Về công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 35)

TP HÀ NỘ

2.2.1. Về công tác huy động vốn

Huy động vốn là chức năng cơ bản, nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng. Đây là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên vốn chắnh là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Những năm qua,VietinBank T.P Hà

Nội đã rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn, luôn có gắng tăng cường huy động vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Sau đây là tình hình huy động vốn của VietinBank T.P Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2012.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh TP HN Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Tổng nguồn vốn huy động 17,940 15,858 31,775 39,096 41,903 I. Phân theo đối tượng 17,940 15,858 31,775 39,096 41,903 1. Tiền gửi doanh nghiệp 7,377 7,247 13,105 16,611 15,992 2. Tiền gửi dân cư 2,994 3,197 3,134 3,342 3,668 -Trong đó; Tiền gửi tiết kiệm 2,881 2,422 2,964 3,193 3,138 -Công cụ nợ (CC; KP; TP) 113 775 170 149 530 3. Tiền gửi khác (TCTD

+TCK khác) 6,423 5,214 15,292 18,806 21,798 4.Tiền gửi khác 1,146 200 244 337 445 II. Phân theo loại TTệ 17,940 15,858 31,775 39,096 41,903 1. VNĐ 14,865 10,516 24,850 28,638 28,924 2. Ntệ quy VNĐ 3,075 5,342 6,925 10,458 12,979 III. Phân theo kỳ hạn 17,940 15,858 31,767 39,096 41,903 1. Không kỳ hạn. 1,934 1,763 4,130 5,884 4,347 2.Có kỳ hạn. 16,006 14,095 27,637 33,212 37,556

Tổng nguồn vốn mà NHTMCP Công thương Việt Nam Ờ chi nhánh Hoàn Kiếm huy động qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Sự tăng trưởng lượng vốn huy động qua các năm.

ĐVT:tỷ đồng

Qua biểu đồ, ta thấy lượng vốn mà VietinBank T.P Hà Nội huy động được đều tăng lên qua các năm và tăng với tốc độ tương đối lớn. Năm 2009 là năm đầu tiên VietinBank T.P Hà Nội đi vào hoạt động với tên mới cùng cơ cấu mới, và cũng được đánh dấu là một năm đầy khó khăn với hoạt động của ngành ngân hàng. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng nhà nước thực hiện chắnh sách tiền tệ thắt chặt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc... khiến nhu cầu về vốn của các ngân hàng nói chung trở nên rất bức thiết. Các ngân hàng đều phải lao vào cuộc chạy đua lãi suất để có thể tăng cường thu hút vốn từ dân cư và tổ chức. Để tăng cường huy động vốn, bên cạnh các sản phẩm huy động tiết kiệm truyền thống VietinBank triển khai thực hiện các sản phẩm huy động vốn với nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng đồng thời có chắnh sách thắch hợp về lãi suất, kỳ hạn gửi đa dạng, hấp dẫn giúp khách hàng có nhiều lựa chọn.

Đến năm 2010 tổng nguồn vốn đơn vị huy động được là 31.775 tỷ đồng tăng 15.917 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2010 là 200,37% so với năm 2009 (trong khi tăng trưởng của toàn bộ hệ thống VietinBank là 151%, đạt 361.180 tỷ đồng vào cuối năm 2010). Năm 2011 đơn vị đã huy động được 39.096 tỷ đồng tăng 7.321 tỷ đồng (23%) so với năm 2010.

đang rất khả quan khi đã đạt 41.903 tỷ đồng tăng 2.807 tỷ đồng (7%) so với năm 2011. Nếu giữ vững được đà tăng trưởng như thế này, năm nay tiếp tục sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng tổng vốn huy động của chi nhánh (xét theo đối tượng)

Tiền gửi doanh nghiệp năm 2009 là 7.247 tỷ đồng chiếm 45,7% tổng vốn huy động được của đơn vị. Bước sang năm 2010 là 13.105 tỷ đồng chiếm 41,24%, năm 2011 là 16.611 tỷ đồng chiếm 42,49% tổng vốn huy động của đơn vị. Đến năm 2012 là 15.992 chiếm 38.16% tổng nguồn vốn huy động của đơn vị. Tiền gửi doanh nghiệp năm sau đều tăng so với năm trước đó và tăng với tốc độ rất nhanh, tương quan với tốc độ tăng của toàn hệ thống VietinBank. Năm 2010 tăng 5.858 tỷ đồng tương đương tăng 80,83% so với 2009. Năm 2011, tiền gửi doanh nghiệp tăng 3.506 tỷ đồng, tương đương tăng 26.75% so với năm 2010. Có thể thấy năm 2012 tiền gửi doanh nghiệp giảm 619 tỷ đồng tương đương 4% so với năm 2011. Nguyên nhân chắnh được nhận định là do các doanh nghiệp đang đầu tư vốn vào khôi phục sản xuất kinh doanh sau

thời kỳ kinh tế suy thoái nên độ ổn định không cao. Lượng tiền gửi từ nguồn này lớn nhưng trong trường hợp rút ra rất có thể gây ra rủi ro thanh khoản.

