III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1 Cái chung và cái riêng
b. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên * Mối quan hệ giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên với tính quy luật
* Mối quan hệ giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên với tính quy luật
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những hiện tượng nào là tất nhiên thì phải tuân theo quy luật, còn những hiện tượng nào là ngẫu nhiên thì không tuân theo quy luật. Quan điểm này thật ra không đúng. Trên thưc tế, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên đều tuân theo quy luật. Sự khác nhau giữa chúng chỉ là ở chỗ, cái tất nhiên tuân theo quy luật được gọi là cái quy luật động lực, còn cái ngẫu nhiên tuân theo quy luật khác gọi là quy luật thống kê.
+ Quy luật động lực là quy luật mà trong đó mối quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đơn trị, nghĩa là ứng với một nguyên nhân thì có một kết quả xác định.
+ Quy luật thống kê là quy luật mà trong đó mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đa trị, nghĩa là ứng với một nguyên nhân thì có thể có kết quả như thế này, cũng có thể có kết quả như thế khác
* Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người.
C.Mác đã viết : “Lịch sử sẽ mang tính thần bí nếu những cái ngẫu nhiên không có tác dụng gì cả. Những cái ngẫu nhiên này chính là một bộ phận trong tiến trình phát triển chung, và sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫu nhiên, kể cả những cái ngẫu nhiên rất nhỏ”
- Tất nhiên và ngẫu nhiên bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ. Song, sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ, cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô vàn cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của
39 cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên. Điều này giúp ta khẳng định, cái tất nhiên là khuynh hướng của sự phát triển, nhưng khuynh hướng ấy mỗi khi bộc lộ mình thì bao giờ cũng phải bộc lộ ra dười hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung.
Ph.Ănggen viết: “Cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu”.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng chuyển hóa lẫn nhau, tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngược lại.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng không phải ví thế mà bỏ qua cái ngẫu nhiên, vì tuy cái ngẫu nhiên không chi phối sự phát triển của sự vật nhưng nó vẫn có ảnh hưởng đến sự phát triển ấy, đôi khi có thể làm cho tiến trình phát triển bình thường của sự vật đột ngột biến đổi.
- Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần dựa vào cái tất nhiên, thì nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của nhận thức khoa học nói riêng cần phải nhận thức cái tất nhiên. Vì cái tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua cái ngẫu nhiên, cho nên muốn nhận thức cái tất nhiên cần bắt đầu từ cái ngẫu nhiên.
- Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại một cách thuần túy mà bao giờ cũng là hình thức trong đó ẩn nấp cái tất nhiên. Cho nên, trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn không nên bỏ qua cái ngẫu nhiên mà bao giờ cũng phải chú ý tìm ra cái tất nhiên ẩn dấu dằng sau cái ngẫu nhiên đó.
- Không phải cái chung nào đồng thời cũng là cái tất nhiên, cho nên vạch ra được cái chung chưa có ý nghĩa là đã vạch ra được cái tất nhiên. Đó chỉ mới là một bước trên con đường vạch ra cái tất nhiên mà thôi.
- Trong những điều kiện nhất định, cái tất nhiên có thể biến thành cái ngẫu nhiên và ngược lại. Cho nên cần chú ý tạo ra những điều kiện cần thiết hoặc để ngăn trở hoặc để sự chuyển hóa đó diễn ra tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.