Những thành công của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Những thành công của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

ngoài đối với phát triển công nghiệp Phú Thọ

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp

Nhờ thu hút được nguồn vốn FDI khá lớn, công nghiệp Phú Thọ đã có bước phát triển nhanh:

Giai đoạn 1997-2010 các doanh nghiệp công nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Phú Thọ đã tạo ra khối lượng giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng lớn, năm 2009 so với năm 1997 tăng 6,2 lần và so với năm 2000 tăng 3,6 lần; Đến nay, các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỷ lệ quan trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp Phú Thọ (27,2% năm 2010) và đến năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng trên 30% trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Sự gia tăng về giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI trong công nghiệp Phú Thọ đã diễn ra song hành với đóng góp rất lớn của khu vực này vào tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp Phú Thọ, tạo cơ sở cho sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng không ngừng tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng trong sản xuất GDP, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn. Sự bổ sung về vốn đầu tư FDI đối với công nghiệp Phú Thọ thời gian qua đã tạo ra những điều kiện mới cho sự khai thác những tiềm năng của tỉnh, từng bước hình thành những lợi thế mới trong hệ thống phân công lao động quốc tế.

Thứ hai, giải quyết việc làm

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư FDI tới vấn đề việc làm có thể xem xét trên hai phương diện: trực tiếp và gián tiếp:

Vốn đầu tư FDI được thực hiện thông qua các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, từ đó thu hút lao động vào các doanh nghiệp đó. Trong những năm qua các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ đã góp phần giải quyết việc làm với mức độ nhất định, số lượng việc làm trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI liên tục tăng lên. Đến hết năm 2007 tạo công ăn việc làm cho 32.243 người, năm 2008 và năm 2009 tuy gặp khủng hoảng kinh tế nhưng lĩnh vực FDI vẫn tạo việc làm cho 18.181 lao động, và đến năm 2013 tổng số lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp là 151.700 người [2]-[ 14].

Sự có mặt của các doanh nghiệp lớn từ các nguồn vốn FDI không những góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động ngày càng lớn, mà còn góp phần làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực, kể cả lao động quản lý và kỹ năng của người lao động trực tiếp theo phương pháp công nghiệp thông qua việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Sự gia tăng nguồn vốn đầu tư FDI kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ sản xuất và đời sống với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, vì vậy đã tạo cơ hội và điều kiện cho người dân, nơi các doanh nghiệp FDI hoạt động phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Đây là bước chuyển biến lớn trong cung cách làm ăn của người dân từ chỗ nhỏ lẻ, sản xuất tự cung, tự cấp lên sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, với năng suất, chất lượng cao theo phương pháp công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của CNH,HĐH và hội nhập kinh tế.

Thứ ba, đóng góp cho NSNN tạo vốn cho phát triển công nghiệp

Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp FDI ở Phú Thọ đã góp phần cải thiện tình hình thu ngân sách của tỉnh. Đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI ở Phú Thọ thời gian qua được thể hiện qua bảng dưới

đây: Bảng 2.13: Nộp Ngân sách của các doanh nghiệp có FDI

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM

2000 2005 2010 2011 2012 2013

+ Nộp ngân sách Tr.Đồng 23.002 99.412 207.671 243.593 280.000 295.000

+ Tỷ trọng trong

tổng thu ngân sách % 6,37 12,9 7,78 7,9 11,2 7,25

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ & Báo cáo tình hình kinh tế xã hội

Trong giai đoạn 2000- 2013 đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào ngân sách tỉnh đều trên 6% trên tổng thu . Tuy đóng góp và số thu ngân sách của tỉnh không lớn, nhưng đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế và đưa công nghệ tiên tiến, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh.

Thứ tư, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh.

Bảng 2.14: Kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn tỉnh và khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài từ năm 2005 đến 2013.

Đơn vị tính: 1.000 USD.

Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Tổng số Tr.đó: FDI Tổng số Tr.đó: FDI 2005 125.819 89.342 162.538 110.526 2010 340.738 265.775 384.771 250.101 2011 477.923 358.442 490.714 368.035 2012 538.130 406.288 547.290 415.940 2013 601.371 445.015 601.511 448.125

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ & Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ năm 2013

Từ chỗ kim ngạch xuất khẩu của tỉnh rất nghèo nàn và ít ỏi khi tái lập tỉnh (1997 đạt 10,82 triệu USD), đến năm 2005 đạt 125,8 triệu USD; Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu tăng khá, đến năm 2011 đã đạt 447,9 triệu USD, năm 2012 đã đạt 538,1 triệu USD, năm 2013 đạt 601,3 triệu USD .

Trong khi đó kim nghạch nhập khẩu của Tỉnh Phú Thọ cũng tăng, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu là 162,5 triệu USD, nhưng tới năm 2011 kim nghạch nhập khẩu đã tăng gấp 3 so với năm 2005 với giá trị là 490,7 triệu USD, năm 2013 kim ngạch nhập khẩu đã ở mức hơn 600 triệu USD.

Trong đó, lĩnh vực FDI đã đóng góp tích cực tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cả về giá trị và tỷ trọng, trong đó chủ yếu là xuất nhập khẩu của ngành công nghiệp: Năm 2000, tỷ trọng của FDI trong tổng kim ngạch là 54,36%, trong đó kim ngạch xuất khẩu mới chỉ chiếm 48,25% trên tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; Đến năm 2011, tỷ trọng FDI trong tổng kim ngạch đã là 70,1%, trong đó kim ngạch xuất khẩu đã chiếm 75,2% trên tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

So sánh về tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu thì nhập khẩu vẫn còn lớn, Tuy nhiên việc tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng qua các năm; Điều này đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy thương mại dịch vụ trên địa bàn, góp phần cân bằng cán cân thương mại trong phạm vi tỉnh theo hướng giảm dần nhập siêu, đồng thời đẩy mạnh thông thương hàng hóa với nước ngoài, góp phần phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung của tỉnh.

