Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ACB PGD Lê Đức Thọ (Trang 74)

− Cần thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc, nhất là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của chủ đầu tư;

− Nâng cao trách nhiệm của những nhân viên làm công tác thẩm định ở các cơ quan tham mưu phê duyệt các dự án vay vốn của khách hàng về tính khả thi và mức độ hiệu quả.

− Không nên gò ép thời gian khi xác định thời hạn cho vay, mà phải căn cứ vào: • Nguồn trả nợ thực sự của dự án người vay vốn

• Khả năng trả nợ của chủ đầu tư

− Cần chuẩn hóa, hệ thống hóa các định mức kinh tế của một số ngành nghề chủ yếu trên cơ sở các tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành.

− Cập nhật kịp thời những thông tin về diễn biến của nền kinh tế, những điều chỉnh về cơ chế, chính sách có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định.

− Cập nhật, tích lũy các thông tin có liên quan đến định hướng phát triển kinh tế; các ngành nghề ưu tiên mở rộng hoặc hạn chế đầu tư; thông tin về giá cả máy móc thiết bị…

− Khi thẩm định, cần có mối quan hệ tốt với các chủ thể: • Hiệp hội ngành nghề;

• Chính quyền địa phương: Ủy ban nhân dân phường, quận; Phòng công chứng, Phòng và Sở Tài nguyên môi trường..để được giải quyết công việc nhanh hơn và thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng;

• Đối thủ cạnh tranh; • Cơ quan thuế vụ.

ư Nhằm khai thác những thông tin phi tài chính của chủ đầu tư dự án vay vốn, tiết kiệm chi phí và thời gian làm việc cho nhân viên tín dụng.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 66 − Cần kiểm tra định kỳ tài sản bảo đảm nợ vay trong quá trình cho vay

− Thường xuyên tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định, nhất là ứng dụng phần mềm tin học Excel.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ACB PGD Lê Đức Thọ (Trang 74)