III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1 Cái chung và cái riêng
b. Tính chất và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
* Tính chất
- Tính khách quan: Sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.
- Tính phổ biến: Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân nhất định, không hiện tượng nào là không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên nhân đó được phát hiện hay chưa mà thôi.
- Tính tất yếu: Kết quả là do nguyên nhân gây ra và phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. Một nguyên nhân nhất định trong một hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định.
- Nguyên nhân khác nguyên cớ: nguyên nhân mang tính củ quan dung để che đậy những nguyên nhân. Nguyên cớ là điều kiện là cái rất cần thiết để chuyển hóa nguyên nhân thành kết quả.
* Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả - Nguyên nhân quyết định kết quả.
- Nguyên nhân có trước, sinh ra kết quả.
- Nguyên nhân thế nào thì sinh ra kết quả thế ấy. Một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả cũng do nhiều nguyên nhân gây ra.
Mối quan hệ nhân quả không chỉ đơn thuần là sự kế tiếp nhau về thời gian (cái này có trước cái kia), mà là mối liên hệ sản sinh: cái này tất yếu sinh ra cái kia.
37 Cùng một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra. Do đó, mối quan hệ nhân quả rất phức tạp. Trong trường hợp nhiều nguyên nhân cùng tham gia sinh ra một kết quả, người ta chia ra các loại nguyên nhân:
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. + Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. + Nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản. + Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu. + Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. - Kết quả tác động trở lại nguyên nhân:
Kết quả tác động trở lại nguyên nhân theo hai hướng: Thúc đẩy nguyên nhân hoặc kìm hãm nguyên nhân.
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Nguyên nhân sinh ra kết quả, rồi kết quả lại tác động với sự vật, hiện tượng khác và trở thành nguyên nhân sinh ra kết quả khác nữa. Do đó, sự phân biệt nguyên nhân với kết quả chỉ có tính có tính chất tương đối. Chẳng hạn sự phát triển của vật chất là nguyên nhân sinh ra tinh thần, nhưng tinh thần lại trở thành nguyên nhân làm biến đổi vật chất.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả của phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận để giải thích một cách đúng đắn mối quan hệ nhân – quả; chống lại các quan điểm duy tâm, tôn giáo về những nguyên nhân thần bí.
- Vì nguyên nhân quyết định kết quả nên muốn có một kết quả nhất định thì phải có nguyên nhân và điều kiện nhất định. Muốn khắc phục một hiện tượng tiêu cực thì phải tiêu diệt nguyên nhân sinh ra nó.
- Phân loại nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu giữ vai trò quyết định đối với kết quả.
- Biết sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều nguyên nhân để tạo ra kết quả nhất định. - Biết sử dụng kết quả để tác động lại nguyên nhân, thúc đẩy nguyên nhân tích cực, hạn chế nguyên nhân tiêu cực.