2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan:
- Do tác động của những biến động nền kinh tế thế giới: Sự biến động giá dầu thế giới, sự xuất hiện các khu vực tiền tệ, khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, sự xuất hiện đồng EURO, và các vụ khủng bố trên thế giới đặc biệt là sự kiện 11/9/2001 đã tác động mạnh vào nền kinh tế trong nư ớc làm giảm hiệu lực quản lý không chỉ riêng bộ, ngành nào.
- Sự kết hợp giữa các bộ, ngành với NHNN trong việc tính toán, cung cấp các số liệu thống kê không nhất quán, không kịp thời dẫn đến các dự báo tiền tệ còn nhiều sai lệch.
- Sự chi phối quá sâu của chính phủ vào lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng làm giảm tính độc lập, chủ động trong điều hành của NHNN. Với cơ cấu tổ chức hiện tại NHNN là cơ quan của chính phủ, chịu sự quản lý trực tiếp của Chính phủ. Do vậy, việc ra các quyết định quản lý của NHNN thường không kịp thời, làm giảm hiệu quả sử dụng các công cụ CSTT.
- Sự tác động quá lớn của thiên tai, lũ lụt, tệ nạn tham nhũng, lãng phí của công làm tăng chi phí trong hoạt động ngân hàng và ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý của NHNN.
- Thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển, thể hiện ở hình thức giao dịch và các công cụ tài chính còn ít và đang mang tính chất sơ khai.
- Tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông còn quá lớn, dẫn đến chi phí lưu thông tiền tệ lớn, làm giảm hiệu quả chung của nền kinh tế. Mặt khác làm giảm hiệu lực tác động của các công cụ CSTT.
- Sự phối hợp giữa các chính sách tỷ giá - quản lý ngoại hối với chính sách lãi suất còn ở mức độ, chưa tạo ra được sự tác động tương hỗ, thuận chiều. Mục tiêu điều hành của các chính sách này nhiều khi còn xa nhau, thậm chí trái ngược nhau trong một số trường hợp.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Xuất phát từ thực tế là chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước sau hàng chục năm vận hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Do vậy, kinh nghiệm của chúng ta hầu như chưa có, vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm, học đến đâu làm đến đấy cho nên NHNN rất khó khăn và rất thận trọng khi đưa ra các quyết định quản lý. Chính vì quá thận trọng cho nên nhiều khi các quyết định đưa ra để điều hành CSTT thường bị chậm trễ làm giảm hiệu quả của quyết định quản lý.
- Một cơ chế kinh tế mới và hàng loạt các biến động thất thường không theo quy luật làm cho nhận thức của các nhà chức trách tiền tệ luôn phải thay đổi, đối phó với nhiều tình huống khác nhau trong điều kiện ít kinh nghiệm cho nên chắc chắn hiệu qủa sẽ hạn chế.
- Trình độ cán bộ quản lý còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế, không được thường xuyên đào tạo, chưa thoát khỏi mong muốn được bao cấp. Trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới, các vấn đề cần được giải quyết đòi hỏi phải có tính linh hoạt cao và nhạy cảm. Như vậy đội ngũ cán bộ không dủ trình độ cần thiết thì đương nhiên không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Bảng số 2.16. Tỷ lệ vốn tự có/ tài sản có của NHTM NN
Ngân hàng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004* Vốn 11/2004 + NH No PTNN 5,63 5,54 4,7 3,09 4,75 4,3 5,43 6.100 + NH ĐT- PT 2,35 2,58 2,60 1,74 3,0 3,5 4,76 3.800 + NHCT VN 2,08 2,42 2,33 1,47 3,38 3,4 3,64 3.300 + NHNT VN 2,07 2,18 1,79 1,39 3,08 3,5 3,64 3.200 + B/Q 4 NHTMNN 3,07 3,12 2,8 1,92 3,57 3,80 4,2 16.400
(Nguồn: NHNN- tỷ lệ năm 2003 được tác giả tính. toán trên cơ sở ước tính dư nợ cho vay và đầu tư của các NHTM NN đến hết năm 2003. Năm 2004 là tính đến tháng 11/2004. Số vốn điều lệ năm 2004 đơn vị là tỷ đồng)
Chương 3:
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM