Thứ nhất, đã chủ động kiểm soát và điều tiết tốc độ gia tăng tổng phương
tiện thanh toán, thực hiện mục tiêu kiềm chế đẩy lùi lạm phát, ổn định giá trị tiền tệ, làm giảm đáng kể khối lượng tiền mặt trong lưu thông.
Thực hiện cơ chế điều hành CSTT, trước hết từ đổi mới về phương pháp xác định khối lượng tiền cung ứng, thực hiện quản lý và điều hành cung ứng tiền, đã có ảnh hưởng và tác động lớn đến quá trình kiểm soát khối lượng tiền, kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị tiền tệ.
Tốc độ tăng tiền mặt hàng năm chậm hơn so với tổng phương diện thanh toán ( Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông năm 1992 chiếm 39%, 1993 chiếm 45%, 1994 chiếm 42%, 1995 chiếm 34%, 1996 chiếm 33%, năm 1997 là 30,8% đến năm 2001 chỉ còn 23,7% và năm 2002 là 22,56%).
Thứ hai, kiểm soát được sự gia tăng khối lượng tín dụng đối với nền kinh tế.
- Vào những năm 1990, 1991 chính sách tiền tệ trong thời kỳ này phần nào có biểu hiện lơi lỏng. Tín dụng cho vay nền kinh tế mà chủ yếu là cho vay các doang nghiệp quốc doanh tăng mạnh: năm 1990 tăng 71,1%, năm 1991 tăng 71%. Cùng với việc NHNN cho vay để bù đắp thiếu hụt Ngân sách với khối lượng lớn hàng ngàn tỷ đồng đã góp phần làm tăng cầu, đồng tiền không khan hiếm trong khi cung vẫn giữ nguyên, vì các khoản bù đắp thâm hụt không có tính chất sản xuất, không được đảm bảo bằng khối lượng vật tư, cộng với tốc độ gia tăng tín dụng quá mức chủ yếu lại là tín dụng ngắn hạn, gây áp lực mạnh đối với giá cả và làm gia tăng lạm phát ở mức 67,7%.
- Trước tình hình đó năm 1992, 1993 NHNN đã chủ trương đổi mới và thực hiện điều chỉnh một số chính sách lớn trong ngành nhằm cải thiện tình hình. Một mặt phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện chủ trương không phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhất là bù đắp cho chi tiêu thường xuyên. Để tạo điều kiện cho mở rộng đầu tư đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, ngân sách thực hiện cho vay ngân sách của đầu tư vào một số dự án XDCB theo kế hoạch Nhà nước, thông qua 4 NHTMNN và được sử dụng bằng nguồn vốn ngoại tệ từ quĩ điều
hoà ngoại tệ của Nhà nước để nhập máy móc thiết bị và vật tư cho sản xuất. Đồng thời khuyến khích các NHTM tăng cường huy động vốn, hạn chế sử dụng tiền cung ứng cho mục tiêu tín dụng bằng VND, thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát tín dụng. Kết quả dư nợ tín dụng đã tăng với tốc độ chậm hơn (ở mức 50% cả năm 1992), giảm so với năm 1991. Năm 1993 tốc độ tăng dư nợ có chiều hướng cao hơn (ở mức tăng 67%) so với năm 1992 nhưng chủ yếu là tăng đầu tư cho vay dài hạn bằng ngoại tệ, một khối lượng lớn tín dụng cho vay dưới hình thức ngoại tệ trực tiếp sử dụng thanh toán nhập khẩu ở ngoài nước mà không cần một khối lượng bản tệ chuyển đổi nên không gây ảnh hưởng lớn giá trị hàng hóa về trong nước; do đó, tuy tín dụng tăng nhưng không tạo áp lực đối với giá cả mà còn góp phần đưa tỷ lệ lạm phát xuống thấp hơn nhiều so với những năm trước (năm 90: 67,2%. 91: 67,6%. 92: 17,6%; 93: 5,2%,).
