Thực trạng về nguồn thu

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp du lịch công lập (Trang 61)

Ngân sách Trung ƣơng

2.2.1.1Thực trạng về nguồn thu

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các ĐVSN du lịch đƣợc tự chủ trong việc quyết định các khoản thu, mức thu theo đối tƣợng thu của nhà nƣớc quy định. Nguồn thu của các ĐVSN du lịch có thu trên địa bàn Hà Nội bao gồm nguồn thu từ NSNN cấp và các nguồn thu khác.

Nguồn thu từ NSNN cấp:

62

- NSNN cấp để đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch.

- Thu từ kinh phí thực hiện các đề tài khoa học, công nghệ;

- Thu từ kinh phí thực hiện các chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, viên chức ngành du lịch

- Các khoản thu từ NSNN khác

Trong giai đoạn 1996-2000 do bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, mặc dù vốn đầu tƣ từ NSNN cho du lịch tăng nhƣng so với nhu cầu thì số vốn này còn rất hạn chế. Từ năm 2001 trở đi vốn đầu tƣ từ NSNN cho du lịch chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 12% nhu cầu. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch – TCDL thì nhu cầu vốn đầu tƣ cho du lịch từ những năm 2001 đến 2003 lần lƣợt là 2695 tỷ đồng, 3022 tỷ đồng, 3385 tỷ đồng trong khi đó vốn đầu tƣ từ NSNN chỉ là 266 tỷ đồng, 380 tỷ đồng, 450 tỷ đồng.

Theo số liệu của Vụ Kế hoạch – Đầu tƣ – TCDL thì trong số vốn đầu tƣ từ NSNN cho du lịch, bình quân mỗi năm nguồn thu từ NSNN ở các trƣờng đào tạo du lịch khoảng 5 tỷ đồng và chỉ đáp ứng đƣợc 1/3 nhu cầu, thu NSNN của các ĐVSN khác tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động khoảng 3,5 tỷ đồng mỗi năm. Nhìn chung nguồn thu từ NSNN ở các ĐVSN du lịch rất hạn chế nên các ĐVSN du lịch rất khó khăn trong việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Từ sau khi thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP đến những năm đầu thực hiện Nghị định 43/2006/ NĐ-CP nguồn thu từ NSNN đã đƣợc tăng lên từng năm, điều này đƣợc biểu hiện rõ nét hơn qua bảng tổng hợp 2.1 – Nguồn thu từ NSNN

63

Bảng 2.1: NGUỒN THU TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Đơn vị: Triệu đồng. Năm Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Số tiền So với năm trƣớc Số tiền So với năm trƣớc Số tiền (%) Số tiền (%) Trƣờng cao đẳng du lịch Hà nội 4.200 5.200 +1.000 + 23,8 6.500 +1.300 + 25 Trung tâm tin học 2.227 2.946 +719 +32,2 3.811 +865 +29,3

( Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính - TCDL)

Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy nguồn thu từ NSNN cấp cho các ĐVSN du lịch đƣợc giao tự chủ một phần kinh phí hoạt động (lấy số liệu minh họa ở trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội và Trung tâm tin học) tăng dần qua mỗi năm. Cụ thể, tại trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội, nguồn thu từ NSNN năm 2004 là 4,2 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 1 tỷ (tƣơng ứng với mức tăng 23,8%) và đến năm 2006 nguồn thu này tăng lên 1,3 tỷ đồng nữa (tƣơng ứng với mức tăng 25%). Nguồn thu từ NSNN của Trung tâm tin học cũng tăng từ hơn 2 tỷ đồng của năm 2004 lên gần 3 tỷ đồng vào năm 2005 (tƣơng ứng với mức tăng 32,2%) và tăng thêm 865 triệu đồng nữa vào năm 2006 (tƣơng ứng với mức tăng 29,3%). Mức thu từ NSNN của các ĐVSN du lịch tăng lên từng năm là do chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị có sự thay đổi phù hợp với sự thay đổi của đất nƣớc. Ví dụ tại Trƣờng cao đẳng Du lịch Hà Nội do vừa đƣợc nâng cấp từ trƣờng trung cấp chuyên nghiệp lên trƣờng cao đẳng nên phải đầu tƣ kinh phí cho nhân lực, vật lực đáp ứng yêu cầu của một trƣờng cao đẳng.

