Những hạn chế của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Những hạn chế của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh những thành công của việc sử dụng vốn FDI với phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội Phú Thọ nói chung, hoạt động của các dự án FDI cũng đang thể hiện những bất cập nhất định:

Một là, các dự án FDI mới chỉ tập trung phát triển bản thân nó, chưa góp phần đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ.

Cho đến nay, nguồn vốn FDI mới chỉ hoạt động trong một số ngành công nghiệp của Phú Thọ như dệt may, công nghiệp nhựa… Các doanh nghiệp FDI chủ yếu vẫn tập trung vào hoạt động gia công, chế biến nên mặc dù giá trị sản xuất đạt khối lượng lớn nhưng giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng thấp do giá trị các nguyên liệu, vật liệu đầu vào lớn.

Tình trạng trên thể hiện, các doanh nghiệp FDI do mục tiêu lợi nhuận nên đã lựa chọn những ngành sản xuất có lợi nhất. Các ngành phụ trợ trong

nước không nằm trong sự quan tâm của họ, do đó khi chưa có sự phát triển của các ngành này trong tỉnh, trong nước thì các doanh nghiệp FDI thường hướng tới nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài. Do đó, để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong tỉnh cần có sự quan tâm lớn hơn của tỉnh cũng như Chính phủ và trong thời gian trước mắt, phải dựa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực chứ chưa thể hy vọng nhiều vào các nguồn ngoại lực như FDI.

Hai là, ảnh hưởng đến môi trường, đến phát triển công nghiệp trong tương lai

Mặc dù các doanh nghiệp FDI thường có trình độ công nghệ cao hơn so với khu vực kinh tế trong nước, nhưng do sự hình thành của các doanh nghiệp FDI chịu tác động đáng kể của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước phát triển theo hướng loại bỏ dần những ngành truyền thống với những công nghệ có ảnh hưởng không tốt tới môi trường, cho nên hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong công nghiệp ở Phú Thọ nói riêng và ở nước ta nói chung vẫn có tác động tiêu cực không nhỏ tới môi trường sinh thái. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp FDI trong công nghiệp Phú Thọ thường không tập trung vào các dự án xử lý môi trường mà vấn đề đó được chuyển thành trách nhiệm của Ban quản lý Các khu công nghiệp, trong khi việc thu hút vốn đầu tư cho các dự án xử lý chất thải bảo vệ môi trường đang rất khó khăn. Cho đến nay, hầu hết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Vấn đề bức xúc đang đặt ra là tỉnh cần có những chỉ đạo và có biện pháp xử lý kiên quyết hơn để các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc vấn đề xử lý chất thải nước thải theo đúng quy định, đồng thời lựa chọn công nghệ và kêu gọi thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn ODA cho các dự án về môi trường. Hiện nay UBND tỉnh đang tích cực phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế

hoạch Đầu tư, Ngân hàng Eximbank (Hàn Quốc), JICA (Nhật Bản) triển khai dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn nguồn vốn ODA Hàn Quốc với công suất hơn 200 tấn rác/ ngày trên địa bàn huyện Phù Ninh, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bằng nguồn ODA của Phần Lan với công suất 500.000 lít nước/ ngày, đồng thời xây dựng các lò đốt chất thải quy môi nhỏ với công nghệ mới để xử lý cục bộ tại các địa phương. Trong tương lai, hy vọng vấn đè rác thải và vệ sinh môi trường của Phú Thọ sẽ được xử lý triệt để.

Ba là, chưa có ảnh hưởng tích cực nhiều đến phát triển nông nghiệp, làm cơ sở cho phát triển công nghiệp và phát triển bền vững

Mặc dù tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến nhưng cho đến nay mới chỉ có hai doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành chế biến nông sản. Nguyên nhân tình trạng trên xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI. Trong những năm qua, nông nghiệp Phú Thọ có bước phát triển đáng kể theo hướng sản xuất hàng hoá, tuy nhiên nông nghiệp Phú Thọ chưa tạo ra được những vùng sản xuất hàng hoá tập trung với quy mô lớn, vì thế chưa hấp dẫn đầu tư FDI.

Tuy nhiên, bước đầu đã có tín hiệu khả quan về FDI đối với nông nghiệp: Theo số liệu của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, tính đến hết năm 2013 đã có 13 dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp với số vốn đăng ký là 63,5 triệu USD, vốn thực hiện là 48,6 triệu USD và chiếm 10,3% tổng vốn FDI đã đăng ký trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Các Doanh nghiệp FDI đã phần nào thu hút được một lượng lao động nông nghiệp, nông thôn, đã góp phần nâng cao đời sống nông thôn. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn chưa có hiệu quả đáng kể, đây sẽ là khó khăn của tỉnh khi phát triển thành tỉnh Công nghiệp.

