CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế - xã hội a. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội a. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất tương ứng với những lực lượng sản xuất ở một trình độ phát triển nhất định và một kiến trúc thượng tầng được dựng lên trên những quan hệ sản xuất đó.
b. Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội
Xã hội không phải là tổng số những hiện tượng, sự kiện rời rạc, những cá nhân riêng lẻ. Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp, trong đó có những mặt cơ bản nhất là: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt đó có một vai trò nhất định và tác động đến các mặt khác tạo nên sự vận động của cơ chế xã hội. Chính tính toàn vẹn đó được phản ánh bằng khái niệm hình thái kinh tế - xã hội.
- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau sẽ có những lực lượng sản xuất khác nhau. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, xét đến cùng do
Hình thái kinh tế - xã hội
Lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất
67 lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao.
- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Đây là quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định tất cả những quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội lại có một quan hệ sản xuất của nó tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất đó là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
- Kiến trúc thượng tầng. Những quan hệ sản xuất là bộ xương cơ thể xã hội hợp thành cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở những quan hệ sản xuất đó hình thành nên những quan điểm về chính trị, pháp lý, đạo đức, triết học ... và những thiết chế tương ứng hợp thành kiến trúc tượng tầng xã hội mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Ngoài những mặt cơ bản nêu trên (lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng) thì hình thái kinh tế - xã hội còn có những quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của các quan hệ sản xuất.
2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội Tính lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội Tính lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội
- Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế - xã hội. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trìn lịch sử tự nhiên của xã hội.
Trên cơ sở phát hiện các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” (Tập 23, tr.21).
- Các mặt hợp thành của hình thái kinh tế - xã hội không tách rời nhau mà có mối liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật vận động, phát triển khách quan và phổ biến của xã hội. Đó là quy luật của sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác.
68 Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động và phát triển từ thấp đến cao như một quá trình lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội thì sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Nó vừa đảm bảo tính kế thừa trong sự phát triển, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.
- Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao – đó là con đường phát triển chung của nhân loại. Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không bị chi phối bởi các quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hoá, điều kiện quốc v.v... Chính vì vậy, lịch sử phát triển của nhân loại hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong sự phát triển của mình. Có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao. Nhưng có những dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Tuy nhiên, sự bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan.
3. Giá trị khoa học của lí luận hình thái kinh tế - xã hội
- Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Nó chỉ ra cho ta thấy động lực của lịch sử nằm ngay trong hoạt động thực tiễn vật chất của con người dưới tác động của các quy luật khách quan.
- Là cơ sở lý luận để hiểu được cấu trúc và quy luật phát triển của xã hội loài người và hiểu sự phát triển của xã hội như là quá trình lịch sử - tự nhiên.
- Học thuyết này đã khắc phục được quan điểm duy tâm, siêu hình, vô căn cứ khi lý giải về sự vận động và phát triển của xã hội.
- Nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế-xã hội giúp ta hiểu được đường lối và chủ trương của Đảng ta trong việc xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để xây dựng hình thái kinh tế-xã hội ở nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển lực lượng sản xuất bằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng cơ sở hạ tầng bằng chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa bằng việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, v.v..
69