Các công cụ của CSTT đã liên tục được hoàn thiện theo hướng ngày càng phù hợp với điều kiện thực tiễn nền kinh tế Việt Nam và thông lệ quốc tế. Vì vậy, CSTT đã góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng và hoàn thiện chúng, các công cụ của CSTT vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.
Thứ nhất, công cụ tái cấp vốn:
Trong bối cảnh công cụ NVTTM chưa phát huy được tác dụng như mong muốn thì tái cấp vốn là công cụ cơ bản giúp cho NHNN điều hành thành công CSTT trong thời gian qua. Hiệu quả của công cụ này thì đã thấy rõ đó là vừa đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế vừa đảm bảo khả năng thanh toán cho các TCTD tuy nhiên công cụ này vẫn còn nhiều hạn chế:
- Việc điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn đối với giá trị nội tệ không kịp thời và chưa hợp lý dẫn đến xu hướng chuyển đổi từ nội tệ sang ngoại tệ tăng nhanh.
- NHNN chỉ chủ động được trong việc cung ứng vốn nhưng lại bị động trong việc thu hút vốn về NHNN. Nghĩa là NHNN không hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng công cụ này để điều tiết lượng tiền cung ứng.
Thứ hai, Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Việc điều hành công cụ dự trữ bắt buộc của NHNN thời gian qua không bám sát vào thực tế vì vậy việc tăng hay giảm dự trữ bắt buộc đã không có tác dụng rõ rệt đối với việc điều khiển lượng tiền cung ứng. Có thời kỳ số tiền gửi vượt mức so với dự trữ bắt buộc rất lớn phản ánh độ dư thừa vốn của các NHTM là lớn. Nhưng trong điều hành NHNN chưa quan tâm tới việc quản lý nguồn vốn khả dụng này thông qua điều chỉnh dự trữ bắt buộc.
Thứ ba, Công cụ lãi suất:
Về cơ chế lãi suất nội tệ. Mặc dù chúng ta đã áp dụng cơ chế cho vay VND theo lãi suất thỏa thuận đây là sự cởi mở thực sự cho hoạt động ngân hàng tăng, tuy nhiên vai trò định hướng của lãi suất cơ bản đối với chính sách cho vay của các TCTD còn hạn chế. Về cơ chế lãi suất ngoại tệ việc quy định lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân tại các TCTD quá cứng trong khi lãi suất cho vay ngoại tệ đã được tự do hóa. Điều này gây khó khăn về việc chủ động vốn của các NHTM.
Thứ tư, Công cụ tỷ giá:
Tồn tại chủ yếu trong điều hành tỷ giá và những công tác liên quan là việc chậm đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái để phù hợp với quá trình phát triển kinh tế từng thời kỳ, dẫn tới hậu quả dễ gây áp lực căng thẳng ngoại tệ đối với nền kinh tế. Do đó, các giải pháp điều hành áp dụng đã bộc lộ những bất cập, được biểu hiện ở các khía cạnh sau:
- Biên độ tỷ giá có lúc quá lớn ( 10%), có lúc quá nhỏ ( 0,1%), nên vừa bó hẹp tính linh hoạt của tỷ giá theo tín hiệu thị trường, vừa tạo kỳ vọng cho thị trường theo ý đồ đầu cơ. Do đó, tỷ giá chưa trở thành công cụ chủ yếu để điều
tiết thị trường ngoại tệ. Tại nhiều thời điểm, tỷ giá chưa phản ánh được quan hệ cung - cầu ngoại tệ.
- Việc xác định tỷ giá thực của đồng Việt Nam trên cơ sở "rổ" tiền tệ còn gặp nhiều khó khăn và có thể chưa thật sát với tỷ giá thực, chủ yếu là do chất lượng thông tin còn hạn chế.
- Quy định hiện hành về trạng thái ngoại tệ còn chưa phù hợp, còn thiếu và đơn giản. Các quy định của NHNN trên mỗi công cụ chưa có sự thay đổi linh hoạt. Do đó, thiếu công cụ che chắn, phòng ngừa rủi ro làm cho thị trường ngoại tệ trầm lắng.
- Công tác dự báo thị trường về đồng tiền vào - ra trong từng thời kỳ thực hiện chưa tốt nên ảnh hưởng tới việc sử dụng một cách mạnh dạn, hiệu quả Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng theo chức năng của một NHTW.
- Cơ chế bán ngoại tệ từ NHNN phục vụ mục tiêu nhập khẩu vật tư , nguyên liệu quan trọng, thiết yếu cho các NHTM còn mang tính hành chính, tạo sự ỷ lại, lợi dụng của các NHTM.
Thứ năm, Công cụ NVTTM:
Dẫu rằng đây là một công cụ được NHTW nhiều nước sử dụng làm công cụ chủ yếu và thường xuyên trong việc điều hành CSTT. Nhưng qua hơn hai năm NHNN Việt Nam sử dụng đã bộc lộ một số bất cập sau:
- Số phiên giao dịch ít. Mặc dù số phiên giao dịch đã đ ược tăng lên 2phiên/tuần nhưng số phiên giao dịch như vậy vẫn còn quá ít. Điều này sẽ gây khó khăn cho NHNN trong việc điều tiết vốn khả dụng của các NHTM một cách kịp thời. Đặc biệt là trong những trường hợp mà NHNN có những quyết định sai lầm trong phiên giao dịch nào thì khả năng đảo ngược tình thế là rất khó thực hiện và chắc chắn sẽ bị chậm trễ.
- Số thành viên tham gia ít. Tổng số thành viên của nghiệp vụ thị trờng mở là 24, chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số tổ chức tín dụng. Trong khi đó, trên mỗi phiên giao dịch, thông thường chỉ có từ 01 đến 04 hoặc 05 thành viên tham gia. Điều này làm giảm tính thị trường và giảm hiệu lực điều tiết của NHNN.
- Hàng hóa được mua bán không nhiều. Trên thị trường mở, hàng hóa mua bán chủ yếu là tín phiếu bạc và tín phiếu NHNN. Các loại giấy tờ có giá trị ngắn hạn khác hầu như chưa được sử dụng để mua bán trên thị trường này. Đặc biệt là th- ương phiếu - một hàng hóa quan trọng được mua bán với tỷ trọng lớn trên thị tr- ường mở của nhiều quốc gia, thì với Việt Nam, công cụ này chưa được sử dụng.
- Doanh số giao dịch mỗi phiên bình quân 80 tỷ VND (mua vào) và 200 tỷ VND (bán ra) là quá nhỏ bé so với tổng lượng tiền tệ trong nền kinh tế (tổng lượng M2 trong năm 2002 là 262.000 tỷ VND) thì tác động của nó hầu như không đáng kể.
Với những bất cập trên có thể nói hiệu quả của công cụ này đối với việc điều hành CSTT là chưa đáng kể.