Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 66)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHCT CHI NHÁNH TP HÀ NỘ

3.2.5. Một số giải pháp khác

Trên cơ sở định hướng phát triển tín dụng chung, dưới đây là những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân cho chi nhánh.

Đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao ứng dụng thực tế và khả năng linh hoạt của các sản phẩm tín dụng

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa như hiện nay, việc có vốn cho vay nhưng làm thế nào để nguồn vốn đó lưu thông tốt và đem lại nguồn lợi cũng là một vẫn đề quan trọng đối với tất cả các ngân hàng. Do đó NHTMCP Công Thương cũng ngày càng phải đa dạng hóa các sản phẩm, các hình thức cho vay như thế ngân hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro tín dụng, tạo uy tín và thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng từ đó khách hàng có thể lựa chọn các hình thức cho vay hợp lý, qua đó có cớ sở để mở rộng tín dụng.

Ngân hàng cần đổi mới cơ cấu đầu tư cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân vì dư nợ chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ. Khách hàng có thêm nhiều cơ hội vay vốn để sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Ngoài các hình thức tài trợ tín dụng truyền thống như cho vay bảo lãnh, cho vay theo dự án, cho vay thuê mua thì ngân hàng cầm mở rộng thêm hơn nữa các hình thức cho vay như chiết khấu, cầm cố và bảo lãnh... Theo nhịp độ phát triển của kinh tế nước ta hiện nay thì sự tin tưởng trong quan hệ kinh doanh ngày càng được đề cao, uy tín luôn là vấn đề được xem trọng do đó ngân hàng cần phải ngày càng coi trọng và quan tâm đến việc phát triển đa dạng hóa các hình thức tài trợ thương mại, qua đó có thể tăng uy tín của khách hàng khi đến với ngân hàng.

Bên cạnh các hình thức đa dạng hóa các hình thức tín dụng thì việc chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là với khách hàng cá nhân càng đặc biệt cần thiết . Việc này tạo nên tiện ích khi khách hàng đến quan hệ với ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng thu hút khách hàng đồng thời tạo mối liên hệ khách hàng và ngân hàng.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng

Việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm, phân loại khách hàng đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng và từng bước chuẩn hóa trong công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Chấm điểm và phân loại khách hàng nhằm đảm bảo tính khách quan trong tín dụng, xác định mức rủi ro dự kiến từ đó áp dụng mức lãi suất, phí phù hợp, phân loại nợ và trích lập dự phòng. Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cần dựa vào số liệu và thông tin khách hàng cung cấp và những thông tin mà cán bộ ngân hàng thu thập và xác minh. Việc xếp hàng cần đánh giá lần đầu và phải được tái đánh giá lại định kỳ.

Ngoài ra, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc cho điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Các chỉ tiêu mà ngân hàng thường xem xét đó là: tình hình phát sinh nợ quá hạn; số lần khách hàng xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, số lần chậm trả lãi, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửiẦ

Ngân hàng cần xét đến tính đặn thù và lợi thế của từng ngành kinh tế trong việc xây dựng mô hình tín dụng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần phải tham khảo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng của các ngân hàng trong khu vực và quốc tế nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống của mình.

Nâng cao chất lượng thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo có thể được coi là nguồn trả nợ quan trọng của khách hàng cho chi nhánh nếu rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, việc tăng giá trị tài sản đảm bảo không phải là một giải pháp tối ưu bởi chi nhánh sẽ mất thêm các chi phắ thẩm định, quản lý và phát mại nếu phải xử lý rủi ro. Do đó, trước hết phải đảm bảo việc định giá tài sản sát với giá trị nội tại của nó, sau đó chi nhánh cần phần tăng cường hoạt động quản lý và đánh giá lại định kỳ giá trị tài sản. Trong bối cảnh giá cả biến động mạnh như hiện nay, biên độ 20% mới đánh giá lại là quá rủi ro, nhất là đối với các tài sản tài chắnh như giấy tờ có giá hay vàng, do đó chi nhánh không nên quá máy móc theo quy chế mà nên chủ động thực hiện đánh giá lại định kỳ theo quý và tiến hành thẩm định giá bất thường nếu cần thiết để đảm bảo tài sản có tắnh thanh khoản cao, giá trị đủ để bảo hiểm cho khoản vay.

Các lần đánh giá và đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo cần được thực hiện độc lập bởi cán bộ tắn dụng, cán bộ phòng quản lý rủi ro và ban giám đốc chi nhánh, tránh việc một nhóm đảm đương cả hai công việc này để giảm thiểu sai sót. Tương lai gần, nên tăng dần tỷ lệ cho vay không cần tài sản bảo đảm mà thay vào đó là việc quản lý các luồng tiền của khách hàng trên tài khoản lập tại chi nhánh để giảm chi phắ và tăng cường tắnh linh hoạt, kịp thời trong công tác quản trị rủi ro tắn dụng cá nhân.

