CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHCT CHI NHÁNH TP HÀ NỘ
3.2.4. Hoàn thiện quy trình tắn dụng
Cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các bước của quy trinh tắn dụng, đặt tắnh an toàn lên hàng đầu.
3.2.4.1 Quy trình thẩm định
Phân tắch, đánh giá chắnh xác khách hàng vay vốn:
Phân tắch, đánh giá chắnh xác về năng lực pháp lý của khách hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm của họ trước pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Chi nhánh; Về nảng lực tài chắnh của khách hàng; Về khả năng điều hành SXKD của người lãnh đạo doanh nghiệp - yếu tố quyết định hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, từ đó quyết định khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
Trên cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy công tác thẩm định được thực hiện tốt thì chất lượng của khoản tắn dụng được nâng lên rất nhiều, những rủi ro từ phắa chủ quan hầu như không có. Từ những nguồn thông tin đã thu thập được cán bộ tắn dụng phải tiến hành phân tắch và thẩm định. Nội dung cơ bản của phân tắch và thẩm định tắn dụng tập trung vào hai vấn đề chủ yếu sau:
- Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, nguyên tắc cho vay theo chế độ quy định cụ thể đối với loại cho vay đó đảm bảo khả năng cho vay thu hồi được gốc và lãi đúng thời hạn.
- Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định, nếu xảy ra tranh chấp tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho ngân hàng.
Tuỳ theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, cán bộ tắn dụng cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thắch hợp, vừa phải đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay bình thường. Theo quy định đối với cho vay ngắn hạn thì thời gian thẩm đinh không quá 5 ngày làm việc, cho vay trung và dài hạn thì thời gian thẩm định không quá 15 ngày làm việc. Như vậy, nội dung của thẩm định bao gồm rất nhiều vấn đề mà thời gian lại ngắn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định đòi hỏi Chi nhánh phải thành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm định dự án. Cán bộ tắn dụng tham gia thẩm định phải có trình độ chuyên môn cao, mỗi cán bộ đảm nhiệm một lĩnh vực nhất định như xây dựng, sản xuất. Đối với nhiều dự án/phương án mang tắnh chất chuyên môn sâu vào một ngành, một lĩnh vực cụ thể nào đó mà cán bộ tắn dụng không
thể nắm bắt, hiểu một cách cặn kẽ thì Chi nhánh cần mời các chuyên gia, các cán bộ có kinh nghiệm về ngành hay lĩnh vực đó tới giúp đỡ, tư vấn về mặt chuyên môn kỹ thuật. Việc phân công rõ ràng như vậy sẽ giúp cho công việc được thực hiện chuyên sâu, cán bộ được tiếp xúc với nhiều dự án sẽ tắch luỹ được nhiều kinh nghiệm bổ ắch. Sự thành thạo trong việc thực hiện các công đoạn thẩm định của cán bộ chuyên trách sẽ giúp rút ngắn được thời gian thẩm định và hơn hết là nâng cao được chất lượng của thẩm định dự án.
Ra quyết định cho vay trên cơ sở phải xác định và hiểu rõ khách hàng vay.
Tìm hiểu và đánh giá khách hàng vay cần được xem xét trên nhiều mặt. Thứ nhất, phải đảm bảo tắn nhiệm trong quan hệ vay trả. Thứ hai là, đảm bảo nguyên tắc người vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chắnh để sử dụng tiền vay và thực hiện các nghĩa vụ cam kết đối với các khoản vay. Thú ba, phải đảm bảo nguyên tắc xây dựng được các phương án dự phòng trả nợ vay của khách hàng.
Thông thường để tránh được rủi ro không trả được của khách hàng thì việc cho vay còn phải dựa trên cơ sở có đảm bảo tiền vay với tắnh khả thi cao. Đảm bảo tiền vay có nhiều loại: đảm bảo bằng cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bằng chắnh sự tắn nhiệm lẫn nhau trong quan hệ tắn dụng. Với hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi đi vay đều phải có tài sản đảm bảo, song để đối phó với điều kiện đó nhiều doanh nghiệp đã lừa đảo ngân hàng trong việc kê khai tài sản bất hợp pháp, gây khó khăn cho ngân hàng khi phát mại tài sản. Đây cũng chắnh là một thiếu sót của cán bộ tắn dụng khi không thẩm định kỹ khách hàng
3.2.4.2 Quy trình giải ngân
Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn. * Trong công tác quản lý nợ.
