III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1 Cái chung và cái riêng
b. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
- Nội dung và hình thức gắn bó với nhau trong mỗi sự vật. Không có nội dung nào lại không có một hình thức nhất định. Cũng không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định.
- Nội dung quyết định hình thức. Bởi vì, mối liên hệ giữa những mặt, những yếu tố, những bộ phận thì do chính những mặt, những yếu tố, bộ phận đó quyết định.
Hình thức phải phù hợp với nội dung. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa hình thức với nội dung không cứng nhắc. Cùng một nội dung nhưng trong những điều kiện tồn tại khác nhau có thể có nhiều hình thức khác nhau.
- Hình thức có tác động trở lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với nội dung sẽ tạo điều kiện cho nội dung phát triển. Ngược lại, nếu hình thức không phù hợp với nội dung sẽ cản trở sự phát triển của nội dung.
- Khi hình thức cũ, lỗi thời mâu thuẫn với nội dung mới. Cuộc đấu tranh giữa nội dung và hình thức sẽ dẫn đến xóa bỏ hình thức cũ, thay bằng hình thức mới cho phù hợp với nội dung mới. Đồng thời nội dung cũng được cải tạo lại. Lênin: “Đấu tranh giữa nội dung với hình thức, vứt bỏ hình thức, cải tạo nội dung”.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động thực tiễn, cần tránh sự tách rời giữa nội dung và hình thức.
- Vì nội dung quyết định hình thức cho nên khi xem xét sự vật, hiện tượng, trước hết cần căn cứ vào nội dung của nó.
- Trong hoạt động thực tiễn, cần phải biết sử dụng nhiều hình thức để phục vụ cho một nội dung nhất định.
- Cần thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới.
41