Tiếp tục hoàn thiện các công cụ bổ trợ

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 92)

3.2.2.1. Công cụ lãi suất.

Trên cơ sở điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay, với bước đi cụ thể tiếp theo đã đặt ra trong tiến trình tự do hoá lãi suất trong thời gian tới. NHNN cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Phát huy hiệu quả của cơ chế lãi suất thoả thuận:

Thứ nhất, phát triển và hoàn thiện thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị

trường đấu thầu trái phiếu chính phủ, nghiệp vụ thị trường mở, để lấy mức lãi suất hình thành trên các thị trường này làm cơ sở cho việc xác định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam.

Hiện nay, lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam được xác định trên cơ sở lãi suất cho vay đối với khách hàng tốt nhất của 15 NHTM, trong đó có 4 NHTM nhà nước. Vì vậy, các mức lãi suất này chưa thể phản ánh một cách chính xác lãi suất cho vay phổ biến tốt nhất trong toàn hệ thống ngân hàng. Trong khi đó nghiệp vụ thị trường mở mới được áp dụng, chưa có chiều sâu. Thị trường trái phiếu chính phủ chưa phản ánh đúng lãi suất của thị trường tiền tệ.

Do vậy, chưa thể căn cứ vào lãi suất trên các thị trường này làm cơ sở xác định lãi suất cơ bản.

Theo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và thế giới, lãi suất cơ sở hay lãi suất cơ bản của họ thường xác định dựa vào lãi suất hình thành trên các thị trường tiền tệ như: thị trường liên ngân hàng, thị trường mở, thị trường trái phiếu, tín phiếu kho bạc nhà nước... Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần phải củng cố hoạt động của các thị trường này để làm cơ sở cho việc xác định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

Thứ hai, công bố lãi suất tiền gửi và cho vay bằng đồng Việt Nam tính theo

năm, các kỳ hạn cụ thể đối với lãi suất cho vay và huy động được tính trên cơ sở lãi suất năm như đối với lãi suất ngoại tệ cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thời gian qua, lãi suất tiền và cho vay tại, TCTD trong nước được ấn định tương đối cao để phù hợp với mức lạm phát từng thời kỳ. Nếu tính lãi suất theo năm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người vay do mức lãi suất quá cao. Nhưng hiện nay lãi suất đang được duy trì ở mức thấp nên nó hoàn toàn có điều kiện để xác định và công bố lãi suất theo năm đối với cả tiền gửi và cho vay, phù hợp với lãi suất ngoại tệ và thông lệ quốc tế. Hơn thế nữa việc tính lãi theo năm sẽ phản ánh một cách chính xác các chi phí về vốn đối với ngư ời gửi, người vay và TCTD.

Thứ ba, việc phát hành trái phiếu, tín phiếu của Chính phủ phải được thực

hiện thông qua đấu thầu qua NHNN và thị trường chứng khoán. Nên chấm dứt hình thức phát hành trực tiếp tới dân chúng theo lãi suất cố định. Tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa lãi suất tín dụng nhà nước và lãi suất kinh doanh của các TCTD, đồng thời tiếp kiệm chi phí cho ngân hàng nhà nước.

- Tiếp tục tự do hoá lãi suất:

Một là, nên bỏ khống chế lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ đối với pháp

Nhằm góp phần tăng cường quản lý ngoại hối hạn chế các tổ chức tín dụng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi để hưởng lãi suất cao và tránh rủi ro về tỷ giá, từ năm 1998 NHNN đã quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ đối với pháp nhân tại tổ chức tín dụng. Mức lãi suất này thường thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm của dân cư cùng kỳ hạn từ 2% - 2,5%/năm. Do mức lãi suất tiền gửi thấp, nên một số tổ chức kinh tế không muốn gửi tiền tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam, mà gửi tại các tổ chức tín dụng nước ngoài để h- ưởng lãi suất cao hơn làm giảm nguồn ngoại tệ trong nước. Với cơ chế quản lý tỷ giá hiện nay, tỷ giá được xác định theo thị trường hàng ngày,tương đối ổn định, tỷ lệ kết hối giảm, lãi suất gần đây liên tục giảm, nên tâm lý găm giữ ngoại tệ của các tổ chức kinh tế không như thời gian trước đây. Vì vậy, đây là thời điểm hoàn toàn thích hợp để xoá bỏ việc khống chế lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la mỹ của pháp nhân tại các tổ chức tín dụng, nhằm tự do hoá hoàn toàn lãi suất tiền gửi ngoại tệ.

Hai là, nên trao quyền tự chủ cho các tổ chức tín dụng trong việc phát hành

trái phiếu của mình trên cơ sở các điều kiện và quy định của NHNN.

Hiện nay, các tổ chức tín dụng muốn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu phải có đề án xin phép NHNN, trong đó đề cập cụ thể đến kế hoạch phát hành như: Khối lượng vốn huy động, thời điểm phát hành, kết thúc, địa bàn phát hành... đặc biệt là lãi suất huy động. Việc qui định như vậy là để không gây sáo trộn thị trường tiền tệ.

