Thực trạng cho vay tại ACB – PGD Lê Đức Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ACB PGD Lê Đức Thọ (Trang 36)

− Khác với huy động vốn, thời điểm sôi động nhất của hoạt động cho vay là vào những tháng cuối năm. Lúc này tín dụng cực cao so với những tháng đầu năm. Bởi lẽ đó là do chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân rất cao ví dụ như trả tiền lương, thưởng cho nhân viên vào cuối năm, những tiểu thương trả tiền cho lô hàng họ nhập về trước tết để bán, doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ để trả tiền hàng xuất nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng sắm sửa chuan bị tết của người dân tăng cao, nhu cầu xây mới hay sửa chữa nhà cửa để đón năm mới…

− Năm 2008, do thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cho vay cực cao lên đến hơn 20%/ năm. Do đó vào thời điểm đầu năm 2008, các ngân hàng hạn chế cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng lúc này cực thấp.

− Nhưng từ đầu tháng 4 năm 2008, lãi suất cho vay bắt đầu hạ nhiệt tại các NHTM. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt từ đầu năm, nhưng đến lúc này các

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 28 NHTM đồng loạt giảm lãi suất như một cách chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, góp phần hạn chế đà tăng lạm phát trong thời gian tới.

− Mục đích của việc giảm lãi suất là để chia sẻ gánh nặng chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Hơn nữa, lãi suất cho vay giảm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.

− Trước hết, lãi suất cho vay giảm sẽ hạ chi phí vay vốn của doanh nghiệp, hỗ trợ khả năng giảm giá thành sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Với doanh nghiệp, chi phí vay vốn thuận lợi hơn sẽ tạo điều kiện để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận. Đây là tác động mà nền kinh tế đang mong đợi, đặc biệt trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng năm 2008 gặp khó khăn, thị trường chứng khoán xuống dốc. Đến cuối năm 2008, lạm phát dừng lại ở mức 19,89%

− Năm 2009, kinh tế Việt Nam dần dần hồi phục với GDP 5,32%, tỷ lệ lạm phát cuối 2009 là 6,88%, đúng mục tiêu của Chính phủ đề ra. Cũng trong năm này, Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh. Chính sách này đã làm cho hoạt động tín dụng sôi động trở lại cùng với sự vực dậy của nền kinh tế và cả các doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ACB PGD Lê Đức Thọ (Trang 36)