64

Điều này đƣợc thể hiện rõ nét hơn tại bảng 2.2 – Chi tiết kinh phí ngân sách cấp tại Trƣờng cao đẳng Du lịch Hà Nội.

Bảng 2.2 - CHI TIẾT KINH PHÍ NSNN CẤP TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

Đơn vị: Triệu đồng Kinh phí NSNN Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền So với năm trƣớc Số tiền So với năm trƣớc Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên 3.500 4.200 +700 +21,8 5.000 +700 +17,9 2. Kinh phí hoạt động không thƣờng xuyên 700 1.000 +300 +42,8 1.500 +500 +50 Trong đó: 2.1 Kinh phí thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học 200 300 +100 +50 500 +200 +66,7 2.2 Kinh phí tổ chức chương trình mục tiêu quốc gia 500 700 +200 +40 1.000 +300 +42,8 Tổng cộng 4.200 5.200 +1.000 +23,8 6.500 +1.300 +25

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán – Trường cao đẳng du lịch Hà Nội

Nguồn thu từ NSNN cấp cho các ĐVSN du lịch bao gồm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và kinh phí hoạt động không thƣờng xuyên

- Kinh phí hoạt động thƣờng xuyên: Khoản kinh phí này đƣợc cấp khi dự toán thông qua vào đầu năm và đƣợc cấp bổ sung vào cuối năm theo dự toán điều chỉnh.

65

- Kinh phí hoạt động không thƣờng xuyên: bao gồm kinh phí thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, cấp Ngành ...và kinh phí thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia.

Theo số liệu bảng 2.2 cho thấy nhà nƣớc đã chú trọng nhiều hơn đến việc đầu tƣ nghiên cứu phát triển khoa học trong các ĐVSN du lịch. Cụ thể tại trƣờng cao đẳng nghiệp vụ du lịch Hà Nội, trong khi mức tăng nguồn thu từ NSNN khoảng 25% mỗi năm thì kinh phí thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học tăng khoảng 50% đến 66% mỗi năm và kinh phí hoạt động thƣờng xuyên tăng 21,8% ở năm 2005 và mức tăng giảm xuống 17,9% ở năm 2006

Nguồn thu từ HĐSN, hoạt động dịch vụ và các nguồn thu khác

- Nguồn thu từ HĐSN

Nguồn thu sự nghiệp đối với các ĐVSN du lịch bao gồm 100% số thu từ phí, lệ phí và nguồn thu sự nghiệp khác cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nƣớc. Các ĐVSN du lịch căn cứ vào khung mức thu phí và lệ phí của các cơ quan có thẩm quyền (TCDL, Bộ Giáo dục và đào tạo); căn cứ vào nhu cầu chi cho hoạt động của đơn vị, căn cứ vào khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể đối với từng loại hoạt động, từng đối tƣợng trong khung mức thu đã đƣợc phê duyệt.

Khoản thu chính trong khoản thu sự nghiệp của Trƣờng cao đẳng Du lịch Hà Nội là học phí. Học phí tại trƣờng đƣợc thu từ học phí của 3 cấp học cao đẳng, trung cấp và nghề. Mức thu học phí tại Trƣờng cao đẳng Du lịch Hà nội là 150000 đồng/sinh viên/tháng (đối với hệ cao đẳng); 100 000đồng/học sinh/tháng (đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề); 120 000 đồng/học sinh/tháng (đối với học sinh hệ nghề). Mức thu học phí này đã là mức trần trong khung học phí mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định vào năm 1998 – Chi tiết tại bảng 2.3 – Khung học phí hàng tháng đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học