Tuy nhiên, trong điều kiện các yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường tài chính phát triển, các công cụ của CSTT hoạt động hiệu quả thì việc quy định như vậy là không cần thiết. Do vậy, theo tôi, nên trao quyền chủ động phát hành trái phiếu cho các tổ chức tín dụng. Điều này cũng có nghĩa là lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu của các tổ chức tín dụng được thả nổi. Đây là khâu cuối cùng của tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt nam.

- Tiến tới thực hiện cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của NHNN - lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm.

Với lãi suất cơ bản, khi đã bỏ biên độ thì vai trò của nó thực chất chỉ còn mang tính hớng dẫn, tham khảo cho các tổ chức tín dụng, không còn vai trò kiểm soát và tác động trực tiếp đến lãi suất trên thị trường. Vì vậy, cần phải chuyển sang cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của nhà nước.

Ngân hàng nhà nước thực hiện tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng theo hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng thế chấp hồ sơ tín dụng hoặc cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác và cho vay qua cửa sổ chiết khấu đặc biệt. Các hình thức này có kỳ hạn cho vay ngắn, có thể cho vay trong vài ba ngày, thậm chí cho vay qua đêm để bù đắp thiếu hụt khả năng thanh toán sau khi các tổ chức tín dụng đã thực hiện vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất các hình thức tái cấp vốn này do NHNN quy định, thường cao hơn các mức lãi suất khác, để thực hiện điều tiết và chỉ đạo mặt bằng lãi suất trên thị trường cũng như thực hiện vai trò NHNN là người cho vay cuối cùng. Lãi suất này được quy định từng thời kỳ tuỳ theo mục tiêu của CSTT trên cơ sở cung cầu tín dụng trong nước và quốc tế, và đặc biệt chú ý lãi suất trên thị trường vốn và tỷ giá hối đoái.

Các tổ chức tín dụng có thể tự do và không hạn chế số lượng tiền gửi tại NHNN. Nhưng để hạn chế hoặc khuyến khích, thì NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi cao hoặc thấp. Thậm chí, lãi suất tiền gửi loại này có thể bằng không. Mức lãi suất tiền gửi luôn có khoảng cách nhất định với lãi suất tái chiết khấu và cho vay qua đêm. Đối với hai loại lãi suất này, NHNN sẽ tạo ra khoảng giới hạn nhất định có tính chất khung lãi suất cho thị trường tiền tệ.

Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở là lãi suất đấu thầu các loại tín phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn. Ngân hàng nhà nước tổ chức nghiệp vụ thị trường mở và chi phối mức lãi suất đấu thầu. Mức lãi suất này thường nằm giữa hai loại lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi nói trên.

Lãi suất thị trường liên ngân hàng là lãi suất để các tổ chức tín dụng vay mượn lẫn nhau trong trường hợp thiếu vốn mà chưa đến phiên giao dịch trên thị trường mở. Lãi suất thị trường liên ngân hàng luôn giao động xung quanh lãi suất thị trường mở và phụ thuộc vào lãi suất tái cấp vốn của NHNN. Lãi suất thị

trường liên ngân hàng có vai trò chi phối lãi suất huy động. Lãi suất huy động thường thấp hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng và cao hơn lãi suất tiền gửi tại NHNN. Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất chiết khấu của NHNN và cao hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng.

Như vậy, cơ chế điều hành hệ thống lãi suất này là sự tác động gián tiếp của lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất của các tổ chức tín dụng thông qua lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. Khi đó NHNN đã thực sự sử dụng các biện pháp kinh tế để tác động và điều hành thị trường thay thế cho các biện pháp mang tính can thiệp hành chính. Do vậy, NHNN cần hoàn thiện và phát triển hơn nữa thị trường liên ngân hàng, cũng như sớm đưa vào sử dụng cơ chế lãi suất cho vay qua đêm để phát huy vai trò của công cụ lãi suất điều hành.

3.2.2.2. Công cụ tỷ giá.

Để có những định hướng đúng đắn trong công tác quản lý, việc điều chỉnh và xây dựng một số chính sách tỷ giá hối đoái thực sự phù hợp với chiến l ược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta và xu hướng quốc tế hoá trong giai đoạn tới, đòi hỏi phải kết hợp những giải pháp sau:

- Thường xuyên theo dõi, phân tích và đánh giá diễn biến trên thị tr ường tài chính quốc tế.

Qua đánh giá diễn biến trên thị trường này một cách có hệ thống để tìm ra xu hướng phát triển của nó, làm cơ sở cho sự lựa chọn hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam, hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái trong tương lai.

Với bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ những năm 1997- 1998 thì việc nghiên cứu, đánh giá đúng vị trí, vai trò, xu hướng phát triển của các đồng tiền chủ chốt có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt, đòi hỏi không chỉ theo dõi biến động trên thị trường mà quan trọng hơn là phân tích đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế của các nước đó trong hiện tại và cả trong tơng lai.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận cho việc xác định tỷ giá.