Thực hiện bảo hiểm rủi ro bằng bảo hiểm tắn dụng và trắch lập dự phòng

Rủi ro nói chung và rủi ro tắn dụng nói riêng có bản chất là tồn tại một cách khách quan, do đó khi đã chấp nhận cho cá nhân vay vốn, chi nhánh khó có thể loại trừ hoàn toàn được tất cả các nguy cơ xấu có thể xảy ra. Do đó, việc bảo hiểm cho khoản vay là hết sức cần thiết. Chi nhánh cần yêu cầu khách hàng vay mua, hoặc đứng ra mua bảo hiểm cho khoản tắn dụng tiềm ẩn rủi ro cao. Tuy nhiên, giải pháp này có thể làm tăng chi phắ cho cá nhân do các khoản phắ bảo hiểm không phải là nhỏ. Chi nhánh hoàn toàn có thể tự bảo hiểm qua hoạt động trắch lập dự phòng rủi ro tắn dụng. Quyết định 493 hiện nay đã quá lạc hậu, do đó chi nhánh có thể tham khảo dự thảo mới nhất thay thế quyết định này của NHNN.

Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nhạy bén và phẩm chất đạo đức của cán bộ Quan hệ khách hàng

đến đâu cũng không thể thiếu được yếu tố then chốt là con người. Do đó, chi nhánh cần xác định mỗi cán bộ nhân viên của chi nhánh là một mảng ghép trong bất kỳ sự thành công nào. Bên cạnh việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài đến giao lưu trao đổi, cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, chi nhánh cũng cần hết sức chú trọng vào phát triển kỹ năng mềm cho toàn bộ nhân viên. Hiện nay, kỹ năng giao tiếp đang được đánh giá rất cao, và với lợi thế này chi nhánh có thể dễ dàng tiếp cận được những thông tin chưa biết về đối tượng vay, qua đó nâng cao được năng lực, hạn chế rủi ro tắn dụng. Không chỉ vậy, mỗi cán bộ, nhân viên còn là cầu nối trực tiếp tới khách hàng, giúp chi nhánh quảng bá được hình ảnh và nâng cao vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, chuyên môn giỏi chưa phải là tất cả, chất lượng nguồn nhân lực còn phải được đánh giá qua đạo đức nghề nghiệp, tinh thần hăng say, tận tụy với công việc và một bản lĩnh thực sự vững vàng. Trong các nguyên nhân chủ quan của các vụ rủi ro tắn dụng gần đây ở một số ngân hàng trong cả nước, việc thiếu trách nhiệm trong khâu thẩm định được xác định là lý do chắnh gây ra rủi ro. Vì vậy, lãnh đạo chi nhánh cần quan tâm và theo dõi sát sao hoạt động của cán bộ nhân viên, đặc biệt là cán bộ tắn dụng và cán bộ phòng quản lý rủi ro. Ngoài chế độ lương thưởng cạnh tranh, xứng đáng, chi nhánh cần tạo được một môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết, tất cả cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Để có được điều này, cần có sự đồng tâm phối hợp giữa ban lãnh đạo, các tổ chức Đảng, Công đoàn và toàn thể cán bộ nhân viên đang làm việc tại NHTMCPCTVN Ờ CNTP.HN.

Nâng cao khả năng thu thập và xử lý các thông tin của cán bộ Quan hệ khách hàng

Thông tin là yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình tắn dụng và giảm thiểu rủi ro. Thông tin thiếu hoặc không chắnh xác sẽ làm đánh giá sai rủi ro tiềm ẩn trong khoản vay, gây ra rủi ro về sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là tiền đề cho rủi ro tắn dụng xảy ra. Do đó, giải pháp cho chi nhánh là cần phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin. Cán bộ tắn dụng, chuyên viên quan hệ khách hàng ngoài thông tin từ hồ sơ vay vốn, thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như CIC hay từ các tổ chức tắn dụng khác mà khách hàng đã có quan hệ. Giải pháp tối ưu nhất là trực tiếp tham gia thẩm định dự án qua việc quan sát môi trường làm việc và

những người trực tiếp liên quan đến dự án cần vốn. Giải pháp lâu dài hơn là chi nhánh cần xây dựng được hệ thống thông tin nhằm quản trị rủi ro tắn dụng, một công cụ quản lý và giám sát rủi ro mạnh thông qua việc thu thập và xử lý các dữ liệu, thông tin phục vụ rủi ro, các công cụ phân tắch, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. Hệ thống này thường bao gồm hai phần chắnh:

- Phần thứ nhất gồm các hệ thống cung cấp dữ liệu như Core banking, CRM, Treasury, Trade Finance, ERP,Ầ

- Phần thứ hai xử lý và đưa ra giải pháp quản trị rủi ro (Risk Management System - RMS), gồm hệ thống đầy đủ các công cụ tập hợp dữ liệu (ETL) ở phần thứ nhất, tổ chức kho dữ liệu (DW) phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro, các công cụ phân tắch dữ liệu (Data Analysis), hệ thống cảnh báo (Alert) và công cụ tạo báo cáo (Report Tool) linh hoạt, kịp thời, chắnh xác theo các mô hình quản trị rủi ro chuẩn quốc tế và đặc thù quản trị rủi ro của chi nhánh.

Không chỉ giúp kiểm soát rủi ro tắn dụng, hệ thống thông tin này cũng giúp chi nhánh quản lý được rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động thông qua các mô hình định lượng và đối chiếu với các tiêu chuẩn mà chi nhánh đặt ra.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w