Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 101)

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để có thể nhận rõ cơ hội - thế mạnh về môi trường đầu tư của Hà Nội nhằm tận dụng và phát huy kịp thời trong việc thu hút nguồn vốn FDI cũng như thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư để khắc phục điểm yếu và tránh những thách thức mà Hà Nội phải đương đầu. Phân tích ma trận SWOT là một công cụ hữu ích kịp thời đưa ra những giải pháp và chiến lược một cách khoa học - hợp lý - hiệu quả.

* Điểm mạnh

1) Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi: Là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, nên Hà Nội đồng thời là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Được coi là thủ đô của hoà bình, Hà Nội luôn ổn định về chính trị, xã hội, đây là yếu tố rất quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngoài không phải lo ngại về những rủi ro gây thiệt hại lớn về kinh tế do các biến động xã hội tạo ra

2) Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển. Các khu công nghiệp, khu chế xuất nằm gần các quốc lộ, rất thuận tiện cho lưu thông hàng hoá. Hà Nội là đầu mối giao thông miền Bắc Việt Nam với hệ thống đường sắt, đường bộ phát triển. Hà Nội là trung tâm bưu chính viễn thông lớn nhất cả nước, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc của khách hàng trong nước cũng như quốc tế.

3) Tiềm năng và dung lượng thị trường lớn, đây là một thế mạnh riêng của Hà Nội để thu hút nguồn vốn FDI.

4) Nguồn lao động dồi dào, trẻ, được đào tạo, dễ dàng tuyển dụng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

5) Trình độ và khả năng tiếp thu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cao vì tập trung nhiều các trường đại học, các viên nghiên cứu và các nhà khoa học trong cả nước; Hà nội có điều kiện thuận lợi để tiếp cận kịp thời các thông tin các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới.

6) Chính quyền Hà Nội thực hiện cải cách hành chính ở tất cả các cấp trong việc xúc tiến, quản lý và khai thác các dự án đầu tư nước ngoài .

*Điểm yếu

1) Tính năng động, đột phá, tiên phong của lãnh đạo thành phố chưa cao. 2) Cơ sở hạ tầng cho phát triển toàn diện thành phố còn hạn chế, thể hiện ở chất lượng các KCN hiện có, hệ thống hải cảng, sân bay, đường sắt… tuy

đang được đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh và đầu tư còn dàn trải, tràn lan. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp đang ở mức báo động. Cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn phục vụ cho các nhà đầu tư chưa được đáp ứng. Tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng nghiêm trọng.

3) Nguồn nhân lực trình độ cao chưa đáp ứng chưa đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc hiện đại hóa thủ đô; hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ còn khá nhiều nhược điểm; tình trạng thiếu lao động có tay nghề trầm trọng. Thành phố vẫn đang còn thiếu đội ngũ lao động thích hợp với những ngành nghề cần thiết phát triển; cũng như thiếu các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thích hợp.

4) So với các địa phương khác, chi phí kinh doanh của Hà Nội tương đối cao đặc biệt là giá thuê nhà xưởng, văn phòng và cước phí vận tải và cả chi phí về tiền lương.

5) Tính thực thi pháp luật chưa cao dẫn đến việc gây nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ quản lý nhà đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng thực sự khó khăn do người dân hoặc chính các doanh nghiệp không tuân thủ đúng những quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng lảm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư.

6) Trình độ và năng lực của đội ngũ quản lý nhà nước còn có khoảng cách nhất định so với công chức của thủ đô nhiều nước.

7) Hoạt động marketing địa phương trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI chưa được đầu tư đúng mức. Những người làm công tác đầu tư nước ngoài hạn chế về trình độ chuyên môn lẫn ngoại ngữ.

* Cơ hội

1) Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng liên tục, ngay cả khi kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Đây là một những yếu tố giúp Việt Nam đang nổi lên như là một hiện tượng trong hoạt động thu hút đầu tư của thế giới

2) Quốc hội thông qua Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý cao nhất tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế -xã hội Thủ đô.

3) Hà Nội là một trong những tỉnh thành trong Hành lang kinh tế Lào Cai- Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh – Vân Nam (Trung Quốc) sẽ giúp khai thông thị trường Hà Nôị với các với tỉnh thành phố trong khu vực và nối với một thị trường Trung Quốc rộng lớn thông qua tỉnh Vân Nam.

