0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC -LÊ NIN_TIỂU LUẬN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (Trang 43 -43 )

IV. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

b) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

* Lượng đổi chất đổi.

- Chất và lượng là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau. Chất nào có lượng đó, lượng nào có chất đó. Khi sự vật còn tồn tại trong một chất xác định, nghĩa là sự vật còn tồn tại trong khuôn khổ cuả “độ”.

- Độ là gì? Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa lam thay đổi căn bản về chất của sự vật. + Độ biểu hiện khuôn khổ ổn định tương đối của sự vật, độ của sự vật có thể thay đổi khi điều kiện thay đổi.

+ Trong khuôn khổ của độ, lượng biến đổi từ từ, tiệm tiến, tăng dần hoặc giảm dần, khi lượng biến đổi đạt tới giới hạn, chất của sự vật sẽ thay đổi, giới hạn đó gọi là “điểm nút”.

44 của sự vật. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.

- Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới, sự chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới gọi là “bước nhảy”.

- Bước nhảy là gì? là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra.

* Ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới trong sự biến đổi.

- Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút. Khi chất mới ra đời nó sẽ tác động trở lại đối với sự biến đổi của lượng trong quá trình phát triển của sự vật. Sự tác động trở lại đó diễn ra theo 3 hướng sau:

+ Ảnh hưởng đến quy mô biến đổi của lượng. + Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của lượng. + Ảnh hưởng đến tính chất biến đổi của lượng.

Nội dung quy luật lượng chất:

Quy luật lượng chất là quy luật về tác động biện chứng giữa lượng và chất, từ những thay đổi về lượng dẫn tới những sự thay đổi về chất và ngược lại. Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt luôn biến đổi. Lượng biến đổi mâu thuẫn với chất cũ, chất mới được hình thành với lượng mới, lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến một giới hạn nhất định nó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt chất và lượng tạo nên con đường vận động lien tục, từ biến đổi dần dần tới nhảy vọt rồi lại biến đổi dần dần để chuẩn bị cho bước nhảy tiếp theo, cứ thế làm cho sự vật không ngừng biến đổi và phát triển.

c) Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi muốn thay đổi về chất thì phải không ngừng tích lũy về lượng.

- Khi tích lũy đủ về lượng phải thực hiện bước nhảy để chuyển sang chất mới.

- Để chuyển sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất chúng ta phải linh hoạt trong việc thực hiện những bước nhảy.

- Khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, phép biện chứng yêu cầu chúng ta trong quá trình nhận thức và trong hoạt động thực tiễn cần chống và tránh hai khuynh hướng sau:

+ Khuynh hướng “tả khuynh”: không chú ý đến quá trình tích lũy về lượng nhưng lại vội vàng, nôn nóng, chủ quan áp đặt những bước nhảy vọt khi chưa có đủ điều kiện.

45 + Khuynh hướng “hữu khuynh”: Chần chừ, do dự không dám thực hiện những bước nhảy vọt khi đã có đủ những điều kiện cần thiết.

Một phần của tài liệu NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC -LÊ NIN_TIỂU LUẬN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (Trang 43 -43 )

×