Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lê nin_Tiểu luận lý luận chính trị (Trang 34)

III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1 Cái chung và cái riêng

b.Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

Vấn đề mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng là một trong những vấn đề quan trọng nhất, khó khăn nhất của triết học nói riêng của sự nhận thức nhân loại nói chung. Trong quá trình tìm lời giải cho vấn đề này, trong lịch sử triết học đã hình thành hai phái rõ rệt đó là : Phái duy thực và duy danh.

- Phái duy thực cho rằng, cái chung tồn tại độc lập không phụ thuộc vào cái riêng còn cái riêng hoặc không tồn tại, hoặc nếu có tồn tại cũng là do cái chung nảy sinh ra và chỉ là tạm thời trong một thời gian nhất định rồi sau đó mất đi, trong khi đó cái chung tồn tại vĩnh viễn không trải qua một biến đổi nào cả.

- Phái duy danh lại phát triển một quan điểm ngược lại. Họ cho rằng, cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung chỉ là những tên gọi do lý trí đặt ra chứ không phản ánh một cái gì trong hiện thực.

35 - Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại và khẳng định :

+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Điều này có nghĩa là không có cái chung trừu tượng, thuần túy tồn tại độc lập ở bên ngoài cái riêng.

+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ đưa đến cái chung. Điều này có nghĩa là cái riêng tồn tại độc lập nhưng sự tồn tại độc lập đó không có nghĩa là cái riêng hoàn toàn cô lập với cái khác. Ngược lại, bất cứ một cái riêng nào bao giờ cũng tham gia vào các mối quan hệ, liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự vật hiện tượng khác xung quanh mình. Không có cái riêng nào là tồn tại vĩnh viễn.

+ Cái riêng là cái bộ phận, phong phú hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận nhưng là cái sâu sắc hơn cái riêng (ta nói cái chung là bộ phận của cái riêng nhưng đây là bộ phận có tính chất bản chất chứ không phải là bộ phận hợp thành của cái riêng, nó được xác định trong mối quan hệ cụ thể).

+ Trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất, cái chung (phổ biến) có thể chuyển hóa cho nhau. Có điều này là bởi vì, trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc mà lúc đầu nó xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật của sự phát triển, cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng trở nên hoàn thiện tiến tới hoàn toàn thắng cái cũ. Ngược lại, cái cũ ngày càng mất đi từ chỗ là cái chung nó biến thành cái đơn nhất.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

- Khẳng định cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Phép biện chứng duy vật yêu cầu chúng ta muốn tìm cái chung, nhận thức cái chung thì phải bắt đầu từ việc nhận thức từng cái riêng cụ thể, để khái quát những đặc điểm chung giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng riêng lẻ đó.

- Cái chung là cái bản chất, là cái sâu sắc hơn cho nên trong hoạt động thực tiễn cần phải lấy cái chung định hướng cho mọi hoạt động, mặt khác để cho sự vận dụng có hiệu quả tích cực thì cần phải cá biệt hóa cái chung một cách phù hợp cho từng điều kiện cụ thể của từng cái riêng cụ thể.

- Khẳng định tính phong phú của cái riêng so với cái chung, trong hoạt động thực tiễn cần phải phát huy những đặc điểm riêng của từng cái riêng nhằm tạo nên nhiều lực

36 lượng cho sản xuất phát triển.

- Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn cần phải nhận thức và hành động đầy đủ mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cần tránh và chống chủ nghĩa giáo điều, tả khuynh, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ...

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lê nin_Tiểu luận lý luận chính trị (Trang 34)