Khái quát về hoạt động thu hút FDI tại Hà Nội giai đoạn 2000-2010

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 35)

2.1. Tổng quan về hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội.

2.1.1. Khái quát về hoạt động thu hút FDI tại Hà Nội giai đoạn 2000-2010. 2010.

Bảng 2.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2010

(Cộng dồn đến 31/12 hàng năm)

Đơn vị : triệu USD

Năm Số dự án

Vốn đầu tƣ hàng năm (Triệu USD)

Quy mô bình quân dự án (theo vốn đăng ký) (Triệu USD) Đăng ký Thực hiện 2000 373 7.340,9 2.577,5 19,7 2001 399 7.484,8 2.729,3 18,8 2002 444 7.477,6 2.941,0 16;8 2003 483 7.430,8 3.194,6 15,4 2004 545 7.678,0 3.520,0 14,1 2005 717 9.718,0 4.056,0 13,6 2006 887 11.768,0 4.787,0 13,3 2007 1248 14.833,0 5.373.0 11,9 2008 1526 19.371,0 6.832.0 12,7 2009 1799 19.413,0 7.702.0 10,8

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2009

Sau mười năm thực hiện Pháp lệnh Thủ đô và Chiến lược phát triển kinh tế Thủ đô giai đoạn 2000- 2010, kinh tế Thủ đô liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao theo hướng ổn định và bền vững; cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH; sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, Hà Nội là một trong ba địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

Số lượng dự án đầu tư trong những năm gần đây vào thành phố Hà Nội có sự tăng lên rất lớn kể từ khi đất nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Nội năm 2005: 1.607,1 triệu USD, năm 2006 Hà Nội thu hút được 2.050 triệu USD, năm 2007 là 3.065 triệu USD [6]. Cuối năm 2007, một số dự án FDI với quy mô lớn đã đi vào hoạt động như dự án Cổng tây Hà nội (liên doanh của công ty Viglacera và đối tác Nhật Bản với tổng vốn 233 triệu USD, khách sạn 5 sao Riviera 500 triệu USD, dự án Công viên Yên Sở của tập đoàn Gamuda land, dự án khu công nghệ cao…[47]. Việc hàng loạt các dự án điều chỉnh tăng vốn cho thấy các nhà đầu tư rất tin tưởng vào tương lai hoạt động ở Hà Nội. Hầu hết các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội hoạt động có hiệu quả và không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã thu hút được hơn 278 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng kí đạt 5.009 triệu USD. Với con số này, năm 2008 Hà Nội đứng thứ ba cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, sau Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Điều này cho thấy các nhà đầu tư rất tin tưởng và kỳ vọng về những tiềm năng và cơ hội của Hà Nội mang lại khi mở rộng địa giới hành chính. Năm 2009, mặc dù số dự án vẫn có xu hướng tăng lên song lượng vốn đầu tư lại giảm xuống so với những năm trước đó và chỉ còn khoảng 10,42% so với năm 2008 và bằng 17,4% so với kế hoạch [3]. Nguyên nhân là do cuộc suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cả nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, đây là năm Hà Nội mới mở rộng địa giới chính, việc sát nhập đã dẫn đến bộ máy hành chính có sự ảnh hưởng nhất định về sự phối hợp để triển khai công việc. Thông tin về quy hoạch

chưa cụ thể rõ ràng; các quy định về ưu đãi cũng như danh mục các dự án kêu gọi đầu tư còn phải xem xét lại cho phù hợp với sự phát triển của thủ đô trong giai đoạn mới. Năm 2010, kinh tế thế giới đã vượt qua giai đoạn khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái, kinh tế nước ta cũng đã bắt đầu phục hồi, Hà Nội tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, kinh tế thủ đô nhanh chóng phục hồi và đạt tăng trưởng cao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã có xu thế tăng, nhưng chỉ tăng nhẹ. Có 300 dự án đăng ký mới và 50 dự án tăng vốn với số vốn là 800 triệu USD, tăng 53,5% so với năm 2009 [27]. Đấy là một tín hiệu đáng mừng sau những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Hà Nội nhằm thu hút nguồn vốn FDI để phát triển kinh tế- xã hội thủ đô.

