Bảng 22: Dư nợ quá hạn Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng cuối 2008 6 tháng đầu 2009 6 tháng cuối 2009
Nợ quá hạn 0 0 0
Tổng cộng 0 0 0
(Nguồn : Phòng tín dụng – PGD Lê Đức Thọ)
− Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Đối với ngân hàng, các khoản nợ được chuyển sang nợ quá hạn trong các trường hợp sau:
• Đến hạn trả nợ, khách hàng không trả đủ nợ đến hạn phải trả và không được đồng ý gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ.
• Có quyết định thu hồi nợ trước hạn nhưng trong vòng 30 ngày khách hàng vẫn không thanh toán đủ nợ vay
− Vào cuối năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của ACB là 0.4%
− Thế nhưng riêng đối với PGD Lê Đức Thọ, tỷ lệ nợ quá hạn bằng 0 trong nửa cuối năm 2008 và cả năm 2009. Có thể nêu ra 3 lý do chính:
• Chiến lược khách hàng vay vốn đúng đắn của PGD.
• Công tác thẩm định tín dụng tốt và quy trình làm việc của các nhân viên chặt chẽ
• Quá trình kiểm soát trong và sau khi giải ngân cho khách hàng tốt.
• ACB – PGD Lê Đức Thọ mới thành lập được khoảng 2 năm, dư nợ cho vay dài hạn nhiều và chiếm đáng kể nên tính đến thời điểm cuối năm 2009 thì PGD chưa có nợ quá hạn.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 50 − PGD là một ngân hàng mới thành lập, quy mô hoạt động còn hạn chế, khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên với chiến lược khách hàng này sẽ đảm bảo độ an toàn tối đa cho PGD.
− Có được thành công lớn này không chỉ chứng tỏ khả năng quản lý giám sát khoản vay của các nhân viên và lãnh đạo như người ta vẫn thường nghĩ mà đằng sau đó còn là sự làm việc hết sức hiệu quả của các nhân viên thẩm định tín dụng. − Kiểm soát rủi ro tín dụng ngay từ khâu thẩm định là một phương pháp tiên tiến và mang lại hiệu quả tích cực cho cả ACB và khách hàng, chỉ cho vay khi khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngân hàng, quy trình cho vay ở ACB rất chặt chẽ và chuyên nghiệp, khách hàng muốn vay vốn ở ACB cần phải thỏa mãn 3 điều kiện:
• Phải có tài sản đảm bảo.
• Phương án kinh doanh hiệu quả.
• Nguồn trả nợ của khách hàng từ thu nhập hàng tháng đều và bền vững.
− Không như một số ngân hàng khác, ngoài nhân viên A/O là nhân viên định giá tài sản, ACB còn có những bộ phận hỗ trợ việc thẩm định tín dụng riêng như Trung tâm định giá, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), Công ty cổ phần địa ốc Á Châu…Nhờ có những trung tâm và công ty định giá này mà PGD đã hạn chế được tối đa rủi ro tín dụng.
− Quy trình làm việc của các nhân viên phòng tín dụng của ACB rất khác biệt so với những ngân hàng khác. Thông thường ở các NHTM, một nhân viên sẽ làm hết các công đoạn trong một hợp đồng tín dụng bao gồm tiếp xúc khách hàng, thẩm định tín dụng, đi công chứng hay chứng thực tài sản của khách hàng, giải ngân, kiểm soát trong và sau khi cho vay, thu hồi nợ. Còn ở ACB lại khác, một hồ sơ tín dụng đều do tất cả các nhân viên trong phòng tín dụng đảm nhận qua từng khâu và trách nhiệm công việc của từng nhân viên. Cụ thể như sau:
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 51 • Khâu thứ 1: Nhân viên PFC sẽ làm nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng và tiếp xúc
khách hàng vay vốn, sau đó PFC lập hồ sơ tín dụng cho khách hàng. Hết khâu thứ 1, PFC chuyển hồ sơ tín dụng này cho nhân vien C/A là nhân viên thẩm định tín dụng.
• Khâu thứ 2: Nhân viên C/A sẽ tiến hành công việc thẩm định tín dụng. Nhân
viên C/A thẩm định xong sẽ ra quyết định cho vay hay không sau đó trình lên ban lãnh đạo để ban lãnh đạo ra quyết định cuối cùng về việc cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. Nếu hồ sơ được chấp thuận cho vay thì nhân viên C/A sẽ chuyển hồ sơ tín dụng cho nhân viên LDO.
• Khâu thứ 3: Nhân viên LDO sẽ làm nhiệm vụ đi công chứng, chứng thực tài
sản của khách hàng hay đi đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo của khách hàng tại Phòng tài nguyên môi trường. Sau khi đã hoàn tất công việc, nhân viên LDO chuyển hồ sơ tín dụng cho nhân viên Loan CSR.
• Khâu thứ 4: Nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận hồ sơ và thực hiện nhiệm vụ
chính của khâu cuối cùng là giải ngân cho khách hàng, theo dõi khoản vay, làm công tác thu hồi nợ. Trước khi làm những công việc này, Loan CSR sẽ hẹn gặp khách hàng để thống nhất lại các điều khoản trong hợp đồng tín dụng.
Kết luận
ư Chính nhờ sự chuyên môn hóa trong công việc của các nhân viên phòng tín dụng của ACB đã làm cho tất cả các nhân viên này đều tiếp xúc với từng hợp đồng tín dụng của từng khách hàng để các nhân viên có thể hỗ trợ nhau trong việc tìm hiểu thông tin khách hàng để cho ra quyết định vay đúng đắn. Do đó trách nhiệm thúc dục khách hàng trả nợ là trách nhiệm không chỉ của nhân viên Loan CSR mà còn là trách nhiệm của tất cả các nhân viên còn lại trong phòng tín dụng. Vì họ hiểu rằng một thiệt hại từ việc khách hàng không trả được nợ sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu và năng suất làm việc của cả một bộ máy làm việc chứ không riêng một nhân viên
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Loan 52 nào. Do đó trách nhiệm trong việc thu hồi nợ luôn được tất cả các nhân viên quan tâm kỹ.
− Với phương châm chỉ tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng nguồn vốn và trong tầm quản lý, PGD trong hơn 2 năm qua đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu cấp trên đề ra, không những vậy còn giảm rủi ro tín dụng xuống cho PGD đến mức thấp nhất có thể.