Sự phối hợp này hướng vào mục tiêu tỷ giá nhằm tạo ra sự cân bằng bên ngoài trên cơ sở tỷ giá ổn định. Nếu đạt đ ược mục tiêu tỷ giá thì sẽ góp phần ổn định các mục tiêu kinh tế đối ngoại và đặc biệt là khắc phục được dòng chảy từ nội tệ sang ngoại tệ. Mặt khác sự phối hợp chặt chẽ giữa hai công cụ này còn góp phần ổn định đầu tư tạo ra sự cân bằng bên trong trên cơ sở kiểm soát được lạm phát. Có thể nói đây là phương án phối hợp tạo ra trục điều hành trung tâm của CSTT. Nếu sự phối hợp này không bền vững, không đồng bộ thì mọi công cụ khác đều không phát huy hiệu quả và thậm chí còn phản tác dụng.
NHNN phải duy trì được mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá sao cho không làm xuất hiện các dòng chảy tiền tệ. Muốn vậy phải có sự cân bằng tương đối với mức sinh lời giữa nội tệ và ngoại tệ. Có ba cách để tìm đến sự cân bằng đó:
- Điều tiết tỷ giá, thả nổi lãi suất.
NHNN điều tiết tỷ giá theo xu hướng biến động của lãi suất (lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản). Thực chất ở đây NHNN chỉ sử dụng công cụ tỷ giá.
- Điều tiết lãi suất bám sát theo xu hướng biến động của tỷ giá. Thực chất ở đây NHNN chỉ sử dụng công cụ lãi suất.
- Điều tiết tỷ giá, điều tiết lãi suất.
NHNN sử dụng cả hai công cụ trong mối quan hệ đan xen với nhau để tạo ra sự cân bằng cần thiết. Xuất phát từ thực tế của Việt Nam chưa thể loại bỏ ngay một trong hai công cụ nói trên cho nên NHNN thực hiện điều tiết cả lãi suất và tỷ giá. Khi tỷ giá tăng quá mạnh, một mặt NHNN can thiệp vào thị trường ngoại tệ để kiểm soát tỷ giá nhưng mặt khác NHNN tăng dần lãi suất (đặc biệt là lãi suất tái chiết khấu) trên thị trường nội tệ để cho mức sinh lời tương đương của hai đồng tiền được duy trì. Nguợc lại khi tỷ giá giảm, NHNN phải điều tiết để lãi suất giảm theo. Với sự phối hợp như vậy sẽ tạo ra hiệu lực trong điều hành CSTT, khắc phục được hậu quả của sự leo thang tỷ giá.
KẾT LUẬN
Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá như ngày nay, nền kinh tế không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi những nhân tố bên ngoài. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững cũng như đat được các mục tiêu của CSTT một cách tốt nhất, đòi hỏi tất yếu phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện việc sử dụng các công cụ
CSTT. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở
Việt Nam, thực trạng và giải pháp”.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, từ lý luận đến đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau.
Một là, hệ thống hoá nội dung cơ bản các công cụ CSTT và sử dụng các
công cụ này trong quá trình vận hành CSTT. Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến việc sử dung các công cụ CSTT ở một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học đối với Việt nam.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ CSTT ở Việt
Nam trong thời gian qua. Đồng thời làm rõ những thành công và tồn tại trong việc sử dụng các công cụ CSTT. Từ đó, chỉ ra những vấn đề cần phải nghiên cứu và giải quyết trong thời gian tới.
Ba là, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng các
công cụ CSTT ở Việt nam.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng đây là một vấn đề khá rộng, trong điều kiện nghiên cứu có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.