7. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Trong giai đoạn 2001-2010, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 13,29%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2010: Nông nghiệp 17,7%; Công nghiệp, xây dựng 58,34%; Dịch vụ 23,9%. Công nghiệp phát triển nhanh và là điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài trong cả nước. Giá trị sản xuất tăng bình
quân 26,7%/năm. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước 53.789 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ, trong đó: Khu vực FDI tăng 36,6% so với năm trước và chiếm 87,46% trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Xuất khẩu tiếp tục tăng, Kim ngạch xuất khẩu đạt 315,3 triệu USD vượt kế hoạch 0,2%, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Đóng góp vào kết quả trên có phần đáng kể của các doanh nghiệp FDI (Chiếm 90,76% kim ngạch xuất khẩu và tăng 12,27% so cùng kỳ)[22].
Tính đến 2013, Vĩnh phúc có 675 dự án còn hiệu lực, gồm 137 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2.767,6 triệu USD và 538 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 31.727 tỷ đồng. Đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc, nguồn vốn tập trung chủ yếu từ các nước Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..,
Những kết quả tích cực của các doanh nghiệp FDI kể trên xuất phát từ những nguyên nhân: Các doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hiện đại, có những chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tăng cường năng lực cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ được mở rộng; nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước như: Ô tô, Xe máy, quần áo may sẵn, thép xây dựng, thức ăn gia súc ... Nhiều dự án của Vĩnh Phúc đạt hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực như: Công Ty TOYOTA VN, Công Ty Honda… đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, đóng góp vào việc tăng thu cho ngân sách, từ chỗ khi mới tách tỉnh, số thu ngân sách của Vĩnh Phúc mới đạt 86 tỷ đồng, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu chi, đến năm 2013, số thu ngân sách trên địa bàn đã đạt trên 10.000 tỷ đồng, đã đáp ứng được nhu cầu chi của tỉnh và điều tiết về cho ngân sách trung ương 33%.
Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, Vĩnh Phúc đã chủ trương đặc biệt khuyến khích đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ hiện đại, có khả năng thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển; các dự án sớm có hiệu quả và đóng góp nhiều cho ngân sách; các dự án nuôi trồng, chế biến nông sản thực phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương. Đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, có thể được tỉnh cho phép hưởng thêm các ưu đãi như: hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nghề; hỗ trợ một phần kinh phí đền bù, làm hạ tầng các khu, cụm công nghiệp,....
Các chính sách thúc đẩy FDI vào phát triển công nghiệp sử dụng công nghệ cao đã và đang được thực hiện và có hiệu quả như: Chính sách đất đai, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh, giành các vị trí thuận lợi nhất để quy hoạch các khu công nghiệp, các thủ tục thuê đất được rút gọn, đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật thông qua một đầu mối.
- Tỉnh đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho các dự án dạy nghề, chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học công nghệ...
- Chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại. Các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được công khai hóa, doanh nghiệp và công dân có thể dễ dàng tiếp cận.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tinh giản các thủ tục hành chính khi tiếp nhận các dự án đầu tư. UBND tỉnh cương quyết chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. Chính quyền của tỉnh Vĩnh Phúc có vai trò quan trọng nhất, góp phần đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành địa phương năng động, sáng tạo về thu hút FDI để phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp của tỉnh nói riêng so với các địa phương, tỉnh, thành phố khác trong cả nước.