V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
b) Nhận thức và các trình độ nhận thức
* Khái niệm nhận thức
Nhận thức là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong bộ não người. Đó là sự phản ánh năng động, sáng tạo, dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với khách thể.
* Các trình độ nhận thức
- Nhận thức kinh nghiệm: là trình độ nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội, hay trong các thí nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm.
50 - Nhận thức lý luận: là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống trong việc khái quát bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng.
- Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
+ Nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận, nó cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể; bổ sung cho lý luận đã có và tổng kết, khái quát thành lý luận mới. Tuy nhiên, nhận thức kinh nghiệm chỉ dừng lại ở cấp độ mô tả, phân loại các sự kiện…Do đó, nó chỉ mang lại những hiểu biết rời rạc, riêng lẻ, chưa phản ánh được cái bản chất, mối liên hệ của sự vật, hiện tượng.
+ Nhận thức lý luận không hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ kinh nghiệm. Do tính đối lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành những tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn những kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn, góp phần làm biến đổi đời sống con người.
- Nhận thức thông thường: là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hằng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn liền với quan niệm sống thực tế hàng ngày.
- Nhận thức khoa học: Là nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm, bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, vừa có tính trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực.
Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là hai bậc thang khác nhau về chất của quá trình nhận thức nhằm đạt tới những tri thức chân thực. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
+ Nhận thức thông thường là chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học. Song nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở sự phản ánh cái bề ngoài, cái không bản chất của đối tượng. Muốn phát triển thành nhận thức khoa học cần phải có quá trình tổng kết, trừu tượng hóa, khái quát hóa đúng đắn của các nhà khoa học. + Khi đạt tới trình độ của nhận thức khoa học, nó sẽ tác động trở lại đối với nhận
51 thức thông thường, xâm nhập vào nhận thức thông thường và làm cho nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình con người nhận thức thế giới.
c) Vai trò của thực tiễn với nhận thức
* Thực tiễn là cơ sở và mục đích của nhận thức
+ Loài vật cũng phản ánh thế giới khách quan, nhưng thông qua các giác quan, cho nên chỉ phản ánh được cái bề ngoài và thụ động. Con người cũng phản ánh thế giới khách quan, nhưng thông qua lao động, tức là tác động vào thế giới khách quan, để nhận thức được cái bản chất của thế giới khách quan. Cho nên, thực tiễn giữ vai trò quyết định nhất để khẳng định rằng, chỉ có con người mới có khả năng nhận thức. + Đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan, nhưng nó không tự bộc lộ các thuộc tính, nó chỉ bộc lộ khi con người tác động vào - hoạt động thực tiễn. Cho nên thực tiễn là cơ sở trực tiếp nhất hình thành nên quá trình nhận thức.
+ Nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan là để áp dụng vào hiện thực, cải tạo hiện thực. Sự áp dụng đó không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn, đó là sự vật chất hóa những quy luật, tính tất yếu đã nhận thức được. Điều đó không chỉ là mục đích của con người, mà còn là mục đích ói chung của các ngành khoa học. Các quy luật, định luật của khoa học khái quát được nhờ hoạt động thực tiễn, mà còn là vì thực tiễn nó mới tồn tại.
* Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức. Chúng ta nói thực tiễn là động lực là vì, thực tiễn luôn đề ra những nhu cầu, những nhiệm vụ mới cho quá trình nhận thức. Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn biến đổi, do vậy, mỗi bước tiến, thay đổi của thực tiễn nó lại đặt ra cho nhận thức những vấn đề phải giải quyết.
* Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm tính chân lý trong quá trình phát triển nhận thức
mà nhận thức, cho nên việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức là phải dựa vào thực tiễn, chứ không phải theo lối lập luận chủ quan.
Như C.Mác đã khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn”.
52 + Chính thông qua thực tiễn mà con người chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình.
Như Lênin đã nói: “Chân lý không phải ở điểm bắt đầu mà là ở sự kết thúc, hay nói đúng hơn là ở sự tiếp tục”.
* Tính thống nhất biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức
- Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Điều này có nghĩa thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời thời thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, chỉnh sửa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
- Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.
* Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận
Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý luận suông. Ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Vai trò của thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.
+ Không được tuyệt đối hóa một trong hai mặt lý luận và thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan lieu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa.