7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Dự báo tình hình kinh tếxã hội ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu
trực tiếp nước ngoài
Tình hình thế giới: Trong những năm tới, xu hướng chung của thế giới
vẫn là hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển, nhưng dự báo tình hình chính trị thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp nhất là khu vực biển Đông, vùng tây Á và châu Âu, các thế lực phản động quốc tế tiếp tục tìm cách chống phá nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội nước ta. Điều đó đặt ra yêu cầu trong phát triển kinh tế - xã hội phải chủ động trước mọi tình huống.
Xu hướng chung của kinh tế thế giới là sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số đối tác của nước ta sẽ tăng hơn so với thời gian qua. Thị trường quốc tế sẽ sôi động hơn, các luồng vốn đầu tư nước ngoài như ODA, FDI sẽ ngày càng dồi dào . Điều đó sẽ tạo ra những cơ hội tốt để có thể tận dụng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như mỗi địa phương, đồng thời đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động tránh được những khó khăn do tình hình thế giới và khu vực mang lại.
Tình hình trong nước: Việt Nam được thế giới đánh giá có sự ổn định
nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cũng là thế mạnh cần khai thác của nước ta hiện nay. Thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống và phát huy tính tích cực. Trong phát triển kinh tế - xã hội, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành và lĩnh vực đã có sự cải thiện; các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế nước ta đang ngày càng thích nghi hơn với thị trường quốc tế. Đó là những thuận lợi có tác động tốt đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Triển vọng tỉnh Phú Thọ: Tỉnh Phú Thọ nằm trên tuyến hành lang kinh
tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là một trong những tuyến kinh tế chủ lực trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng tầm quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước lên một bước mới. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có truyền thống quan hệ hợp tác hữu nghị, có nhiều đặc điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá và phong tục, tập quán. Cư dân hai bên có thể sử dụng chung ngôn ngữ nên các tỉnh khu vực Tây Nam Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Vân Nam đã trở thành con đường đối ngoại trên đất liền với các tỉnh dọc lưu vực Sông Hồng của Việt Nam, và là con đường quan trọng để Trung Quốc hướng ra thế giới, đồng thời là cánh cửa quan trọng để các nước Đông Nam Á và Nam Á đến với Trung Quốc. Việc hình thành tuyến hành lang kinh tế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các tỉnh của cả hai nước nằm trên tuyến hành lang có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội và đưa các hoạt động kinh tế, thương mại và giao lưu văn hoá giữa hai nước đi vào nền nếp và đạt hiệu quả cao. Điều đó có ảnh hưởng rất tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
Với tiềm năng lớn về phát triển du lịch, nên giữa tỉnh Phú Thọ và các địa phương thuộc hành lang kinh tế cần có sự hợp tác triển khai nhanh các dự án hạ tầng; xây dựng tuyến du lịch Côn Minh - Lào Cai – Yên Bái- Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng để khai thác thị trường du lịch của các hai bên, với Phú Thọ là điểm nghỉ chân lý tưởng cho khách du lịch. Tập trung đầu tư về hạ tầng khu du lịch Đền Hùng để xứng tầm là khu du lịch tâm linh cội nguồn của quốc gia.
Tăng cường đầu tư các cho các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, xây dựng các khu vui chơi giải trí, đặc biệt là việc xây dựng các khu dân cư, thực hiện tốt việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tạo nên những điểm du lịch văn hoá với tính đa dạng của cảnh quan thiên nhiên và sắc tộc cộng đồng.
Tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển hành hoá, trong đó phối hợp cùng các bộ ngành và các địa phương dọc theo tuyến hành lang, nâng cấp tuyến đường sắt Vân Nam - Hà Nội để nâng cao năng lực vận tải.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp của tỉnh, tiến hành cải cách thủ tục hành chính, nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khai thác tối đa nguồn lực từ bên ngoài, tập trung cho chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, phát triển đạt tốc độ cao để hội nhập vào vùng kinh tế phát triển chung của khu vực hành lang kinh tế. Đầu tư nâng cấp các hoạt động dịch vụ về hải quan, ngân hàng, bảo hiểm, y tế... của Phú Thọ để đáp ứng nhu cầu giao dịch quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của tỉnh Phú Thọ trong việc tiếp cận thông tin thị trường để có thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời nâng cao nhận thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung, thu hút nguồn FDI nói riêng vào tỉnh Phú Thọ ngày càng nhiều hơn nữa.