7. Kết cấu của luận văn
3.1.3 Phương hướng cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà
ngoài vào công nghiệp ở Phú Thọ
3.1.3.1. Phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành Trung ương để thu hút các tập đoàn tư bản lớn nhằm sử dụng hiệu quả đất đai và nguồn nhân lực
Trong những năm qua, Phú Thọ đã thu hút được lượng vốn FDI để phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, quá trình thu hút đầu tư nói chung và FDI nói riêng đồng thời là quá trình sử dụng quỹ đất hiện có của tỉnh. Cho đến nay, những diện tích đất có vị trí thuận lợi hầu như đều đã được giao cho các nhà đầu tư, cho nên quỹ đất còn lại thuận lợi cho thu hút FDI không nhiều, vì vậy, định hướng thu hút FDI vào phát triển của công nghiệp Phú Thọ thời gian tới phải tập trung vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như cơ khí, điện tử tin học, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.
Phương hướng mới trong phát triển công nghiệp Phú Thọ nhằm mục tiêu khai thác ngày càng hiệu quả quỹ đất và nguồn lao động của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Để thực hiện được mục tiêu đó tỉnh cần thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của những nhà đầu tư FDI lớn, đặc biệt là những tập đoàn kinh doanh lớn của thế giới, các dự án có giá trị gia tăng cao, thực tế cho thấy, đây là việc làm hết sức khó khăn đối với tỉnh.
3.1.3.2. Sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển những mục tiêu đã xác định để vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả trong phát triển công nghiệp ở địa phương
Sự phân bố của FDI vào các ngành không đồng đều, một số ngành có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển công nghiệp Phú Thọ trong tương lai như công nghiệp điện tử mới chiếm khoảng 0,1% giá trị sản xuất toàn ngành của tỉnh, 13 doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp chế biến nông sản…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phụ trợ chưa phát triển, do vậy chưa tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong phát triển công nghiệp theo hướng toàn diện trên cơ sở khai thác các thế mạnh của địa phương. Do đó muốn phát huy vai trò của FDI thúc đẩy công nghiệp Phú Thọ phát triển theo hướng toàn diện, bền vững cần phải hướng FDI vào thực hiện những mục tiêu phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.
Để hướng các nhà đầu tư FDI vào thực hiện những nhiệm vụ phát triển công nghiệp và kinh tế xã hội của tỉnh, cần ban hành danh mục những dự án kêu gọi vốn đầu tư (các dự án có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao) như Dự án Khu Công nghệ cao gắn liền xây dựng Khu đô thị 40- 50 vạn dân tại huyện Tam Nông của Tập đoàn Địa ốc Việt Hân (Liên danh với Đài Loan); Xây dựng và trình Chính phủ có những ưu đãi rộng mở hơn quy định như dự án sản xuất thiết bị y tế của Đức đã được Chính phủ có những ưu đãi riêng thuận lợi hơn. Định kỳ thường xuyên thông báo và trao đổi với các nhà đầu tư về các nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trên địa bàn tỉnh.
3.1.3.3. Sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để lựa chọn công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lực phát triển công nghiệp, đảm bảo yếu tố bền vững
Trong những năm qua tỉnh đã ban hành nhiều văn bản có tính chiến lược thu hút nguồn đầu tư bằng chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án bảo vệ
môi trường, chế độ khuyến khích sản xuất sạch, các quy định cụ thể về sử dụng khai thác tài nguyên đất, tài nguyên nước ngầm, xây dựng quy chế bảo vệ môi trường các khu đô thị, công nghiệp và làng nghề. Tỉnh đã tiến hành quy hoạch đô thị, khu công nghiệp gắn với quy hoạch bảo vệ môi trường để xây dựng hệ thống quản lý và xử lý chất thải công nghiệp, rác thải và nước thải tập trung theo quy trình xử lý riêng vừa khoa học vừa hiệu quả.
Đối với những doanh nghiệp FDI có thành tích về bảo vệ môi trường cần động viên khuyến khích kịp thời thông qua cả các hình thức biểu dương, khen thưởng. Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý môi trường cần có những cơ chế khuyến khích phù hợp.