Tiền gửi dân cư năm 2009 là 3.197 tỷ đồng, chiếm 20,16% tổng vốn huy động được. Năm 2010 là 3.134 tỷ đồng, chiếm 9,86% tổng vốn huy động được và bằng 98.03% so với năm 2009. Năm 2011 là 3.342 tỷ đồng tăng 208 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng 106.6% chiếm 8.5% tổng vốn huy động. Đến năm 2012 tiền gửi dân cư là 3.668 tỷ đồng tăng 326 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng 109.7 % chiếm 8.75% tồng vốn huy động.

Do hoạt động với tư cách là một Chi nhánh nên nguồn tiền huy động từ dân cư là nguồn tiền khá lớn trong quy mô nguồn vốn huy động được của VietinBank tuy nhiên thường không ổn định do tâm lý của người gửi tiền chịu tác động của nhiều yếu tố. Khách hàng sẽ không gửi tiền vào ngân hàng nếu việc đầu tư vào các hình thức khác là có lợi hơn, hoặc lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn hơn, hoặc có chắnh sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng chu đáo hơn.

Tiền gửi đầu tư tài chắnh và các tổ chức tắn dụng cũng tăng mạnh từ 2009 đến 2010, nhưng cũng như các loại tiền gửi khác, đến 2011 lại có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên về tỷ trọng tiền gửi này năm 2011 vẫn tương đối cao. Chiếm 48.13% vào năm 2010 , 48.1% ở năm 2011 và 51.02% vào năm 2012. Một cách tổng quát, tiền gửi đầu tư tài chắnh và các tổ chức tắn dụng là kênh huy động vốn chủ yếu của Chi nhánh T.P, bên cạnh nguồn tiền từ tiền gửi doanh nghiệp.

Bên cạnh đó thì nguồn tiền gửi khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn: chiếm 1.26% vào năm 2009, chiếm 0.77 % vào năm 2010, 1.79 % vào năm 2011 và 1.06% vào năm 2012.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động(xét theo loại tiền tệ và kỳ hạn)

Nếu xét nguồn vốn huy động được phân theo loại tiền tệ thì tiền gửi VND năm 2010 là 24.850 tỷ đồng tăng 14.334 tỷ đồng, bằng 236% so với năm 2009 chiếm 78.21% tổng vốn huy động. Năm 2011 con số này là 28.638 tỷ đồng tăng 3.788 tỷ đồng (115,2%) so với năm 2010, chiếm 73,25% tổng vốn huy động. Năm 2012 đạt 28.924 tỷ đồng tăng 286 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm 69.03% tổng vốn huy động.

Tiền gửi ngoại tệ (chủ yếu là USD) quy đổi năm 2010 là 6.925 tỷ đồng tăng 130% so với năm 2009 chiếm 21,8% tổng vốn huy động. Năm 2011 tiền gửi ngoại tệ là 10.458 tỷ đồng tăng 151% so với năm 2010 chiếm 26,75% tổng vốn huy động. Năm 2012 tiền gửi ngoại tệ là 12.979 tỷ đồng tăng 124% so với năm 2011 chiếm 31% sơ với năm 2011.

Từ năm 2009 đến năm 2012 cơ cấu vốn huy động có sự chuyển dịch dần theo xu hướng nghiêng về tiền gửi nội tệ VND. Tỷ trọng tiền gửi nội tệ trong cơ cấu vốn là

66,32% năm 2009, tăng lên 78,2% năm 2010. Sang năm 2011 cơ cấu này có giảm xuống còn 73,25% nhưng con số tuyệt tối thì vẫn tăng 115% so với năm 2010. Đến năm 2012, tỷ lệ tiền gửi nội tệ trong cơ cấu vốn là 69.03% có giảm so với năm 2011 nhưng con số tuyệt đối vẫn tăng 10% sơ với năm 2011. Điều này được giải thắch bởi sự giảm giá tương đối của đồng ngoại tệ so với nội tệ trong năm 2012, trái chiều với thời điểm năm 2011 và 2010 , đã khiến các doanh nghiệp và cá nhân lo ngại. Để đảm bảo an toàn cho khoản vốn của mình họ chọn phương án gửi tiền bằng nội tệ thay cho ngoại tệ .

Xét cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn, nguồn có kỳ hạn có tắnh ổn định cao chiếm tỷ trọng gấp nhiều lần so với nguồn không kỳ hạn, thể hiện uy tắn và khả năng hoạt động của chi nhánh. Năm 2010, vốn có kỳ hạn huy động được đạt 27.637 tỷ đồng, chiếm tới 86.99% tổng vốn huy động. Sự ổn định này một mặt giúp mở rộng nguồn vốn dành cho các khoản vay trung và dài hạn nhằm thu được lợi nhuận cao, mặt khác làm giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho chi nhánh. Tiền gửi không kỳ hạn tuy chiếm tỷ trọng không cao và cũng ở mức không ổn định.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 35)

w