- Từ năm 1994 đến năm 1996 dư nợ cho vay đối với nền kinh tế tiếp tục gia tăng nhưng tốc độ tăng hàng năm ở mức thấp hơn so với trước, bình quân các năm từ 1994 -1996 tín dụng tăng trên dưới 40% hàng năm, phù hợp yêu cầu vừa kiềm chế lạm phát vừa tạo khả năng mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tín dụng trong thời kỳ này có xu hướng mỏ rộng cho vay các đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là các hộ sản xuất và đẩy mạnh việc đầu tư cho vay trung dại hạn, XDCB; tốc độ cho vay trung dài hạn tăng nhanh hơn cho vay ngắn hạn đồng thời mở rộng đầu tư tín dụng đối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp, vì vậy tỷ trọng dư nợ của các ngành này có xu hướng tăng nhanh hơn.
Thứ ba,đầu tư tín dụng trong những năm qua đã có sự thay đổi mạnh về cơ cấu,
phù hợp với định hướng và xu thế phát triển nền kinh tế của đất nước:
- Tốc độ dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng nhanh hơn tốc độ dư nợ cho vay ngắn hạn, đã làm cho dư nợ cho vay trung dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ nền kinh tế (năm 1991 chỉ chiếm 15%, năm 1997 chiếm 30% tổng dư nợ, đến nay đã trên 40%).
- Tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp, ngư nghiệp tăng nhanh: năm 1996 đã chiếm 14,7% và đến năm 2001 là 26% trong tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế.
- Tốc độ tăng dư nợ đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh hơn tốc độ dư nợ đối với kinh tế quốc doanh, năm 1991 dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 10%, cuối năm 1997 chiếm 49% so với tổng dư nợ và đến 2002 là trên 50%.
Thứ tư, đã thực hiện tốt yêu cầu ổn định tỷ gía ngoại tệ, cải thiện cán cân
thanh toán quốc tế, góp phần ổn định giá cả nói chung.
Sự ổn định về tỷ giá đã góp phần tích cực trong việc ổn giá cả nói chung và là cơ sở tạo được tâm lý và lòng tin của dân chúng vào đồng bản tệ, cùng với chính sách lãi suất dương đã có tác dụng thu hút mạnh không chỉ nguồn vốn tiền gửi trong nước thông qua việc khuyến khích người dân bán ngoại tệ để gửi tiền đồng vào tiết kiệm mà còn thu hút cả nguồn vốn từ nước ngoài với các hình thức, như nguồn thu kiều hối, vay nợ và đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài...
Thứ năm, tốc độ tăng tổng phương thanh toán hàng năm nhìn chung giữ ổn
định.
Mặc dù khối lượng tiền cung ứng từ NHTW có xu hướng tăng chậm vào các năm gần đây (nếu như năm 1992, tiền cung ứng tăng 77%, 1993 là 39%, 1994 là 38%, 1995 là 33% thì 1996 chỉ tăng 20%), nhưng hệ số tạo tiền có xu hướng gia tăng cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng của NHTM (hệ số tạo tiền năm 1992 là 1,9; năm 1993: 1,73; 1994 là 1,9; 1995 là 2,1; 1996 là 2,5; năm 1997 là 2,6 lần) hệ số tạo tiền có xu hướng tăng làm cho tổng phương tiện thanh toán ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với GDP, đồng thời làm cho vòng quay tiền tệ có xu hướng giảm, điều này phản ánh sự vận động của tiền tệ là phù hợp với xu thế tiền tệ hóa nền kinh tế ở Việt Nam.
Thứ sáu, tổng phương tiện thanh toán (M2) so với mức tăng trưởng và tỷ lệ
Bảng 2.15: Quan hệ giữa M2 và tăng trưởng kinh tế, lạm phát qua các năm Chỉ tiêu Năm Mức tăng M2 (%) Mức tăng trưởng kinh tế (%) Tỷ lệ lạm phát (%) 1992 33,7 8,6 17,5 1993 19,0 8,1 5,2 1994 23,2 8,8 14,4 1995 22,6 9,5 12,7 1996 22,7 9,3 4,5 1997 26,1 8,8 3,6 1998 23,9 5,8 9,0 1999 39,3 4,8 0,1 2000 39,0 6,75 - 0,6 2001 25,5 6,8 0,8 2002 17,7 7,0 4,0
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN qua các năm 1993- 2002
Qua biểu số liệu trên thể hiện sử dụng các công cụ điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước có hiệu quả rõ rệt.