66

Bảng 2.3 -KHUNG HỌC PHÍ HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Cấp học,

trình độ đào tạo

Khung học phí hằng tháng hiện hành (đồng/tháng)

1 Dạy nghề 20.000 - 120.000

2 Trung học chuyên nghiệp 15.000 - 100.000

3 Cao đẳng 40.000 - 150.000

4 Đại học 50.000 - 180.000

5 Đào tạo thạc sĩ 75.000 - 200.000

6 Đào tạo tiến sĩ 100.000 - 250.000

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Với mức thu học phí nhƣ trên, số thu từ học phí của trƣờng qua các năm đều cao hơn (do lƣợng sinh viên và học sinh qua các năm tăng lên). Cụ thể năm 2005 thu đƣợc 4,3 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 1,1 tỷ (tăng 34%), năm 2006 thu đƣợc 5,2 tỷ tăng so với 2005 là 0,9 tỷ (20,9%).

Các số liệu này cho thấy mức tăng những năm về sau có xu hƣớng chậm lại. Nguyên nhân của tốc độ tăng bị giảm dần là do tốc độ tăng của lƣợng sinh viên và học sinh giảm sút trong khi mức thu học phí không thể tăng hơn đƣợc nữa vì mức thu học phí hiện hành đã là mức trần trong khung học phí quy định. Nhƣ vậy để tăng khoản thu này khung học phí của nhà nƣớc cần phải đƣợc điều chỉnh lại cho phù hợp hơn.

Ngoài các khoản thu từ phí, lệ phí các ĐVSN du lịch còn có khoản thu từ hoạt động dịch vụ.

- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với trình độ chuyên môn và

khả năng của các ĐVSN du lịch, bao gồm:

i) Thu từ xuất bản báo, xuất bản ấn phẩm, thu quảng cáo trên báo và các khoản thu khác của Báo Du lịch;

67

ii) Thu từ xuất bản tạp chí, thu quảng cáo trên tạp chí và các khoản thu khác của Tạp chí Du lịch;

iii) Thu từ hoạt động tận thu cho thuê hội trƣờng, phòng học, ký túc xá, thu từ liên kết đào tạo của trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội; thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn của Khách sạn Trƣờng thuộc trƣờng cao đẳng du lịch Hà Nội;

iv) Thu quảng cáo sách, thu hợp đồng internet, thu bán sản phẩm và các khoản thu dịch vụ khác của Trung tâm tin học;

v) Thu từ dịch vụ tƣ vấn phục vụ phát triển du lịch của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch ...

Các khoản thu ngoài các khoản thu từ NSNN cấp cũng là nguồn thu quan trọng giúp các ĐVSN du lịch vững mạnh hơn về tài chính và tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Từ khi có Nghị định 10/2002/NĐ-CP, các ĐVSN du lịch từng bƣớc hoàn thiện mô hình tự chủ tài chính nên tỷ trọng các khoản thu từ HĐSN và nguồn thu khác tăng dần. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin đa dạng và đổi mới từng ngày, cạnh tranh về đào tạo ngày càng gay gắt nhất là đào tạo về du lịch (ngành đang đƣợc cho là thời thƣợng hiện nay) tốc độ tăng về nguồn thu này chậm dần về sau. Điều này đƣợc thể hiện rõ hơn trong bảng 2.4 – Nguồn thu từ HĐSN, hoạt động dịch vụ và nguồn thu khác

Để thấy đƣợc rõ nét hơn tình hình biến động về nguồn thu của các ĐVSN du lịch, xem xét số liệu trong bảng 2.5 – Tổng các nguồn thu

Qua bảng số liệu cho thấy, Báo du lịch là ĐVSN du lịch đƣợc giao đảm bảo 100% kinh phí hoạt động nên toàn bộ nguồn thu của đơn vị này là từ thu HĐSN và hoạt động kinh doanh dịch vụ trong đó chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ nhƣ xuất bản báo, quảng cáo, xuất bản ấn phẩm … Những năm gần đây, nhu cầu về thông tin nhất là thông tin về du lịch ngày càng trở nên

