Thực trạng huy động vốn tại ACB – PGD Lê Đức Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ACB PGD Lê Đức Thọ (Trang 32)

Bảng 7: Vốn huy động theo hình thức tiền gửi. Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng cuối năm

2008 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng cuối năm 2009 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)

TGTT 919 0.89 4.703 2.58 7.054 5.62

TGTKKKH 618 0.6 1.885 1.04 1.542 1.23

TGTKCKH 101.31 98.51 175.38 96.38 116.92 93.15

Tổng cộng 102.847 100 181.968 100 125.516 100

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 24 − Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng TGTKCKH luôn chiếm cao nhất và luôn giữ ở mức trên 90% trong tổng nguồn vốn huy động. TGTT và TGTKKKH chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.

Bảng 8: So sánh vốn huy động theo hình thức tiền gửi. Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 tháng cuối 2008 6 tháng đầu 2009 6 tháng cuối 2009 6 tháng đầu 2009 / 6 tháng cuối 2008 6 tháng cuối 2009 / 6 tháng đầu 2009 +/- % +/- % TGTT 919 4.703 7.054 3.784 412 2.351 49.99 TGTKKKH 618 1.885 1.542 1.267 205 -343 -18.19 TGTKCKH 101.310 175.380 116.920 74.070 73.12 -58.460 -33.33 Tổng cộng 102.847 181.968 125.516 79.121 76.93 -56.452 -31.02 (Nguồn : Phòng tín dụng – PGD Lê Đức Thọ)

− Tiền gửi thanh toán: tăng mạnh từ 919 triệu đồng trong 6 tháng cuối năm 2008 lên 4.703 triệu đồng vào 6 tháng đầu năm 2009 tức tăng 412%, và tăng lên đến 7.054 triệu đồng vào cuối năm 2009 tức tăng 49.99%.

− Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: tăng từ 618 triệu đồng trong 6 tháng cuối năm 2008 lên 1.885 triệu đồng vào 6 tháng đầu năm 2009 tức tăng 205%, vào cuối năm 2009ø tiền gửi không kỳ hạn giảm 343 triệu đồng còn 1.542 triệu đồng tức giảm 18.19%.

− Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: tăng từ 101.310 triệu đồng vào cuối năm 2008 lên 175.380 triệu đồng vào 6 tháng đầu năm 2009 tức tăng 73.12%, và giảm nhẹ vào cuối năm 2009 xuống còn 116.920 triệu đồng tức giảm 33.33%.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 25 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000

6 tháng cuối 2008 6 tháng đầu 2009 6 tháng cuối 2009

TGTT TGTKKKH TGTKCKH

− Ngân hàng ACB – PGD Lê Đức Thọ được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ở mức lạm phát cao ở mức 2 con số. Do đó, để kìm chế lạm phát vào thời điểm này, vào đầu tháng 2/ 2008, các NHTM phải thực hiện đồng thời 4 quyết định thắt chặt điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Trong đó có việc NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/ năm lên 8,75%/ năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5% lên 7,5%/ năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/ năm lên 6%/ năm. Mục tiêu của chính sách này là nhằm hút bớt lượng tiền thừa từ lưu thông ngoài xã hội vào hệ thống ngân hàng để giảm bớt lạm phát. Không nằm ngoài sự quản lý điều hành của NHNN, ACB đều tăng mức lãi suất vốn huy động khá cao, đỉnh điểm là vào giữa năm 2008, lãi suất huy động vốn lên đến 18% - 19%/ năm. Tuy đến 6 tháng cuối năm 2008, chính sách tiền tệ của NHNN từ thắt chặt chuyển sang nới lỏng, lãi suất huy động vốn có giảm dần, rút về khoảng 8,5% - 14%/ năm vào cuối năm 2008. Riêng với ACB, lãi suất những tháng cuối năm giảm như sau: tiền gửi tiết kiệm 3 tháng: 14%, tiết kiệm 6 tháng là 12,55%, từ 9 tháng trở lên là từ 9 – 12%/ năm. Song mặc dù tính đến cuối năm 2008, chỉ mới thành lập hơn 5 tháng nhưng PGD Lê Đức Thọ đã đạt được mức huy động chỉ tiêu đề ra. Tổng nguồn vốn huy động 6 tháng cuối năm 2008 là 102,847 triệu đồng.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 26 − Sau thành công hoạt động năm 2008, năm 2009 ngân hàng lại thành công trong công tác huy động vốn của mình. Tổng nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2009 đạt 181.968 triệu đồng, tăng 79.121 triệu đồng so với 6 tháng cuối năm 2008. Tổng nguồn vốn huy động 6 tháng cuối năm 2009 đạt 125.516 triệu đồng, giảm 56.452 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009.

