XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó
a) Khái niệm sản xuất vật chất và phương thức sản xuất
* Khái niệm sản xuất vật chất
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động (tác động trực tiếp hoặc gián tiếp) vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên, tạo ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển, nhu cầu phong phú và vô tận của con người.
* Khái niệm phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất, cách thức con người tiến hành sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
b) Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội phát triển của xã hội
- Tạo ra các tư liệu sinh hoạt thỏa mãn các nhu cầu của con người.
- Tạo ra các mặt của đời sống xã hội, tạo ra các quan hệ xã hội về Nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật.
- Làm biến đổi tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người.
- Sự phát triển của sản xuất quyết định sự phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định xã hội từ thấp đến cao.
* Ý nghĩa phương pháp luận
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xuất
a) Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
57 - Lực lượng sản xuất là khái niệm dung để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.
Với ý nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nói cách khác, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nó thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, bao gồm:
- Các yếu tố của lực lượng sản xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó người lao động đóng vai trò quyết định, “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động”.
- Trong tư liệu sản xuất, công cụ lao động là yếu tố cơ bản đóng vai trò quyết định. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”, nó có tác dụng “nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh trí tuệ” của con người trong quá trình lao động sản xuất.
- Ngày nay, khoa học – công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học – công nghệ được ứng dụng nhanh chống và rộng rãi vào sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
* Quan hệ sản xuất và ba mặt của quan hệ sản xuất
- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. - Quan hệ sản xuất bao gồm:
Lực lượng SX
Người LĐ
Tư liệu SX
Kỷ năng, kỷ xảo, thói quen
Tri thức, kinh nghiệm Đối tượng LĐ Tư liệu LĐ Nhân tạo Tự nhiên Công cụ LĐ Tư liệu LĐ khác
58 + Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất. Có hai hình thức chiếm hữu cơ bản: chiếm hữu xã hội (công hữu) và chiếm hữu tư nhân (tư hữu). + Quan hệ giữa người với người trong việc quản lý và phân công lao động.
+ Quan hệ giữa người với người trong phân phối sản phẩm. Trong lịch sử dã có những hình thức phân phối như: phân phối bình quân, phân phối theo tư liệu sản xuất, phân phối theo lao động,..
Các mặt hợp thành quan hệ sản xuất gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Bởi lẽ, ai nắm được tư liệu sản xuất trong tay người đó sẽ quyết định việc tổ chức, quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
* Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất.
*Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
- Trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó. Do đó, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định.
- Trong phương thức sản xuất, thì lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất. Bởi vì, trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc, và đạt năng suất, hiệu quả cao hơn, con người luôn không ngừng tìm cách để nâng cao trình độ của mình, cải tiến, hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động mới
Quan hệ SX
Quan hệ về chiếm hữu TLSX
Quan hệ về quản lý và phân công lao động
59 ngày càng tinh xảo hơn, vì thế, làm cho lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi và phát triển.
- Cùng với sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất mới hình thành, biến đổi và phát triển theo:
+ Khi quan hệ sản xuất hình thành, biến đổi và theo kịp, phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.
+ Khi quan hệ sản xuất hình thành, biến đổi nhưng nó không theo kịp, không phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất thì nó sẽ trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Khi mâu thuẫn này đạt đến độ chín muồi thì quan hệ sản xuất cũ sẽ bị xóa bỏ và thay thế vào đó là quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất. Việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ và thay thế vào đó là quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, cũng có nghĩa là sựu diệt vong của cả một phương thức sản xuất cũ, lỗi thời và thay thế vào đó là một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.
Như vậy, lực lượng sản xuất là nguyên nhân, là nội dung sinh động đòi hỏi quan hệ sản xuất hình thành, biến đổi và phát triển cho phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất.
* Vai trò tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Mặc dù quan hệ sản xuất do lực lượng sản xuất quy định, nhưng nó cũng có vai trò nhất định trong sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội mà lực lượng sản xuất dựa vào đó để phát triển; do đó, quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Tác động đó diễn ra theo hai hướng:
+ Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Sự biến đổi, thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội có nguồn gốc trực tiếp từ mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, đây chính là cơ sở duy vật lịch sử để chúng ta nghiên cứu về sự vận
60 động và biến đổi của các phương thức sản xuất.
- Phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến. Coi trọng yếu tố con người trong lực lượng sản xuất.
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm phát huy mọi tiềm năng vốn có của lực lượng sản xuất ở nước ta.
- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Nâng cao sự quản lý của nhà nước đối với các thành phần kinh tế; đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.