Những bài học rút ra về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.3. Những bài học rút ra về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

ngoài

- Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát riển công nghiệp, quản lý thực hiện tốt quy hoạch. Xây dựng những doanh nghiệp có tầm quốc tế.

- Quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu sử dụng FDI.

- Xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý nhằm sử dụng FDI đầu tư vào những ngành công nghiệp có lợi thế, đặc biệt là lợi thế so sánh.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính theo hướng một cửa, nhanh gọn nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư FDI. Nâng cao hiệu năng của bộ máy nhà nước.

- Đầu tư xây dựng, phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm.

Tóm lại:

FDI là nguồn vốn rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao việc thu hút FDI cho phép có thể đẩy nhanh phát triển công nghiệp thông qua thực hiện công nghiệp hoá rút ngắn nhờ những bổ sung về vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến cùng với những tác động tích cực tới nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Thu hút và sử dụng FDI có tác dụng tạo ra những điều kiện mới cho phát triển khu vực công nghiệp trong nước.

Mục tiêu lợi nhuận cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng không tốt đối với phát triển kinh tế - xã hội của những quốc gia, địa phương tiếp nhận FDI

như ảnh hưởng về môi trường, về tái sản xuất xức lao động và các vấn đề xã hội khác.

Để thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, cần nắm vững không những bản chất, vai trò các nhân tố ảnh hưởng tới FDI mà còn cần phải nhận thức những tác động không mong muốn của nó, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm của các địa phương khác phù hợp với những điều kiện thực tế tại địa phương mình.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp đến sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ là địa bàn trung du miền núi, mặc dù không thuận tiện bằng các địa phương vùng đồng bằng, thuận tiện trong giao thông, gần các cảng biển (là điều kiện thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu và hàng hoá) Tuy nhiên, Phú Thọ có đầy đủ các yếu tố phục vụ cho giao thương hàng hoá: Hệ thống sông thuận lợi cho vận tải đường thuỷ với hệ thống cảng sông được quy hoạch; đường sắt tuyến Hà Nội-Lào Cai liên vận quốc tế; hệ thống đường bộ với đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai-Côn Minh đã triển khai xây dựng và sắp hoàn thành là điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải. Bên cạnh đó, các tiềm năng về khoáng sản, du lịch, vật liệu xây dựng, nông lâm sản là nguyên liệu cho chế biến chè, giấy… các nguyên liệu để phục vụ các ngành công nghiệp phụ trợ, phục vụ là các điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)