3.1.3.4. Gắn việc sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc giải quyết vấn đề xã hội
Hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế là chủ yếu, do vậy các doanh nghiệp FDI thường tìm mọi cách cắt giảm chi phí sản xuất, trong đó có các chi phí về tiền công. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI thường tăng cường sử dụng sức lao động đã thuê mướn được, trong đó có cả phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Để đạt được mục đích đó các doanh nghiệp FDI thường không khuyến khích hoạt động và tạo điều kiện cho các tổ chức đảng và công đoàn, hoặc thậm chí cố tình hạn chế ảnh hưởng của các tổ chức này trong doanh nghiệp của mình. Tình trạng đó đã dẫn tới những căng thẳng trong quan hệ chủ thợ, làm giảm hiệu quả của FDI. Để giải quyết vấn đề này, một mặt cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật pháp chính sách, đặc biệt là các quy định của Luật Lao động đối với các nhà đầu tư FDI, mặt khác thông qua hoạt động của các tổ chức đảng và công đoàn giáo dục ý thức kỷ luật lao động trong đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ có hiệu quả những vướng mắc giữa các doanh nghiệp FDI với người lao động.
3.2. Các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho phát triển công nghiệp ở Phú Thọ
3.2.1. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài để thu hút các tập đoàn tư bản lớn nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp
Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, quảng bá nhằm xúc tiến, thu hút các nguồn vốn FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh trong lĩnh vực công nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại một số nước trọng điểm thu hút đầu tư: Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Đức... là những thị trường công nghệ cao nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tìm hiểu, nắm bắt thế mạnh và định hướng đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn để có hình thức tiếp cận, giới thiệu đạt hiệu quả đề ra.
Đổi mới các hình thức tuyên truyền, biên soạn các ấn phẩm bằng đĩa hình, tờ rơi, các tập san nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, tiềm năng thu hút đầu tư; bên cạnh đó giới thiệu thành công của các dự án FDI đã đầu tư và đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
3.2.2. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế thu hút, hỗ trợ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ
Tiến hành rà soát các văn bản về cơ chế thu hút đầu tư, đối chiếu với các quy định của Trung ương đảm bảo sự phù hợp. Bên cạnh đó, căn cứ nguồn lực của tỉnh để quy định hỗ trợ thêm các nội dung liên quan đến việc thưởng, khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh thực hiện các khoản nộp cho ngân sách: tiền thuê đất, phí hạ tầng; hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động khi được tuyển dụng vào các doanh nghiệp FDI...
Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy định; nguồn hỗ trợ từ ngân sách
trung ương đầu tư hạ tầng các tỉnh thuộc Ban chỉ đạo Tây Bắc theo Nghị quyết 37/NQ-CP để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tỉnh miền núi khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó cần mời gọi các nhà đầu tư có năng lực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp hoàn chỉnh làm cơ sở để kêu gọi vốn FDI vào địa bàn tỉnh.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu là một trong những nhân tố mang tính chất quyết định để cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh nhằm giải phóng sức sản xuất cho mọi thành phần kinh tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên trong và bên ngoài đầu tư cho phát triển.
Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài; nhu cầu nguồn vốn rất lớn, vì vậy cần phải huy động tối đa các nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ nay đến năm 2020, để tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp.
Trước mắt, tập trung đầu tư xây dựng một số tuyến đường có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoàn chỉnh tuyến đường Quốc Lộ 2, đẩy nhanh tốc độ thi công và hoàn thiện tuyến đường cao tốc Nội bài- Lào Cai, đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Phú Thọ, đường nắn tuyến quốc lộ 32C, đường nối trung tâm thị xã Phú Thọ với Quốc Lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai và Khu công nghiệp Phú Hà....
Đảm bảo cấp điện đủ, an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, mở rộng mạng lưới điện và nâng cao chất lượng điện cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, phấn đấu có nguồn điện dự phòng 10- 20%. Đến năm 2015 đưa điện thương phẩm đạt trên 1 tỷ Kwh, tốc độ tăng điện thương phẩm bình quân đạt 10%/ năm, trong đó phụ tải công nghiệp tăng 15%/ năm, phụ tải tiêu dùng và dân cư tăng 6,1%/ năm.
Đáp ứng nhu cầu nước cho các khu đô thị và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đến năm 2015 toàn bộ hệ thống cấp nước của tỉnh đạt công suất
142.000m3/ ngày đêm. Tập trung thu hút vốn ODA để xây dựng, cải tạo, nâng
cấp hệ thống cấp nước tại Thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ và đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước lấy nguồn nước từ Sông Lô để cung cấp nước cho nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh.
Huy động các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Đầu tư nâng cấp các trạm điện trung gian, xây thêm các trạm mới, cải tạo lưới điện đảm bảo nhu cầu điện phát triển kinh tế, trước hết là cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu du lịch và đô thị. Cải tạo hệ thống điện nông thôn, đặc biệt là ở các vùng trung du, miền núi.
