Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lê nin_Tiểu luận lý luận chính trị (Trang 26)

Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ bản đó là: Phép biện chứng chất phác thời cổ đại, Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, Phép biện chứng duy vật. - Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: Là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học.

Ba nền triết học tiêu biểu của thời kỳ này là nền triết học Ấn Độ cổ đại, triết học Trung Quốc cổ đại, và triết học Hy Lạp cổ đại.

* Trong triết học Ấn Độ cổ đại, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết học đạo Phật với các phạm trù “vô ngã”, “vô thường”, “nhân quả”.

+ “Vô ngã” tức là không có cái tôi bất biến. Cách nhìn này hoàn toàn đối lập với cách nhìn siêu hình về tồn tại. Cũng từ cách nhìn này, triết học Phật giáo đưa ra những nguyên lý về mối liên hệ tất định, phổ biến: Không có cái nào là biệt lập tuyệt đối so với tồn tại khác, tất cả đều hòa đồng nhau.

+ “Vô thường” nói lên sự biến đổi không ngừng của vạn vật, không có cái gì đứng im. Quy luật “vô thường” của mọi tồn tại là Sinh – Trụ - Dị - Diệt.

+ Quy luật nhân quả cho rằng, sự tồn tại đa dạng và phong phú của thế giới đều có nguyên nhân tự thân, đó là quy luật nhân quả, một định lý tất định và phổ biến của mọi tồn tại dù đó là vũ trụ hay nhân sinh.

Triết học Ấn Độ là một trong những cái nôi triết học vĩ đại của loài người thời kỳ cổ đại, nó chứa đựng nhiều yếu tố vô thần và đã manh nha, hình thành các tư tưởng biện

27 chứng sơ khai. Tuy nhiên, tư duy triết học thời kỳ này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: coi linh hồn con người là bất tử (đạo phật).

* Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biến trong vũ trụ) và “ngũ hành luận” (học thuyết về những nguyên tắc, tương tác biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ) của Âm Dương gia.

Phái Âm Dương cho rằng, âm và dương là đối lập nhau, nhưng là điều kiện tồn tại của nhau. Học thuyết âm dương cũng thừa nhận, trong mặt đối lập này đã bao hàm khả năng của mặt đối lập kia. Đây là một cách lý giải biện chứng về sinh thành, về vận động.

*Thời cổ đại Hy Lạp, một số nhà triết học duy tâm (Platôn) coi phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý. Arixtôt đồng nhất phép biện chứng với lôgíc học.

Một số nhà triết học duy vật coi tư tưởng biện chứng về sự vật (biện chứng khách quan). Hêraclit coi sự biến đổi của thế giới như một dòng chảy. Ông nói: “Mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều biến đổi”. “Người ta không thể tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”.

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lê nin_Tiểu luận lý luận chính trị (Trang 26)