Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lê nin_Tiểu luận lý luận chính trị (Trang 41)

III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1 Cái chung và cái riêng

b. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

- Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan. Bản chất và hiện tượng trong quá trình tồn tại của mình, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn lẫn nhau. Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ thông qua hiện tượng. Còn hiện tượng bao giờ cũng là sự tồn tại thông qua cái bản chất. Không thể có hiện tượng và bản chất tồn tại tách rời nhau.

- Tính thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Mỗi sự vật là một sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo.

- Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng

+ Bản chất là cái bên trong đối lập với hiện tượng là cái bên ngoài. Tuy nhiên, không phải lúc nào cái bên ngoài cũng phản ánh cái bên trong, thậm chí có lúc nó không chỉ phản ánh không đúng mà còn xuyên tạc bản chất (đây gọi là hiện tượng giả).

+ Bản chất là cái tương đối ổn định và hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.

+ Bản chất là cái sâu sắc hơn hiện tượng và hiện tượng là cái phong phú hơn bản chất.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

- Khẳng định bản chất là cái bên trong tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái bên ngoài thường xuyên biến đổi, phép biện chứng duy vật yêu cầu chúng ta trong nhận thức không được dừng lại ở cái hiện tượng mà phải căn cứ, đi sâu vào bản chất. - Khẳng định bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra thông qua cái hiện tượng, cho nên muốn nhận thức được bản chất thì phải bắt đầu nhận thức cái hiện tượng. Tuy nhiên, để nhận thức đúng cái bản chất thì cần phải phân loại các hiện tượng để gạt bỏ các hiện tượng không phản ánh đúng bản chất, loại bỏ các hiện tượng giả.

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lê nin_Tiểu luận lý luận chính trị (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)