Đa dạng hoá, hiện đại hoá các hoạt động thông tin, viễn thông. Tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ thông tin, từng bước sử dụng rộng rãi máy vi tính, tin học trong các hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá các bưu điện trung tâm, các tổng đài, hệ thống truyền dẫn… đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Khuyến khích các nhà đầu tư theo hình thức BOT và BT đầu tư làm hạ tầng giao thông. Có chính sách huy động các nguồn vốn cả trong và ngoài tỉnh, vốn từ doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn trong dân…. đầu tư vào hạ tầng sản xuất, kinh doanh. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào những công trình trọng điểm, bức xúc, mang lại hiệu qủa kinh tế - xã hội cao, trước mắt ưu tiên cho một số tuyến đường trọng điểm. Tạo thêm vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng thông qua chính sách thu từ đất thương phẩm và đấu giá đất thương phẩm để tạo vốn.
Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ thủ tục xây dựng cơ bản, chất lượng dự án, thiết kế và thi công. Chỉ đạo thực hiện đúng Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, không để xảy ra tình trạng lãng phí, tiêu cực, tham nhũng khi triển khai đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu.
Tại các khu đô thị, khu công nghiệp cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải riêng; triển khai dự án thoát nước ở Việt Trì và Phú Thọ trước năm 2015. Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp với công suất 200 tấn rác/ ngày đêm bằng nguồn vốn ODA tại Trạm Thản- Phù Ninh; xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển rác về nhà máy để xử lý: Tập trung đầu tư hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, rác thải; đảm bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý 100% trước khi thải ra môi trường tự nhiên, 100% chất thải rắn, rác thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý đảm bảo không ô nhiễm môi trường. Tiếp tục xúc tiến triển khai dự án quản lý và xử lý chất thải rắn ODA Hàn Quốc, đẩy nhanh tiến độ các Dự án hợp phần xử lý nước thải sử dụng ODA Hàn Quốc đã ký kết.
Xây dựng cơ chế, chế tài quản lý và xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt của các dự án đầu tư, tăng cường hiệu quả hoạt động của Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh, xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan Cảnh sát môi trường theo ngành dọc, đảm bảo xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, hạn chế đến mức thấp nhất bởi việc phát triển nhanh của công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
3.2.3. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Có chính sách, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn, bởi nguồn nhân lực trình độ thấp sẽ “không chỉ là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong hiện tại mà còn là mầm mống cho sự bất mãn về xã
hội và bất ổn chính trị trong tương lai”… [4]. Trước yêu cầu phải khắc phục tình trạng không đáp ứng được nguồn nhân lực cho các Dự án, Lãnh đạo tỉnh đã đi “gõ cửa” rất nhiều Trường Đại học, cao đẳng để có kế hoạch thu hút các sinh viên giỏi, nhưng hiệu quả chưa nhiều. Do vậy việc đào tạo tại chỗ đáp ứng nguồn nhân lực cũng là kênh rất quan trọng trong việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển công nghiệp.
- Triệt để khai thác hệ thống giáo dục quốc dân (cả hệ thống trường công lập và trường ngoài công lập, trường của Trung ương, trường của địa phương). Đa dạng hoá hệ thống dạy nghề. Thực hiện có hiệu quả quy hoạch giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt: Xây dựng và thành lập các trường Đại học trên cơ sở nâng cấp các trường Đại học: Đại học Dược trên cơ sở trường Cao đẳng Dược ;Đại học Điều dưỡng trên cơ sở trường Cao đẳng Y; Đại học Kỹ thuật trên cơ sở trường Cao đẳng nghề; Đại học Công nghệ trên cơ sở trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm và củng cố, nâng cao chất lượng các trường Đại học Hùng Vương; Đại học Công nghiệp Việt Trì nhằm đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và phục vụ thu hút vốn FDI nói riêng.
- Đổi mới tổ chức cơ cấu đào tạo lại hướng đào tạo nhân lực xuất phát từ yêu cầu phát triển các ngành kinh tế - xã hội có lợi thế ở địa phương trong đó ưu tiên phát triển khối ngành kỹ thuật, công nghệ có trình độ chuyên môn cao, có tính đến yêu cầu của hội nhập quốc tế.
- Có cơ chế thu hút nguồn nhân lực ở các khu vực khác vào làm việc ở quốc gia và địa phương thông qua sự tuyển dụng, trọng dụng lao động.
- Hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các dự án ưu đãi đầu tư. Hiện nay, Tỉnh