Tiêu chí đánh giá công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Tiêu chí đánh giá công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

ngoài đến phát triển công nghiệp

- Một trong các tiêu chí đánh giá thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đó chính là số vốn đầu tư, đóng góp cho nền kinh tế của một quốc gia hay là giá trị vốn đầu tư vào một địa phương, một ngành, một lĩnh vực nào đó. Sự đóng góp hay đầu tưu một số lượng vốn càng nhiều , càng lớn thì thể hiện chiệu quả của công tác thu hút vốn đầu tư.

- Tiêu chí tiếp theo để đánh giá công tác thu hút đó chính là việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động của địa phương, của quốc gia nhận đầu tư. Giá trị nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các quốc gia hay địa phương đầu tư vào các nghành các lĩnh vực giải quyết công ăn việc làm càng nhiều cho số lượng lao động tại quốc gia đó, hay địa phương đó thì đó cũng là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của công tác thu hút.

- Việc bền vững đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia, một địa phương, một nghành, một lĩnh vực nào đó cũng là một tiêu chí đánh giá sự thành công của công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Bên cạnh đó yếu tố lan tỏa của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có thể coi là một tiêu chí để đánh giá sự thành công của việc thu hút. Các đự án đầu tư ngoài trực tiếp nước ngoài có thể có sức lan tỏa tới sự phát triển của các dự án khác hay có những tác động tích cực nhất định đời sống, kinh tế, xã hội của một quốc gia, một địa phương nhận sự đầu tư.

- Một trong những tiêu chí đánh giá công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến phát triển công nghiệp đó là các cơ chế, chính sách của cấp tỉnh ban hành nhằm định hướng, thu hút các nguồn vốn FDI. Các cơ chế, chính sách liên quan đến việc hỗ trợ nhà đầu tư trên các lĩnh vực: Cung cấp thông tin về các lĩnh vực đầu tư nhà đầu tư quan tâm, các lợi thế, các thông tin liên quan đến công nghiệp phụ trợ, nguồn nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm; Các chính sách hỗ trợ về vốn, tiền thuê đất, hỗ trợ đào tạo lao động sau khi được tuyển dụng. Ban hành danh mục các dự án ưu đãi, thu hút đầu tư; địa bàn thu hút đầu tư với các lĩnh vực, các mức ưu đãi phù hợp với mức độ ưu tiên khác nhau về lĩnh vực, địa bàn.

- Công tác tổ chức, bộ máy quản lý và hỗ trợ các nhà đầu tư FDI vào địa bàn tỉnh: nhằm giảm bớt các thủ tục và các công việc liên quan đến nhiều sở, ngành, nhà đầu tư chỉ cần đến tại một địa chỉ để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, thành lập doanh nghiệp và các thủ tục sau thành lập. Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, cơ quan đầu mối thực hiện các thủ tục đối với các nhà đầu tư chỉ giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh. Cơ quan này sẽ thay mặt nhà đầu tư để thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan và sẽ thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nội dung mà nhà đầu tư FDI quan tâm và lo ngại.

- Công tác cải cách hành chính, thực thi các chính sách nhằm thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh: Hiệu quả của công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nói riêng quyết định đến việc thu hút vốn đầu tư. Giảm bớt các thủ tục phiền hà, không cần thiết; giảm thời gian thụ lý, xử lý hồ sơ, năng lực chuyên môn và thái độ của cán bộ, công chức các cơ quan tiếp nhận hồ sơ và việc tạo điều kiện thuận lợi

trong thực thi các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá trong và ngoài nước cũng là yếu tố quan trọng để công tác thu hút vốn đầu tư đạt được hiệu quả cao hơn.

- Tác động của thu hút vốn FDI vào phát triển công nghiệp của tỉnh: thể hiện trong việc làm thay đổi bộ mặt nền công nghiệp của tỉnh, công nghiệp phát triển nhờ có lượng vốn FDI đầu tư theo định hướng thu hút, giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên đóng góp quan trọng vào GDP của công nghiệp nói riêng và GDP của tỉnh nói chung. Từ đó là thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế tăng lên, giảm tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp. Thu hút vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên sẽ kéo theo các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ phục vụ công nghiệp tăng lên, sử dụng nhiều lao động góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp và thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh theo hướng CNH-HĐH.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 30)