Điều kiê ̣n tự nhiên, vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiê ̣n tự nhiên, vị trí địa lý

Phú Thọ được tái lập ngày 01-01-1997, là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc, theo đường Quốc lộ 2. Phú Thọ có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh sau: Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, Sơn La. Có 3 dòng sông lớn chảy qua và hợp lưu tại Bạch Hạc (Thành phố Việt Trì) là sông Hồng, sông

Đà và sông Lô; Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.532,94 km2, dân số tính

đến 31/12/2013 là 1.351.224 người, có 11 huyện, 01 Thành phố và 01 thị xã; 248 xã, 18 phường, 11 thị trấn.[2]

Phú Thọ là tỉnh có địa hình đa dạng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt, địa hình có đặc trưng cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, tạo nên vùng đất “sơn chầu, thuỷ tụ”; giao thông ngược xuôi đều thuận lợi. Đó là vùng đất chuyển tiếp, nối kết giữa miền núi cao, thượng du với đồng bằng châu thổ sông Hồng, đã tạo cho Phú Thọ vị thế “địa - chính trị” vô cùng quan trọng và “địa - văn hoá” phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là yếu tố để Phú Thọ trở kinh đô của Quốc gia Văn Lang thời đại Hùng Vương dựng nước.

* Về khí hậu, Phú Thọ nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, mùa đông

lạnh, khô, mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều. Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.272 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.524,1 mm, nhiệt độ

trung bình 23,4oC, độ ẩm trung bình 84%.[2]

* Về tài nguyên nước, Phú Thọ có hệ thống sông suối, hồ ao khá phong

phú. Tài nguyên nước được cung cấp chủ yếu bởi ba sông chính là sông Hồng, sông Đà và sông Lô cùng các hồ, đầm dự trữ lớn như đầm Ao Châu, đầm Chính Công, và một hệ thống 72 ngòi lớn nhỏ dồn nước từ khắp các vùng về 3 con sông lớn tạo ra nguồn nước khá dồi dào. Tài nguyên nước

ngầm dưới đất theo thống kê đạt tới 2,068 triệu m3/ngày đêm, nhưng mới khai

thác từ 13-15%. Đặc biệt, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ có trữ lượng gần 50 triệu lít. Tài nguyên nước của Phú Thọ dồi dào, chất lượng còn khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và điều hào môi trường khí hậu.

* Tài nguyên đất, Phú Thọ bao gồm đất nông nghiệp 282.050 ha, chiếm

79,83% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 98.285 ha chiếm 34,85%, đất lâm nghiệp 178.732 ha 63,37%, đất nuôi trồng thủy sản 4.974,5 ha chiếm 1,76%; đất nông nghiệp khác 58,69 ha chiếm 0,02%). Đất đai của Phú Thọ gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của một miền đất cổ, được chia thành 12 nhóm đất, trong đó đất Feralit đỏ vàng phát

triển trên đá biến chất và đất Feralit trên núi chiếm tới 61% tổng diện tích đất tự nhiên, nằm ở độ cao trung bình 100m, tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, trữ ẩm tốt, độ phì khá, phù hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm.[2]

* Tài nguyên rừng, của Phú Thọ gồm 178,90 nghìn ha, trong đó diện

tích rừng tự nhiên là 64.064,6 ha và rừng trồng là 114.843,9 ha.[2]

* Về khoáng sản, Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản, phong

phú về chủng loại, một số khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng khá cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và một phần để xuất khẩu. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn đó là: Khoáng sản làm vật liệu xây dựng có: Đá vôi xi măng, đá xây dựng, sét xi măng, đá silic, Puzơlan.. Khoáng sản công nghiệp có: Barit, Kaolin, Fenspat, sét gốm sứ, quăczit.. và nhiều loại khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại, nước khoáng- nước nóng và nguyên tố phóng xạ. Các khoáng sản trên được phân bố rải rác tại 241 điểm mỏ và điểm quặng các loại, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ và 169 điểm quặng. Trong các loại khoáng sản của tỉnh Phú Thọ chiếm ưu thế về trữ lượng, chất lượng là Kaolin, Fenspat, cát sỏi Sông Lô, đá xây dựng. (Với trữ lượng: Kaolin: 16,8 triệu tấn; Fenspat: 19 triệu tấn; Cát vàng sông Lô: 31 triệu tấn; đá xây dựng: 930 triệu tấn; Keramit dự báo: 49 triệu tấn; than bùn: 2 triệu tấn; Quăczit: 10 triệu tấn; Talc: 1 triệu tấn, ngoài ra còn có Mica, đá silic, Disten, Uran…) rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp phụ trợ.[2]

Với đặc điểm tự nhiên thuận lợi, Phú Thọ có nhiều tiềm năng trong việc phát triển ngành công nghiệp: Dệt, Giấy, phân bón, vật liệu xây dựng… do có nguồn nguyên liệu, tài nguyên khoáng sản phong phú. Bên cạnh đó, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên phong phú thuận lợi cho việc khai thác, phát triển tiềm năng du lịch trên địa bàn: Khu du lịch Xuân Sơn - Tân Sơn, Ao Giời - Suối Tiên, Khu nghỉ dưỡng - nước nóng Thanh Thuỷ… và đặc

biệt là Di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc Gia Đền Hùng với Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm và các lễ hội gắn liền với thời đại Hùng Vương dựng nước và giữ nước....