Bốn là, chưa tạo ra nhiều việc làm cho khu vực nông thôn và chưa thực sự nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh

Mặc dù số lượng việc làm được tạo ra trong các doanh nghiệp công nghiệp có vốn FDI ở Phú Thọ thời gian qua tăng lên không ngừng, nhưng tỷ trọng thu hút lao động của các doanh nghiệp này trong tổng số nguồn nhân lực của tỉnh còn ở mức rất thấp. Bên cạnh đó, đã xuất hiện một số biểu hiện không lành mạnh trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI như:

- Hoạt động của các tổ chức công đoàn khó khăn, vai trò công đoàn không được phát huy, thậm chí có nơi cán bộ công đoàn ngại va chạm với giới chủ vì sợ bị sa thải... Cho đến nay mới chỉ có trên 30 doanh nghiệp FDI có tổ chức công đoàn.

- Các doanh nghiệp FDI áp dụng hình thức trả lương theo thời gian hoặc sản phẩm, trả lương hàng tháng, không có hiện tượng nợ lương, cắt lương, trừ lương, nhưng việc vận dụng chính sách tiền lương của Chính phủ thực hiện chưa nghiêm túc: Đa số các DN khi xây dựng bảng lương không tham khảo ý kiến của công đoàn, không công bố công khai cho người lao động, có DN không xem xét tăng lương hàng năm, nhiều lao động làm việc từ 2-4 năm vẫn hưởng mức lương khởi điểm, doanh nghiệp FDI lách luật nhằm né tránh chi trả chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người lao động.

- Nợ Bảo hiểm xã hội: Việc cố tình ký hợp đồng lao động không đúng luật nhằm mục đích trốn tránh đóng BHXH, hoặc để chấm dứt hợp đồng lao động khi cần thiết.

Qua đó cho thấy, bên cạnh những thành công, còn có những hạn chế trong việc sử dụng FDI trong ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ, tạo ra những hệ quả không mong muốn, thách thức đối với sự phát triển bền vững.

Những nguyên nhân của những hạn chế trên

Thứ nhất, động cơ lợi nhuận của các nhà đầu tư FDI. Vì động cơ này

nhuận cao kể cả khi hoạt động đó không hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh, hoặc thậm chí có thể cố gắng tìm cách lách luật, cố tình làm trái luật.

Thứ hai, sự thiếu hoàn thiện, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, cơ

chế, chính sách gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện trên thực tế.

Thứ ba, hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông, điện, nước chưa theo

kịp sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và ngành công nghiệp nói riêng; các khu, cụm công nghiệp đã hình thành nhưng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bên trong hàng rào còn chậm, công tác đền bù giải phóng mặt bằng tuy có nhiều tích cực nhưng vẫn gặp không ít khó khăn làm chậm tiến độ triển khai một số dự án.

Thứ tư, bất cập về đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền, đoàn thể, đặc biệt

về năng lực nhận thức, bản lĩnh điều hành, trách nhiệm đối với công việc đã và đang làm giảm hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với FDI. công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp; công tác quản lý nhà nước về hoạt động công nghiệp còn chồng chéo, chưa tập trung vào một đầu mối.

Thứ năm, trình độ phát triển kinh tế và trình độ dân trí chưa cao gây ra

nhiều bức xúc từ phía bộ phận dân cư trong diện bị thu hồi đất và đội ngũ người lao động trong các doanh nghiệp FDI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy, để khắc phục những hạn chế của việc sử dụng FDI tới phát triển công nghiệp của tỉnh cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phải phân biệt những giải pháp trước mắt có thể nhanh chóng phát huy hiệu quả của FDI và các giải pháp lâu dài tạo cơ sở cho FDI đóng góp ngàng càng lớn vào sự phát triển ổn định, vững chắc của nền công nghiệp tỉnh Phú Thọ trong tương lai.

Tóm lại: Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng phát triển công nghiệp, đặc biệt là về vị trí địa kinh tế, đất đai, tài nguyên. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của đảng bộ và chính quyền các cấp, với sự nỗ lực cao của nhân dân, Phú Thọ đã thu được những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng. Đóng góp vào sự phát triển đó có vai trò rất to lớn của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nhờ thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, Phú Thọ đã phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, cải thiện thu chi ngân sách. Tuy vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Phú Thọ cho thấy đang phát sinh không ít những vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết như hướng hoạt động của các doanh nghiệp FDI vào thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh để tạo ra sự phát triển ngày càng toàn diện, không ngừng nâng cao vai trò của FDI cùng với giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đang nảy sinh. Giải quyết những vấn đề này cần tới những phương hướng và giải pháp thu hút và sử dụng FDI trong công nghiệp Phú Thọ phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh theo con đường và lộ trình CNH, HĐH.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY THU HÚT VỐN ĐÂU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG

NGHIỆP Ở PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 68)