Thứ năm, đổi mới khoa học công nghệ và tư duy quản lý.

FDI không những có vai trò cung cấp vốn thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp về mặt số lượng thông qua sự gia tăng giá trị sản xuất, sản xuất GDP, tạo việc làm mà còn góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng sản xuất công nghiệp vì có tác động thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, tăng cường sức cạnh tranh của ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Đối với Phú Thọ quá trình chuyển giao công nghệ thông qua các doanh nghiệp FDI có thể thấy rõ thông qua sự phát triển của các ngành công nghiệp dệt may, may mặc, nhờ đó trình độ khoa học và công nghệ của công nghiệp Phú Thọ đã không ngừng được tăng lên, các sản phẩm của công nghiệp Phú Thọ không những có mặt trên các thị trường hàng hoá của tỉnh mà đã không ngừng được mở rộng ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, phần lớn sản

phẩm của các doanh nghiệp FDI được xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ.

Quá trình chuyển giao kinh nghiệm quản lý cũng như chuyển giao công nghệ không những có tác động tích cực trực tiếp tới sự thay đổi tư duy của đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp FDI, mà bên cạnh đó, có tác dụng lan toả, tạo ra sức ép và cơ sở làm thay đổi về tư duy quản lý trong khu vực kinh tế trong nước, từ đó góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của toàn ngành công nghiệp Phú Thọ.

Thứ sáu, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị

Sự phát triển của các doanh nghiệp FDI trong công nghiệp Phú Thọ thời gian qua đã đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển kết cấu hạ tầng. Để tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn và phục vụ công tác đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển công nghiệp. Trong thời gian tới, vấn đề đặt ra cho tỉnh Phú Thọ là phải tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, cung cấp điện, nước, dịch vụ bưu chính viễn thông …Do đó Phú Thọ xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện thông qua việc lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, huy động, thu hút nguồn lực và triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Nhằm tạo ra sự hấp dẫn mới đối với công tác thu hút vốn đầu tư, UBND tỉnh đã ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng trong và ngoài các khu công nghiệp chủ yếu là các đường trục chính giữa các khu công nghiệp: KCN Thuỵ Vân 1,2; Khu Công nghiệp Bạch Hạc, Đồng Lạng, Trung Hà, mở rộng Quốc lộ 32, nâng cấp đường tỉnh lộ 318, 320B, Quốc lộ 2, Quốc lộ 32C..; các trạm điện tại các địa bàn có các khu công nghiệp tập trung; dự án xử lý rác thải, nước thải 20 triệu USD vốn ODA của Hàn Quốc hạ tầng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, giáo dục đào tạo, y tế và các công trình hạ

tầng đô thị… thực hiện 14 gói thầu dự án hiện đại hoá lưới điện 11 xã của huyện Phù Ninh và Thanh Ba... Một số dự án được triển khai tích cực: Dự án y tế nông thôn; dự án nước sạch các huyện và các dự án nước sạch nông thôn.

Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp FDI đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện khác, như: Chương trình “Nối vòng tay nhân ái vì người nghèo đất Tổ” của Công ty TNHH Pangrim Neotex, Công ty TNHH Seshin. Chương trình tặng học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó, các cuộc vận động ủng hộ đồng bào gặp bão lụt, ủng hộ các quỹ xã hội từ thiện, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và giúp đỡ các gia đình chính sách.

Nguyên nhân chủ yếu của những thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp Phú Thọ

- Hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được hoàn thiện. Việc ban hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật hải quan… đã góp phần tạo ra khuôn khổ pháp lý ngày càng ổn định rõ ràng hơn cho hoạt động đầu tư, đảm bảo tính minh bạch, bình đẳng cho các nhà đầu tư, thúc đẩy thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của FDI trên phạm vi cả nước nói chung và ở Phú Thọ nói riêng.

- Nhận thức đúng đắn về tiềm năng lợi thế, cơ hội và thách thức thu hút và sử dụng FDI để phát triển công nghiệp của các cấp bộ Đảng, Chính quyền của tỉnh đã chuyển hoá thành sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh cùng sự chủ động phối hợp tích cực của các ngành trong công tác thu hút FDI, từ đó tạo ra cơ sở vững chắc cho việc hoàn thiện môi trường đầu tư thông qua nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; đổi mới và đa dạng hoá công tác xúc tiến đầu tư; phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy cải cách hành chính trong công tác thu hút và quản lý FDI, đặc biệt đối với các thủ tục hành chính trong cấp phép

và thẩm định dự án, đặc biệt là co chế “một cửa” liên thông được áp dụng cho việc cấp phép đầu tư đã tạo điệu kiện thuận lợi, rút nắgn thời gian, tiết giảm chi phí cho các nhà đầu tư.

- Sự ủng hộ của nhân dân và các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và thu hút FDI để phát triển công nghiệp nói riêng…

Trong những nguyên nhân kể trên, sự nhận thức đúng đắn và nỗ lực của các cấp bộ Đảng, Chính quyền của tỉnh Phú Thọ có vai trò quan trọng nhất. Điều đó cho phép tỉnh Phú Thọ trở thành địa phương năng động về thu hút FDI để phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp của tỉnh nói riêng. Những nỗ lực đó đã chứng tỏ vai trò đặc biệt quan trọng của yếu tố chủ quan trong hoạt động thực tiễn thu hút và sử dụng FDI để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, trong đó có công nghiệp, ở các địa phương.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)