Chú trọng việc nghiên cứu xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá thực tế, tỷ giá cân bằng trong điều kiện cụ thể ở nước ta. Chuẩn xác hoá, hệ thống hoá dữ liệu kinh tế có liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá để đa ra những con số chính xác. Dựa vào những số liệu này mới có thể đánh giá tỷ giá hối đoái đã phù hợp với hiện tại hay chưa, hiện nó có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các chính sách khác như thế nào để tiếp tục điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp. Ngoài việc xây dựng các số liệu chính xác, cần phải kết hợp với sự hoàn thiện, phát triển và hiện đại hoá công tác dự báo kinh tế vĩ mô nói chung và điều chỉnh tỷ giá nói riêng để công tác hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với nhu cầu thực tế.

- Tiếp tục xây dựng phương pháp tính tỷ giá theo "rổ" đồng tiền.

Đồng Euro xuất hiện cũng làm nảy sinh yêu cầu điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Trong lúc Việt Nam còn chưa đủ mạnh thì cách tốt nhất vẫn là khai thác thêm lợi thế của đồng Euro để xây dựng một chế độ tỷ giá thích hợp. Đó là chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát linh hoạt của Nhà nước, gắn với một tập hợp các đồng tiền có nhiều quan hệ với khu vực như Euro, USD, Yên Nhật. Chế độ tỷ giá gắn với một "rổ" ngoại tệ như vậy sẽ tăng được tính ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Việc xác định các loại ngoại tệ được đưa vào "rổ" và tỷ trọng của từng loại tiền là vấn đề rất quan trọng. Cơ sở để quyết định các loại đồng tiền thành rổ và tỷ trọng của chúng sẽ được căn cứ vào:

+ Cơ cấu ngoại tệ được thanh toán thương mại quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, đa số các hoạt động thương mại của ta được thanh toán bằng đồng USD. Vì vậy, tỷ trọng của đồng USD là lớn nhất, còn đồng Yên Nhật, Bảng Anh, Euro tuy là những đồng tiền mạnh nhưng tỷ trọng trong thanh toán là không lớn. Tuy nhiên, một vấn đề cơ bản là trong bối cảnh hiện nay ta cần phải quan tâm hơn đến đồng Euro. Bởi đồng tiền này đã thay thế cho hàng loạt các đồng tiền trong

khu vực Châu Âu trong các giao dịch thương mại. Vì vậy, nó có phạm vi và sức mạnh tương đối lớn. Kim ngạch xuất khẩu trong khối EU ngày càng tăng nên việc nghiên cứu để tăng tỷ trọng của đồng Euro trong tương lai là rất cần thiết.

+ Cơ cấu tỷ trọng các đồng tiền trong "rổ" đồng tiền phải được xem xét căn cứ vào tình hình thực tế diễn biến tỷ giá hối đoái của các đồng tiền trên thị tr- ường quốc tế.

3.2.2.3. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Swap).

Theo quyết định số 893/2001-QĐ NHNN ngày 17/7/2001 "về việc thực hiện hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN và các TCTD" nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm VNĐ của các TCTD. Theo quyết định này, các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện một hợp đồng bán ngoại tệ cho NHNN để lấy VNĐ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và sẽ mua lại lượng ngoại tệ đó bằng VNĐ vào một thời điểm xác định trong tương lai theo tỷ giá được xác định từ thời điểm giao dịch. Với các TCTD có tình trạng dư thừa dự trữ ngoại tệ, thiếu hụt dữ trữ VNĐ thì nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ ra đời sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu dự trữ nội tệ và ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu tiền tệ khác nhau của khách hàng. Đồng thời đây được coi là biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong khi tỷ giá có biến động một chiều trên thị trường Việt Nam. Ngược lại NHNN lại coi nghiệp vụ này là một công cụ của CSTT, qua đó góp phần giải quyết khó khăn cho các TCTD nhằm ổn định hoạt động Ngân hàng. Theo chúng tôi, sự xuất hiện của Swap trong thời gian qua là cần thiết vì nó khắc phục được ngay tình trạng khan hiếm VNĐ trong khi các TCTD lại thừa dự trữ ngoại tệ. Nhưng rõ ràng đây chỉ là giải pháp tình thế, một biện pháp kinh tế đưa ra nhằm giải quyết hậu quả của tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu dự trữ tiền tệ (nội tệ và ngoại tệ) của các TCTD do cơ chế điều hành tỷ giá (tăng giá ngoại tệ) đã dẫn đến những dòng chảy từ nội tệ sang ngoại tệ suốt từ năm 1999 đến nay làm cho các TCTD không thể thờ ơ, buộc phải tăng cường dự trữ ngoại tệ, gây nên sự mất cân đối trong dự trữ của họ. Đến khi nhu cầu thanh toán nội tệ tăng lên bắt buộc các TCTD phải sử dụng Swap để chữa cháy. Liệu có thể coi Swap là một công

cụ của chính sách hay không khi Swap chỉ làm thay đổi cơ cấu dự trữ chứ không làm thay đổi tổng lượng dự trữ của hệ thống Ngân hàng. Mặt khác, khi

Một phần của tài liệu Sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)