− Hoạt động huy động vốn dường như trở nên sôi động nhất vào 6 tháng đầu năm 2009, đặc biệt là sau Tết âm lịch, bởi lẽ nguyên nhân của nó bắt nguồn từ tâm lý và tập quán hoạt động kinh doanh của người Việt Nam. Thời điểm hoạt động kinh doanh sôi động nhất trong năm là vào thời điểm trước Tết Âm lịch, lúc đó người kinh doanh thu được tiền, có lời trong việc buôn bán nhờ nhu cầu tiêu dùng của người mua cuối năm tăng cao mạnh mẽ. Họ có một số vốn để chuẩn bị lo Tết và để dành sang năm mới. Qua Tết âm lịch, mọi người bắt đầu trở lại công việc kinh doanh của mình, lúc đó họ sẽ có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm nhiều và tăng cao, có thể đưa ra những lý do sau:

− Tiền gửi thanh toán tăng cao do khách hàng muốn thuận tiện cho việc thanh toán trong kỳ kinh doanh mới; cụ thể là tiền gửi thanh toán tăng từ 919 triệu vào 6 tháng cuối năm 2008 lên 4.703 triệu đồng vào 6 tháng đầu năm 2009 tương đương tăng 412% và lên đến 7.054 triệu đồng vào 6 tháng cuối năm 2009 tương đương tăng 49.99% so với 6 tháng đầu năm.

− Tiền gửi tiết kiệm tăng cao vào những tháng đầu năm do nhiều nhà đầu tư muốn tích lũy số vốn lớn vào ngân hàng một cách an toàn, đợi thời điểm thích hợp sẽ đem số tiền này đi đầu tư;

− Đối với những nhà đầu tư ưa thích sự an toàn thì nhờ ngân hàng giữ một số vốn tạm thời nhàn rỗi của mình là phương pháp tuyệt vời nhất, hơn thế nữa họ còn nhận được tiền lãi, lãi suất hấp dẫn là lý do chủ yếu để loại khách hàng này gửi tiền nhiều vào ngân hàng.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 27 − Còn 6 tháng cuối năm 2009, hoạt động huy động vốn có vẻ dường như chậm lại và giảm đi so với 6 tháng đầu năm 2009. Có thể giải thích rằng những tháng cuối năm là thời điểm khách hàng có nhiều khoản phải thanh toán như thanh toán lô hàng cuối năm nhập về để bán thời điểm trước Tết âm lịch, doanh nghiệp phải thanh toán các khoản chi phí, lương, thưởng cho cán bộ, công nhân viên. Đây là lý do vì sao vào thời điểm 6 tháng cuối năm, tiền gửi thanh toán tại PGD tăng cao đột biến so với đầu năm và tiền gửi tiết kiệm tăng chậm lại và giảm nhiều.

Kết luận

ư Nguồn vốn huy động của PGD là khá ổn định và bền vững nhờ tỷ trọng TGTKCKH cao hơn rất nhiều so với TGTT và TGTKKKH. Giúp PGD có thể chủ động hoạch định trong việc sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ACB PGD Lê Đức Thọ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)