4) Hà Nội đóng vai trò động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là cơ hội to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hà Nội để trở thành địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

5) Thủ đô với quy mô mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư trong các lĩnh vực như phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị, dịch vụ...

6) Với vị thế là thủ đô, có cơ hội để thu hút nhân tài từ các địa phương khác

*Thách thức

1) Mở rộng địa giới Hà Nội, sẽ có nhiều dự án được duyệt từ trước khi sát nhập không phù hợp với quy hoạch của Hà Nội mới là một thách thức lớn trong bài toán quy hoạch.

2) Cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương trong nước cũng như của các quốc gia lân cận trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư để đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

3) Nguồn nhân lực chưa qua đào tạo từ các địa phương khác tập trung về Hà Nội để tìm kiếm việc làm ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội của thủ đô

4) Tâm lý của người lao động không thích học nghề, do đó Hà Nội thiếu trầm trọng lao động có tay nghề kỹ thuật cao.

nhuận cao như bất động sản, dịch vụ mà chưa quan tâm đến các lĩnh vực đầu tư các ngành có hàm lượng chất xám cao.

6) Môi trường sinh thái của Hà Nội ngày càng ô nhiễm ở mức báo động.

Bảng 2.16: Ma trận SWOT Yếu tố bên trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yếu tố bên ngoài

Điểm mạnh (S)

-Vị trí điạ lý thuận lợi - Sự ổn định chính trị, xã hội và tốc độ phát triển kinh tế cao.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển - Tiềm năng và dung lượng thị trường lớn

- Trình độ và khả năng tiếp thu khoa học cao.

- Nguồn lao động trẻ, dồi dào.

- Thực hiện cải cách hành chính ở tất cả các cấp.

Điểm yếu (W)

- Tính năng động của lãnh đạo thành phố chưa cao

- Thiếu lao động có tay nghề cao và tác phong công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng cho phát triển toàn diện thành phố còn hạn chế.

- Chí phí cho đầu tư và kinh doanh khá cao.

- Trình độ và năng lực của đội ngũ quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.

- Tính thực thi pháp luật chưa cao.

- Hoạt động Marketing của địa phương chưa đuợc đầu tư đúng mức.

Cơ hội (O)

- Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam tương đối cao.

- Ban hành Luật Thủ đô với những cơ chế đặc thù tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển

- Hợp tác Hành lang kinh tế 5 tỉnh thành phố và Van Nam Trung Quốc làm tăng quy mô thị trường.

- Hà Nội đóng vai trò động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Dễ dàng thu hút nhân tài từ các địa phương khác.

- Mở rộng địa giới hành chính, nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Kết hợp (OS) - Phát huy vị trí địa lý, tận dụng cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế. - Duy trì sự ổn định chính tri, xã hội kết hợp với nguồn lao động dồi dào và để thu hút đầu tư

Kết hợp (OW) - Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý; minh bạch hóa các thủ tục hành chính.

- Có kế hoạch và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực sẵn có đạt chất lượng cao và có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các địa phương khác.

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp hiện đại tại các địa bàn mới sát nhập để giảm chi phí hạ tầng cũng như phát triển kinh tế tại các vùng ngoại thành.

- Đẩy nhanh tiến độ và hoạt động marketinh.

Thách thức (T)

Sự thay đổi trong quy hoạch do mở rộng đại giới hành chính.

- Cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài với các địa phương trong cả nước.

- Lao động nhập cư chưa qua đào tạo ngày càng tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chương trình tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nghề hiệu quả chưa cao.

- Chính sách thu hút nguồn vốn chất lượng cao chưa thực sự hiệu quả

- Môi trường sinh thái ô nhiễm nặng

Kết hợp (WT) - Phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương; đưa ra những chính sách phát triển kinh tế phù hợp với vị thế của Hà Nội để biến những thách thức thành cơ hội trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư.

- Lãnh đạo thành phố cần có tầm nhìn dài hạn và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế bền vững.

- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học để thu hút nguồn vốn FDI nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Kết hợp (TW) - Hạn chế những điểm yếu và thách thức để giảm bớt sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Hà Nội

Những phân tích ma trận SWOT trên đây là một trong những cơ sở quan trọng để làm căn cứ đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của thành phố Hà Nội nhằm thúc đẩy hoạt động thu hút nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn FDI chất lượng cao để phát triển bền vững kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư nước ngoài tại Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 101)