68

Bảng 2.4 - NGUỒN THU TỪ HĐSN, HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VÀ NGUỒN THU KHÁC Đơn vị: Triệu đồng. Năm Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Số tiền So với năm trƣớc Số tiền So với năm trƣớc S. tiền (%) S. tiền (%) Báo Du lịch 1.210 1.430 +220 +18,1 1.756 +326 +26,9 Trƣờng cao đẳng Du lịch Hà nội 12.550 17.035 +4.485 + 35,7 21.014 +3.979 + 23,3 Trung tâm tin học 3.214 3.774 +560 +17,4 3.457 - 317 -8,4

( Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính – TCDL)

Bảng 2.5: TỔNG CÁC NGUỒN THU Đơn vị: Triệu đồng Năm Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Số tiền So với năm trƣớc Số tiền So với năm trƣớc S. tiền (%) S. tiền (%) Báo Du lịch 1.210 1.430 +220 +18,1 1.756 +326 +26,9 Trƣờng cao đẳng Du lịch Hà nội 16.750 22.235 +5.485 + 32,7 27.514 +5.279 +23,7 Trung tâm tin học 5.441 6.720 +1.279 + 23,5 7.268 +548 +8,2

69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiết yếu nên Báo du lịch cũng đã từng bƣớc tháo gỡ khó khăn duy trì đƣợc nguồn thu với mức tăng trƣởng khá cao (đến năm 2006 mức tăng trƣởng gần 27%/năm).

Trƣờng cao đẳng Du lịch Hà Nội có nguồn thu từ HĐSN và hoạt động dịch vụ cao nhất trong các ĐVSN du lịch. Nguồn thu này chiếm khoảng 70% đến 80% tổng nguồn thu của đơn vị. Mức tăng trƣởng về nguồn thu HĐSN và hoạt động dịch vụ tăng qua các năm nhƣng mức tăng năm 2006 so với 2005 bị giảm sút so với năm trƣớc chủ yếu do khoản thu từ học phí để lại. Theo số liệu của phòng Tài chính – kế toán, học phí thu đƣợc của năm 2006 là 5,5 tỷ đồng trong khi đó của năm 2005 là 7 tỷ đồng. Với mức giảm về thu từ học phí (giảm 1,5 tỷ đồng tƣơng đƣơng với 27%) là do số học sinh, sinh viên do Trƣờng tuyển sinh không đủ chỉ tiêu nhƣ đã đặt ra. Thực tế này cho thấy cạnh tranh về đào tạo nhất là đào tạo nhân lực du lịch ngày càng gay gắt đòi hỏi trƣờng phải có biện pháp điều chỉnh để thu hút đƣợc lƣợng học sinh, sinh viên nhập học nhƣ kế hoạch.

Trung tâm tin học là ĐVSN du lịch tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, năm 2006 nguồn thu HĐSN và hoạt động dịch vụ giảm xuống 317 triệu (tƣơng ứng với 8,4%). Sự giảm sút này hoàn toàn là do từ nguồn thu HĐSN của Trung tâm. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của Trung tâm tin học không bị giảm sút nhƣng chƣa có sự tăng trƣởng. Thực tế này là một thách thức lớn đối với trung tâm tin học trong thời kỳ cạnh tranh về công nghệ thông tin ngày càng gay gắt.

Nhìn chung nguồn thu của các ĐVSN du lịch (đại diện là một số ĐVSN du lịch trên địa bàn Hà Nội) đều tăng so với năm trƣớc nhƣng tốc độ tăng của các năm càng gần đây thì càng chậm lại cho thấy khó khăn của các ĐVSN du lịch về nguồn thu nhất là nguồn thu HĐSN và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ. Điều đó đòi hỏi các ĐVSN du lịch cần phải hoạt động tích cực

70

hơn nữa trong việc mở rộng, đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch công và khai thác tối đa nguồn thu từ HĐSN để tăng thêm nguồn thu, tạo điều kiện tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp du lịch công lập (Trang 61)