngành du lịch.