2.1.2. Điều kiê ̣n kinh tế xã hội

Tỉnh Phú Thọ có lực lượng lao động trẻ, dồi dào và được đào tạo với tỷ lệ 39% đến năm 2013[2]. Bên cạnh đó, là một tỉnh có nhiều danh lam, di tích lịch sử, là cội nguồn dân tộc Việt Nam với các di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Với lượng lao động trẻ chiếm phần lớn là một trong những nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của các dự án FDI khi đầu tư và tỉnh. Kể từ khi tái lập tỉnh, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Phú Thọ đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai.

Những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với trung bình của cả nước, bình quân 10,87%/năm, biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: GDP của tỉnh Phú Thọ qua các năm

Năm GDP (triệu đồng) Tăng trƣởng Kinh tế (%)

2000 3.825.234 8.9 2005 6.964.544 10,4 2010 19.634.196 12,6 2011 24.260.620 12,3 2012 27.521.321 13,4 2013 30.450.659 10,6

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2012 & Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ năm 2013.

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực: Năm 2005, tỷ trọng trong tổng số: Nông, lâm thủy sản 28,7% , Công nghiệp xây dựng là 36,1% , Dịch vụ 35,2% ; Đến năm 2010, tỷ trọng đó là: Nông, lâm thủy sản 27,2% , Công nghiệp xây dựng là 40,5% , Dịch vụ là 32,3%; Năm 2012, Nông, lâm thủy sản 27,8% , Công nghiệp xây dựng là 41% , Dịch vụ là 31,2% [19].

Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 78,5 triệu USD năm 2000 lên 340,7 triệu USD năm 2010 , 477,9 triệu USD năm 2011, và 538,75 triệu USD năm 2012. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu từ 109,9 triệu USD năm 2000 lên 384,7 triệu USD năm 2010 và 490,7 triệu USD năm 2011, và 547,17 triệu USD năm 2012[19].

Thu chi ngân sách của tỉnh chuyển biến theo chiều hướng tích cực, thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước và vượt chỉ tiêu được giao. Năm 1997, khi tái lập tỉnh, kế hoạch thu Ngân sách giao 268,1 tỷ đồng, năm 2000 tổng thu ngân sách đạt 361,097 tỷ đồng, năm 2005 là 769,280 tỷ đồng, năm 2010 là 2.669 tỷ đồng, năm 2011 là 3.068 tỷ đồng, năm 2012 là 3.613 tỷ đồng, năm 2013 thu 4.061 tỷ đồng. Kế hoạch thu ngân sách nhà nước năm 2014 là 4.509 tỷ đồng[19].

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã tương đối phát triển. Phú Thọ có cả đường bộ, đường sắt, đường sông. Về đường bộ, ngoài Quốc lộ 2A mới được đầu tư nâng cấp, Đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai được khởi công xây dựng tháng 4/2010 và dự kiến hoàn thành trong năm 2014, các Quốc lộ 32A, 32C, 70, nhiều tuyến đường nội bộ của tỉnh cũng đã được trải nhựa hoặc bê tông hoá, tính đến nay đã có 18 tuyến đường tỉnh lộ, đường ô tô đã đến trung tâm tất cả các xã trong tỉnh. Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) phân bố tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, hành khách nội, ngoại tỉnh. Toàn tỉnh có 11.359 km đường các loại, bao gồm: 181 km quốc lộ, 7301km tỉnh lộ, 10.447 km huyện lộ và

đường xã. Sự phát triển của hệ thống đường giao thông đã tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng.

Về cung cấp điện, Phú Thọ là tỉnh có lưới điện phát triển trong hệ thống điện miền Bắc, 100% xã, phường đã có lưới điện quốc gia. Các trạm biến áp từ 110KV trở xuống cùng hệ thống đường dây dẫn điện đã và đang phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt.

Hệ thống cung cấp nước sạch đã có bước phát triển song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất công nghiệp.

Về nguồn lao động, đến năm 2013 Phú Thọ có 874.000 người (chiếm 64,7% dân số), Tổng số lao động đang làm việc là: 721.900 người, lao động trong nông nghiệp là 434.400 người, lao động trong công nghiệp xây dựng 151.700 người và lao động trong lĩnh vực dịch vụ và hoạt động khác 135.800 người. Hiện nay với hệ thống các trường chuyên nghiệp, trường và trung tâm dạy nghề, mỗi năm Phú Thọ có khoảng 18.000 người lao động được đào tạo với các trình độ khác nhau[2].