Tính đến tháng 6 năm 2009, trên địa bàn Hà Nội, ngoài các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, có khoảng 1.316 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký khoảng 15.5 tỷ USD.

Về lĩnh vực hoạt động, vốn đầu tư của các dự án ĐTNN tập trung chủ yếu vào các dự án kinh doanh bất động sản (chiếm 55,83% vốn đăng ký), nhưng chỉ sử dụng 13,53% lao động Việt Nam) thứ hai là các dự án thông tin truyền thông (17,7%), thứ ba là các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo (11,3%, nhưng sử dụng đến 49,438% lao động Việt Nam), thứ tư là các dự án vui chơi giải trí (6,13%)[3].

Bảng 2.2: Tổng hợp các dự án còn hiệu lực phân theo ngành và số lao động Việt Nam đang làm việc tính đến tháng 6/2009

TT

Ngành Số dự

án

Vốn đầu tƣ đăng ký đến thời điểm báo

cáo (USD)

Vốn pháp định/điều lệ đến thời điểm báo cáo (USD)

Lao động Việt Nam (ngƣời)

1

A- Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thuỷ sản 20 56.609.736 37.686.682 1.510

2 B- Khai khoáng 0 0 0 0

3

C- Công nghiệp chế biến,

chế tạo 309 1.711.157.353 846.776.010 30.499

4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

2 26.891.000 530.000 0

5

E- Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước, rác thải và nước thải

0 0 0 0

6 F- Xây dựng 179 219.870.677 126.974.455 4.560

7

G- Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ khác

52 123.454.278 62.226.796 1.815

8 H- Vận tải, kho bãi 27 83.782.333 33.951.892 2.400

9

I- Dịch vụ lưu trú và ăn

uống 57 66.647.410 26,.029.610 331

10

J- Thông tin và truyền

thông 204 2.631.785.202 1.393.884.675 4.932

11

K- Hoạt động tài chính,

ngân hàng và bảo hiểm 27 399.697.647 393.077.647 1.797

12

L- Hoạt động kinh doanh

bất động sản 116 8.667.251.880 2.195.109.045 8.341

13

M- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

237 148.492.813 65.158.765 2.820

14

N- Hoạt động hành chính

15 P- Giáo dục đào tạo 46 117.937.459 30.233.019 565

16

Q- Y tế và hoạt động trợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giúp xã hội 18 318.158.451 102.785.826 431

17

R- Nghệ thuật, vui chơi và

giải trí 12 928.010.000 205.124.000 1.466 18 S- Hoạt động dịch vụ khác 4 1.175.000 733.000 6 19 T- Hoạt động làm thuê trong hộ gia đình 0 0 0 0 I Tổng cộng các dự án ngoài KCN, Khu CNC 1.316 15,521,721,238 5,556,981,422 61.991 II Các dự án trong KCN

(không có số liệu chi tiết) 234 3.563.000.000 - - Tổng cộng 1.550 19.086.621.238

(Nguồn: Báo cáo số 15/BC-KH&ĐT ngày 10/07/2009 của Sở KH&ĐT Hà Nội)

Về đối tác đầu tư: Hà Nội đã có quan hệ hợp tác đầu tư với 41 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu chiếm 26% tổng số vốn đầu tư đăng ký, Singapore đứng thứ hai 21%, Malaysia đứng thứ ba 7,1%, Nhật Bản đứng thứ tư và Luxembourg đứng thứ năm [3].

