Cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

năm qua có tốc độ tăng trưởng cao, làm nền tảng cho Phú Thọ phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Tình hình thu hút FDI trong ngành công nghiệp ở Phú Thọ có thể được xem xét ở những góc độ sau:

2.2.1. Cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nước ngoài

Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 99/2009/QĐ-TTg. Tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, lĩnh vực và địa bàn nhằm cụ thể hóa quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; trong đó, tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực mang tính tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: công nghiệp chế biến giấy, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may và chú trọng phát triển công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, đã xây dựng các cơ chế, chính sách làm cơ sở cho việc kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư vào tỉnh, góp phần phát triển công nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch đã đề ra. Hàng năm, tỉnh đã chú trọng đầu tư và kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung đầu tư vào các khu công nghiệp theo quy hoạch (bao gồm 7 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quy hoạch các khu công nghiệp toàn quốc) tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.

Mặt khác, nhận thức được Phú Thọ là tỉnh trung du, miền núi kém lợi thế về giao thông và địa lý hơn các vùng đồng bằng lân cận như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hà Nội. Hội đồng nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đãi ngộ, thu hút các nhà đầu tư thông qua các hỗ trợ: Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết các thủ tục về đầu tư. Chính sách về giải phóng mặt bằng sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án; cam kết đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu: đường giao thông, điện, nước đến chân hàng rào. Hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo cho người lao động (500 nghìn đồng/người lao động đối với đào tạo ngắn hạn); Trích ngân sách tỉnh hỗ trợ từ 5-10% tiền thuê đất phải nộp nếu doanh nghiệp thực hiện nộp tiền thuê đất một (hoặc hai) lần cho toàn bộ thời gian thuê. Được hưởng các chính sách trong việc cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh, sản phẩm thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Các chính sách hỗ trợ của tỉnh đều nằm trong phạm vi cho phép của Chính phủ. Phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp được trích từ nguồn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của tỉnh. Hàng năm, tỉnh đều trích từ nguồn thu sử dụng đất từ 100-200 tỷ đồng để bổ sung vào quỹ hỗ trợ phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện các nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.

- Các hỗ trợ về vật chất của tỉnh đối với các dự án đầu tư nhìn chung cũng ngang bằng với các hỗ trợ của các địa phương khác lân cận, do Phú Thọ vẫn còn là tỉnh nghèo vì vậy nguồn hỗ trợ cho các doanh nghiệp còn tương đối hạn chế. Tuy nhiên, Phú Thọ đã xác định trong giai đoạn 2010-2015 với khâu mũi nhọn mang tính đột phá để phát triển đó là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư để phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp của tỉnh nói riêng. Đối với nhà đầu tư, thủ

tục hành chính rõ ràng, minh bạch, nhanh gọn là điều kiện tiên quyết để tiến hành đầu tư, vì đó không những chỉ tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của nhà đầu tư mà còn là việc nắm bắt cơ hội đầu tư để giành được thành công. Trong thời gian vừa qua, hiệu quả của việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính được thể hiện: mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế và giảm phát, tuy nhiên vẫn có các dự án FDI đầu tư vào tỉnh và theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã có bước tăng đáng kể trong năm 2011, từ thứ hạng thứ 53 của năm 2010 đã xếp thứ 27 trong năm 2011 và tiếp tục ổn định ở những năm sau.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát tiển công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 46)