Tóm lại, Phú Thọ có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã

hội cho phát triển công nghiệp. Những thuận lợi đó là lợi thế về vị trí địa lý nằm trong vùng phát triển của đồng bằng sông Hồng sát trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có các đầu mối giao thông quan trọng, hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật khá phát triển gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông; có quỹ đất phù hợp với phát triển các khu, cụm công nghiệp; có nguồn lao động trẻ dồi dào có văn hoá có thể đào tạo nâng cao chuyên môn vốn khả năng tiếp thu khoa học công nghệ. Những doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh như Công ty TNHH Pangrim Neotex, Công ty Miwon Việt Nam… đã thể hiện có hiệu quả làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là sự quan tâm của Chính phủ đối với quá trình phát triển toàn diện của tỉnh Phú

Thọ, sự quyết tâm cao độ thể hiện ở các giải pháp, chính sách phù hợp của Đảng bộ và chính quyền tỉnh đối với sự phát triển công nghiệp.

Mặc dù vậy vẫn còn không ít khó khăn đối với phát triển công nghiệp ở Phú Thọ như đa số dân cư sống ở nông thôn làm nông nghiệp (trên 80%), có thu nhập thấp nên tích luỹ thấp; đội ngũ cán bộ còn yếu và thiếu; nguồn lao động chưa qua đào tạo nên chất lượng thấp, chưa có tác phong công nghiệp; tài nguyên khoáng sản tuy phong phú về chủng loại nhưng chưa được khai thác một cách hiệu quả, các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chưa được sản xuất tập trung với chất lượng cao nên chưa tạo thuận lợi cho công nghiệp chế biến phát triển; kết cấu hạ tầng đã phát triển song chưa đồng bộ vẫn cần tiếp tục hoàn thiện nâng cấp, áp lực giải quyết việc làm có xu hướng gia tăng cùng những bức xúc về xã hội đối với bộ phận dân cư trong diện bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển các khu, cụm công nghiệp và kết cấu hạ tầng giao thông.

Những thuận lợi và khó khăn đó đã và đang ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành công nghiệp ở Phú Thọ, đòi hỏi Đảng bộ, các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân Phú Thọ phải tiếp tục nỗ lực phát huy lợi thế, khắc phục trở ngại thu hút vốn đầu tư FDI cho phát triển công nghiệp của tỉnh.

2.2. Thƣ̣c tra ̣ng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho phát triển công nghiệp ở Phú Thọ

Trước khi tái lập tỉnh năm 1997 nền công nghiệp Phú Thọ vốn được hình thành từ những năm đầu của thập niên 60 và là một trong số những khu công nghiệp đầu tiên của miền Bắc XHCN với những công nghệ đến nay đã quá cũ kỹ và nghèo nàn lạc hậu. Hầu hết các cơ sở đầu tư giai đoạn đó nay đã bị xoá bỏ hoặc hoạt động nhưng với quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu và chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của khu vực và trong nước như: nhà máy điện, nhà máy hoá chất, nhà máy dệt... Nền công nghiệp của tỉnh thực sự được quan

tâm phát triển sau 1998 với sự hình thành các khu, cụm công nghiệp và thu hút các dự án đầu tư nước ngoài. Nhờ đó công nghiệp Phú Thọ trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng cao, làm nền tảng cho Phú Thọ phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Tình hình thu hút FDI trong ngành công nghiệp ở Phú Thọ có thể được xem xét ở những góc độ sau:

2.2.1. Cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nước ngoài

Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 99/2009/QĐ-TTg. Tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, lĩnh vực và địa bàn nhằm cụ thể hóa quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; trong đó, tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực mang tính tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: công nghiệp chế biến giấy, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may và chú trọng phát triển công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, đã xây dựng các cơ chế, chính sách làm cơ sở cho việc kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư vào tỉnh, góp phần phát triển công nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch đã đề ra. Hàng năm, tỉnh đã chú trọng đầu tư và kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung đầu tư vào các khu công nghiệp theo quy hoạch (bao gồm 7 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quy hoạch các khu công nghiệp toàn quốc) tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.

Mặt khác, nhận thức được Phú Thọ là tỉnh trung du, miền núi kém lợi thế về giao thông và địa lý hơn các vùng đồng bằng lân cận như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hà Nội. Hội đồng nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đãi ngộ, thu hút các nhà đầu tư thông qua các hỗ trợ: Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết các thủ tục về đầu tư. Chính sách về giải phóng mặt bằng sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án; cam kết đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu: đường giao thông, điện, nước đến chân hàng rào. Hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo cho người lao động (500 nghìn đồng/người lao động đối với đào tạo ngắn hạn); Trích ngân sách tỉnh hỗ trợ từ 5-10% tiền thuê đất phải nộp nếu doanh nghiệp thực hiện nộp tiền thuê đất một (hoặc hai)

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)