Bảng 2.3: 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn vào Hà Nội

Tính đến tháng 6 năm 2009 TT Quốcgia/vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tƣ (USD) Vốn pháp định 1 Hàn Quốc 345 4.117.537.397 910.647.346 2 Singapore 97 3.381.648.326 1.024.983.538 3 Malaysia 43 1.094.640.844 250.227.081 4 Nhật Bản 184 897.626.019 486.553.424 5 Luxembourg 6 793.001.016 717.117.407 6 Hồng Kông 55 536.581.633 158.984.255 7 B.V.I 27 521.136.197 141.491.211 8 Thái Lan 20 396.642.691 125.490.591 9 Mỹ 51 220.616.949 125.490.591 10 Ba Lan 7 202.864.646 59.360.480

Về hình thức đầu tư, các dự án liên doanh tuy chỉ chiếm 31% số dự án nhưng chiếm 52% tổng vốn đầu tư. Các dự án 100% vốn nước ngoài chiếm 67,8% về số dự án và 42% về tổng vốn đầu tư[3].

Bảng 2.4: Tổng hợp các dự án còn hiệu lực tại Hà Nội phân theo hình thức đầu tƣ (ngoài KCN và khu CNC)

Tính đến tháng 6 năm 2009 TT Loại hình Số dự án Vốn đầu tƣ (USD) Vốn pháp định 1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 887 6.833.633.693 1.977.152.179 2 Liên doanh 409 7.741.782.619 2.725.695.243 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 20 948.204.926 855.434.000 4 BOT,BT,BTO 0 0 0 Tổng cộng 1316 15.523.621.238 5.558.281.422

(Nguồn: Báo cáo số 15/BC-KH&ĐT ngày 10/07/2009 của Sở KH&ĐT Hà Nội)

Về tình trạng hoạt động, trong tổng số 1316 dự án còn hiệu lực có 59,5% dự án đang sản xuất kinh doanh, 15,1% dự án đang xây dựng cơ bản, 1,8% dự án ngừng hoặc đang gặp khó khăn nhưng có khả năng sẽ triển khai tiếp, 6,9% dự án không có khả năng triển khai tiếp có thể phải rút phép. Trong tổng số 905 dự án đang sản xuất kinh doanh thì có khoảng 41% kinh doanh có lãi [3].

Bảng 2.5: Tổng hợp các dự án còn hiệu lực tại Hà Nội phân theo tình trạng hoạt động (ngoài KCN và khu CNC)

Tính đến tháng 6 năm 2009

TT Tình trạng hoạt động Số dự án Vốn đầu tƣ (USD)

Vốn pháp định

1 Đang sản xuất kinh doanh 905 6.146.049.409 2.607.488.899 2 Đang xây dựng cơ bản 242 7.508.872.891 2.490.634.271

3 Ngừng hoặc khó khăn

nhưng sẽ triển khai 27 1.329.311.554 269.264.981 4 Khó khăn cần hỗ trợ TW,

sẽ triển khai 1 240.000.000 72.000.000

5 Không có khả năng triển

khai 113 261.092.364 96.519.171

6 Không báo cáo 28 38.295.020 22.392.100

Tổng cộng 1316 15.523.621.238 5.558.281.422

(Nguồn: Báo cáo số 15/BC-KH&ĐT ngày 10/07/2009 của Sở KH&ĐT Hà Nội)

Qua nghiên cứu về tình hình đầu tư nước ngoài vào Hà Nội, ta thấy vốn FDI vào Hà Nội giai đoạn 2000-2010 có xu hướng tăng. Tuy nhiên với tiềm năng và vị thế của Hà Nội, lượng vốn FDI thu hút vào Hà Nội thực sự chưa đạt được như mong muốn. Đặc biệt là năm 2009, lượng vốn FDI chỉ đạt 17,4% chỉ tiêu đặt ra; năm 2010, dù thành phố đã có nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư và cũng là năm Hà Nội có rất nhiều công trình, dự án kỷ niệm 1000 Thăng Long nhưng lượng vốn FDI cũng chỉ đạt 40% chỉ tiêu đề ra. Hiện tượng giảm sút FDI vào Hà Nội ngoài nguyên nhân do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều nước trên thế giới (đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ) còn vì môi trường đầu tư của Việt Nam

nói chung và của Hà Nội nói riêng chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 35)