Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.1.Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, Bắc Ninh chủ trương đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng. Tỉnh đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, trong thời kỳ 2001 - 2005, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 34 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (chỉ tính các dự án còn hiệu lực hoạt động), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 134 triệu USD. Trong đó: các khu công nghiệp tập trung của tỉnh thu hút được 26 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 114 triệu USD; còn lại 8 dự án FDI thực hiện ngoài khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là gần 20 triệu USD. Trong năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh có 65 đơn vị FDI (trong đó 61 dự án FDI và 04 văn phòng đại diện, chi nhánh) được cấp GCNĐT mới với tổng vốn đầu tư đăng ký: 226,84 triệu USD, 99 lượt điều

chỉnh dự án FDI trong đó có 25 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng là 113,17 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh trong năm 2010 là 340 triệu USD. Luỹ kế đến hết tháng 12/2010, trên toàn tỉnh Bắc Ninh có 289 đơn vị FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án thứ cấp và các dự án kinh doanh hạ tầng KCN: 3.171,8 triệu USD. Tính đến hết năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 405 dự án FDI với số vốn đăng ký là 5.772 triệu USD và tới hết năm 2013 số các dự an FDI là 518 dự án với vốn dăng ký là 6.290 triệu USD. Đến nay, Bắc Ninh đã hội tụ được nhiều Tập đoàn có danh tiếng trên Thế giới, đó là: Canon, Sumitomo đến từ Nhật Bản; SamSung, Orion đến từ Hàn Quốc; Foxconn, Mictac đến từ Đài Loan; Tyco Electronics đến từ Hoa Kỳ; ABB đến từ Thuỵ Điển… Và gần đây nhất là tập đoàn Nokia đến từ Phần Lan.

Trong số các dự án FDI thu hút đầu tư trong giai đoạn này có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh. Các quốc gia có nhiều dự án tại tỉnh như: Hàn Quốc với 100 dự án, vốn đầu tư đăng ký 1.077 triệu USD (chiếm 30% tổng vốn đăng ký FDI toàn tỉnh); Nhật Bản với 52 dự án, vốn đầu tư 638 triệu USD (chiếm 18% tổng vốn FDI toàn tỉnh); Đài Loan 28 dự án, vốn đầu tư đăng ký 543 triệu USD. Các dự án FDI đầu tư vào tỉnh chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử với vốn đầu tư đăng ký 1.449 triệu USD, chiếm 40,9% tổng vốn FDI toàn tỉnh. Các dự án có vốn đầu tư lớn như: Samsung 670 triệu USD, Canon 130 triệu USD[21].

Nhìn một cách tổng thể, thì vốn đầu tư nước ngoài chiếm chủ yếu cả về tỷ trọng và lượng vốn đầu tư; phần vốn góp từ phía Việt Nam chiếm một phần rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thành tựu đáng kể của Bắc Ninh là đã bắt đầu thu hút được các nhà đầu tư lớn. Năm 2005, Canon đã quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất máy ảnh 60 triệu USD. Với việc xuất khẩu 100% sản phẩm ra nước

ngoài, Canon đã đem đến một nguồn thu đáng kể cho địa phương và kinh nghiệm quí báu về công tác quản lý, đào tạo công nhân trình độ cao. Thành công của giai đoạn 1 đã mở ra một bước triển khai mới. Giai đoạn hai của Canon tại Bắc Ninh với nguồn vốn đầu tư hơn 100 triệu USD, khi đi vào hoạt động sẽ có trị giá xuất khẩu hàng năm lên tới 1,6 tỷ USD.

Những thành quả trong thu hút FDI của Bắc Ninh đã tạo ra bước phát triển mới cho kinh tế của tỉnh nói chung và công nghiệp của tỉnh nói riêng.

Có thể rút ra một số nguyên nhân dẫn tới thành công của Bắc Ninh: - Tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng hê ̣ thống kết cấu ha ̣ tầng tương đối hoàn chỉnh; thúc đẩy sự hình thành và phát triển các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ nhằm tạo điều kiện giảm chi phí cho các nhà đầu tư.

- Trên cơ sở những quy định chung của Chính phủ về ưu đãi đầu tư ,

UBND tỉnh đã ban hành những chính sách và cơ chế thuận lợi cho hoạt động đầu tư như: ưu đãi về thuê đất, hỗ trợ vốn xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, hỗ trợ đền bù thiệt hại trong giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp trên địa bàn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, giao lưu thương mại, xúc tiến đầu tư, khai thác thị trường…

- Thực hiện cải cách hành chính áp dụng cơ chế một cửa, như tại Sở Kế hoạch Đầu tư và Ban Quản lý các Khu Công nghiệp.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 32)