- Thanh tra chất lượng tắn dụng định kỳ hoặc đột xuất dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể về chấp hành các thủ tục quy chế cho vay, chức năng nghiệp vụ của cá nhân, các bộ phận trong việc quản lý nợ, phân loại đánh giá các khoản nợ theo các khoản nợ tổn thất khác nhau.
- Đánh giá chất lượng tắn dụng thông qua kiểm tra trên cơ sở quy định có liên quan đến cho vay thu nợ nhằm vạch ra những điểm mạnh, yếu, những vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề ra giải pháp.
- Các cán bộ tắn dụng phải có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng đánh giá tình hình tài chắnh doanh nghiệp cũng như của Chi nhánh.
* Đối với công tác xử lý nợ quá hạn.
Chất lượng tắn dụng nói chung và chất lượng tắn dụng trung dài hạn nói riêng được thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng. Giải quyết tốt công tác nợ quá hạn sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
- Đối với các khoản nợ quá hạn mà Chi nhánh xét thấy bên vay vẫn còn khả năng duy trì sản xuất kinh doanh và có ý thức trả nợ cho Chi nhánh thì Chi nhánh có thể giải quyết theo hướng:
+ Chi nhánh có thể tiếp tục cho vay hoăc hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện tổ chức lại, phát triển kinh doanh để có khả năng tài chắnh thanh toán nợ cho Chi nhánh.
+ Chi nhánh hướng dẫn, tư vấn cho người vay trên nhiều khắa cạnh: Hướng sản xuất kinh doanh, thị trường, sản phẩm. Nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu hồi lợi tức ở người vay hoặc gia hạn cấp thêm tắn dụng để tăng sức mạnh tài chắnh cho doanh nghiệp.
+ Nếu doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh là do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai dịch bệnh. Chi nhánh có thể giảm bớt một phần hoặc toàn bộ lãi phạt quá hạn cho bên vay.
- Đối với các khoản nợ quá hạn chắc chắn không có khả năng thu hồi thì không còn cách nào khác Chi nhánh phải xiết nợ, xử lý các tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Chi nhánh có thể khai thác tài sản thế chấp theo hướng:
+ Những tài sản nào có thể bán với mức giá chấp nhận được thì bán ngay để thu hồi vốn cho Chi nhánh, giá có thể thấp hơn dự kiến nghĩa là Chi nhánh bị thua lỗ chút ắt nhưng tắnh về mặt lâu dài thì không thiệt hại về tài sản vì không mất chi phắ quản lý, không mất nhiều công sức khai thác.
+ Với những tài sản xiết nợ không bán được ngay cần phải phân loại, đánh giá từng tài sản để có biện pháp khai thác kịp thời và hữu hiệu nhất.
- Các khoản nợ quá hạn do người vay chết, mất tắch, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc khách hàng cố tình chây ỳ, có hành vi lừa đảo. Những biện pháp xử lý có thể là:
+ Thông báo và để khách hàng tự bán tài sản thế chấp để lấy tiền trả nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thanh toán.
+ Nếu khách hàng thiếu thiện chắ trong việc xử lý nợ một cách tự nguyện tiến hành kê biên và phát mại tài sản thế chấp. Việc phát mại thực hiện theo phương châm không ồn ào, gây tâm lý bất ổn định, làm giá tài sản, nhà đấtẦgiảm hoặc khó bán.
+ Đối với các tài sản thế chấp có giá trị lớn, khó phát mại thì Chi nhánh có thể tự khai thác để thu hồi nợ bằng cách cho thuê có thời hạn, cho thuê mua, dùng làm tài sản góp vốn vào các liên doanh để khai thác chung với những doanh nghiệp tin cậy.
+ Dùng áp lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, chủ yếu là cảnh sát kinh tế, chắnh quyền địa phương, để ép các đối tượng có hành vi lừa đảo phải thu xếp nguồn trả nợ.
+ Khởi kiện những người vay hoàn toàn không có thiện chắ trả nợ, tẩu tán tài sản hoặc mưu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ.