− Nhân viên R/A là nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp còn quá ít, hiện tại ở PGD chỉ có 1 nhân viên phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp. Nhân lực ít sẽ không đáp ứng được tốt nhu cầu của khách hàng, dễ làm cho khách hàng bỏ ngân hàng để sang 1 ngân hàng khác có dịch vụ và được chăm sóc tốt hơn.
− Công tác huy động vốn của PGD vào đối tượng là các tiểu thương ở chợ chưa được khai thác hết, vì theo các nhân viên ở đây, hầu hết các tiểu thương buôn bán
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 55 ở chợ thích các loại hình tín dụng dân gian như chơi hụi, cho vay nóng… PGD muốn khai thác tốt nguồn vốn trong nhân dân thì cần có những biện pháp thay đổi tư tưởng và nhận thức của những tiểu thương về lợi ích của tín dụng ngân hàng và những điều không tốt khi tham gia các hình thức tín dụng trong dân gian.
− Quy mô PGD còn hạn chế nên chưa có bộ phận Thanh toán quốc tế trong khi đó nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng. Mọi nhu cầu của khách hàng liên quan đến Thanh toán quốc tế thì PGD sẽ làm hồ sơ cho khách hàng rồi chuyển lên Chi nhánh Văn Lang giải quyết. Như vậy sẽ kéo dài thời gian chờ đợi của khách hàng và tiến trình giải quyết công việc cho khách hàng sẽ bị chậm lại so với những ngân hàng khác. Vì vậy, tôi nghĩ PGD cần có bộ phận Thanh toán quốc tế để phục vụ nhanh chóng kịp thời những nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
− ACB – PGD Lê Đức Thọ chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng khách hàng là các tiểu thương ở chợ An Nhơn, ngân hàng chưa có những sản phẩm hay những chính sách riêng hỗ trợ vay vốn cho tiểu thương. So với những ngân hàng khác, ACB có vẻ đi chậm hơn một bước khi chưa có những chính sách thu hút loại đối tượng khách hàng này.
− ACB – PGD Lê Đức Thọ có thế mạnh phục vụ bên mảng khách hàng cá nhân, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ trong khi đó dư nợ bên mảng khách hàng doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ. PGD nên lưu ý vấn đề này vì có thể nguyên nhân là vì nhân viên tín dụng bên mảng khách hàng doanh nghiệp quá ít không đủ để phục vụ nhu cầu khách hàng doanh nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 56
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VAØ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI ACB - PGD LÊ ĐỨC THỌ
4.1 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại ACB - PGD Lê Đức Thọ 4.1.1 Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn
− Huy động vốn từ khu vực dân cư phải là đối tượng quan tâm hàng đầu do
tính bền vững, ổn định của nó. Cần có biện pháp điều hành lãi suất hợp lý, linh hoạt, kịp thời; nghiên cứu áp dụng các hình thức khuyến mại để thu hút khách hàng; coi trọng công tác tuyên truyền quảng cáo để khách hàng biết; tiếp tục hoàn thiện kỹ năng giao tiếp phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn.
− Các nhân viên tín dụng ở PGD cho biết rằng đối tượng khách hàng là những
tiểu thương buôn bán ở chợ An Nhơn đối diện PGD không phải là khách hàng mục tiêu của họ vì những tiểu thương ở chợ thích cách vay “nóng” hơn là vay ngân hàng vì nhiều lý do như không đủ điều kiện vay, vấn đề pháp lý, không có tài sản thế chấp, thủ tục vay ở ngân hàng rườm rà họ không nắm hết được…Và như vậy PGD đã bỏ qua một phần thị trường tương đối dồi dào về vốn huy động. Theo tôi, để làm tốt công tác huy động vốn hơn nữa cần có những giải pháp sau:
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 57 • Gửi thư ngỏ đến những tiểu thương ở chợ để họ biết đến các sản phẩm của ngân hàng, phải làm cho họ thấy được lợi ích khi gửi tiền hoặc đi vay tại ngân hàng, đồng thời có thể giải thích cho họ hiểu về những rủi ro thường gặp khi họ dùng các hình thức tín dụng trong nhân dân như chơi hụi, vay “nóng”, vay không cần tài sản đảm bảo nhưng lãi suất cao…
• Mở ra các chương trình khuyến mãi, dự thưởng, lãi suất thưởng… cho các tiểu thương ở chợ để giúp họ có thể tiếp cận với ngân hàng một cách dễ dàng và nhanh nhất.
− Dù biết rằng thay đổi nhận thức của bà con buôn bán nơi đây về việc từ bỏ các hình thức tín dụng trong dân gian để tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng không phải là một điều đơn giản và có thể làm trong một sớm một chiều. Bởi lẽ các hình thức tín dụng dân gian này tồn tại từ rất sớm, trong đó chợ là mảnh đất màu mỡ để hụi tồn tại và phát triển. Đa số các chợ ở TP.HCM đều có những đường dây hụi lớn nhỏ và chợ An Nhơn cũng không nằm ngoài ngoại lệ. PGD có thể tổ chức những buổi nói chuyện với bà con tại ngân hàng, tư vấn và hướng dẫn cho họ biết thêm các dịch vụ tiện ích và thiết thực đối với hoạt động kinh doanh của bà con. Sẵn nhân dịp này, PGD sẽ giải thích cho họ hiểu những tác hại khi tham gia các hình thức tín dụng dân gian và tạo niềm tin thuyết phục họ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
− Các nhược điểm của các hình thức tín dụng trong dân gian: • Đối với tín dụng hụi
− Dễ mất trắng: đa số các hụi viên cho biết họ chơi hụi, giao tiền cho chủ hụi là do sự quen biết, tin cậy nhau, họ cũng thừa nhận hiếm ai biết được và để ý pháp luật quy định những gì xung quanh vấn đề hụi. Thậm chí những người chơi hụi không biết mặt nhau vì chủ hụi thường đến tận nơi thu tiền, giao tiền và thông báo mọi thông tin về dây hụi.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 58 − Tìm hiểu một số vụ bể hụi cho thấy thủ đoạn của các chủ hụi hay dùng là dựng hụi giả hoặc mạo danh ai đó đóng hụi cao để hốt hụi sau đó xù luôn. Đã có rất nhiều người sa vào cảnh trắng tay, tan cửa nát nhà cũng vì hụi.
• Đối với tín dụng cho vay nóng
− Ưu điểm của cho vay nóng là không cần giấy tờ, dễ mượn vốn một cách nhanh chóng, không cần tài sản thế chấp, không thủ tục rườm rà nhưng đổi lại họ phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng mà không đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình nếu như không trả được nợ.
− PGD cần đặc biệt quan tâm phát triển nguồn tiền gửi trong thanh toán vì
đây là nguồn vốn rẻ, lãi suất đầu vào rất thấp. Tích cực tiếp thị các doanh nghiệp về giao dịch thanh toán qua ngân hàng; yêu cầu tất cả các doanh nghiệp vay vốn đều phải mở tài khoản thanh toán và phải có tỷ lệ tiền gửi tương ứng với tỷ lệ cho vay; tuyên truyền vận động khách hàng mở tài khoản cá nhân…
− Quan tâm đến đến tiền gửi ký quỹ, tạm giữ, chuyển tiền phải trả…vì theo cơ
chế hiện hành tất cả các nguồn vốn này tại ngân hàng đều sinh lợi.